Home / Phát triển doanh nghiệp / Sách hay / Khổng Minh Binh Pháp: Gia Cát Lượng

Khổng Minh Binh Pháp: Gia Cát Lượng

Gia Cát Lượng (诸葛亮) tự Khổng Minh
Gia Cát Lượng (诸葛亮) tự Khổng Minh

Gia Cát Lượng (诸葛亮 phiên âm Zhūge Liàng) tự Khổng Minh (181 – 234) hiệu là Ngọa Long tiên sinh, là nhà chính trị nhà quân sự kiệt xuất của Trung Quốc trong thời Tam Quốc ( từ năm 190 đến năm 220, sau Công Nguyên, được đánh dấu bởi sự hỗn loạn của các cuộc giao tranh giữa các phe phái trong rất nhiều khu vực của Trung Quốc và kết thúc khi nhà Tấn tiêu diệt nhà Ngô vào năm 280).

– Gia Cát Lượng được “thần thánh hóa” rất nhiều trong tứ đại kiệt tác Tam quốc Diễn Nghĩa của La Quán Trung. Tuy nhiên về nhân cách thì ông đã trở thành tấm gương sáng chói cho muôn đời trần thế. Cái “tiên phong đạo cốt” cũng như sự “liêm khiết thanh bần” của ông đã trở thành bài học quí giá cho giới lãnh đạo từ xưa đến nay.

– Gia Cát Lượng đã trở thành “vạn thế sư biểu” là bậc thầy về trí tuệ, suy đoán, dụng binh và con đường đi đến thắng lợi. Gia Cát Lượng thuộc nằm lòng binh thư nhưng ông cũng từng làm trái ngược với binh pháp, đó là phong cách dụng binh mới, tùy cơ ứng biến, không bó buộc trong khuôn mẫu. Ngoài ra ông còn là một nhà chế tạo phương tiện chiến đấu nổi tiếng, là tiền đề cho việc nghiên cứu xe gỗ, xe ngựa và các loại phương tiện khác nhau sau này.

Tiếc thay thiên mệnh nhà Hán đã hết, mặc dầu tận tâm một đời với nhà Thục Hán nhưng rồi nhà Hán cũng chuốc lấy một kết cuộc vong quốc. Để rồi Gia Cát Lượng đã thốt ra một câu bất hủ rằng “mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên”. Cuộc đời của Gia Cát Lượng là một chuỗi dài mưu lược, trí tuệ và trung thành. Phải chăng sự thất bại của nhà Hán đã làm cho thế nhân tiếc nuối một đời cống hiến của Khổng Minh! Cũng vì thế mà tên tuổi của ông lưu truyền hậu thế. (Trích Gia Cát Lượng toàn tập).

ĐỒ THỊ BINH ĐIỂN

Khi quân đã đến gần lều trại của địch thì nên ra đi lúc trời mới sáng.

Rút quân phía trước trong vòng mười dặm, đều cho án giữ vào hai bên phải và trái (rút quân phía trước là để tránh khỏi bị đánh bất ngờ, sát quân vào hai bên phải – trái là để bảo vệ trung quân); ở các đường thấp (thấp thế, dễ bị đánh úp) cũng rút quân hết trong vòng mười dặm.

Vài dặm ngoài thì năm người hợp thành một đội (đội ngũ). Người cầm một lá cờ trắng, trèo lên cao, hướng ra phía ngoài, nhìn cho kỹ để tìm xem nơi nào nên dùng làm chổ ẩn nấp.

Người chủ tướng cầm quân nên dời chuyển tìm chổ cao và ở đằng trước.

Người thứ nhất gặp giặc thì báo ra đằng sau cho người thứ hai, người thứ ba đến gặp người chủ tướng để trình lại.

Phàm là người lính thám sát khi gặp giặc từ trăm người trở xuống thì chỉ đưa cờ lên mà ra hiệu; nếu gặp từ trăm người trở lên thì liền đưa cờ lên và la lớn…Người chủ tướng sai lính cưỡi ngựa mau chạy đi xem xét đám quân địch ấy.

TIỆN NGHI THẬP LỤC SÁCH

Thứ nhất: YÊN NƯỚC

Phép yên nước là do ở phép yên nhà. Phép yên nhà là cốt xây cái gốc.

Cái gốc mà xây được thì ắt là cái ngọn phải ngay thẳng vậy. Thế mà gốc là phải nói trước, ngọn là cái ứng hòa theo.

Cái phải nói trước hết là Trời – Đất. Cái ứng hòa theo là Vạn vật.

Về vạn vật thì không thể sinh ra nếu không có Trời, không thể lớn lên nếu không có Đất, không thể thành hình nếu không có tay người.

Lễ học ở nhà trường, nhạt bát dật (nhạc dùng tại triều đình của Vua), minh đường (cửa quan) rộng rãi hòa nhã, tôn miếu cao lớn, cốt là để lo về cái gốc của con người.

Cho nên cái gốc là phép thông thường, là quy củ chính yếu. Đục tròn không thể đục được lỗ mộng vuông, dào chì không thể chặt chém. Đó chẳng phải là việc thường dùng nên không làm được xong công việc. Chẳng phải là khí cụ thường dùng khi không thể đạt tới sự tinh xảo.

Cho nên Trời mà bất thường ắt là có nghịch khí. Đất mà thất thường ắt là có sự khô bại. Người mà bất thường ắt là có hoạn hại.

Thứ hai: ĐẠO VUA – TÔI

  Mối quan hệ giữa Vua và Tôi là do cái tượng của Trời – Đất mà hiện ra. Tượng của Trời mà sáng, ắt là đạo vua tôi được đầy đủ. Vua ban ơn xuống dưới để làm điều nhân, bề tôi thờ người trên để làm điều nghĩa.

Bề tôi mà hai lòng thì không thể thờ vua. Vua mà nghi ngờ phép tắc của bề tôi thì không thể trao trách nhiệm cho bề tôi.

Trên dưới đều mến lễ nghi, ắt là dân dễ sai khiến. Trên dưới mà hòa thuận, ăt là đạo vua tôi được đầy đủ. Vua dùng lễ nghi để sai khiến bề tôi, bề tôi đem lòng trung để thờ vua.

Vua sắp đặt nền chính trị, bề tôi lo phụng sự vua. Việc chính trị là việc chính danh, phụng sự là khuyến khích thi hành các công tác. Vua khuyến khích việc chính trị, bề thôi khuyến khích việc thờ vua, ắt là cái đạo công danh được thành tựu đối với mọi người.

Bởi thế cho nên vua quay mặt về phía Nam, hướng dương phát ra các âm thính, bề tôi quay mặt về phía Bắc, hướng âm, nhìn hình ảnh (của công việc, xem tiếp ở sau thì rõ). Âm thính vang dội ra là cái mệnh lệnh dạy xuống, hình ảnh là sự công hiệu của việc thi hành. Lệnh dạy xuống mà vửa phải thì công việc thành tựu; công việc mà thành tựu ắt là vạn vật hưởng được phước ban xuống.

Đó là lấy ba giềng (là ba mối quan hệ vua tôi, cha con, chồng vợ) và sáu phép (sáu đạo làm vua, làm tôi,làm cha, làm con, làm chồng, làm vợ) có trên, giữa và dưới. Trên hết là Vua – Tôi, ở giữa là Cha – Con, ở dưới hết là Chồng – Vợ, đều răn mình theo đạo thì phước mai sẽ đến.

Vua – tôi trên dưới lấy lễ làm gốc, Cha – con lấy ân làm thân, Chồng – vợ trên dưới lấy hòa làm vốn.

Trên không thể không ngay thẳng, dưới không thể không đứng đắn. Người chủ chốt ở bên trên không được cong vạy, lời nói của kẻ dưới không được phản nghịch.

Cho nên nhà vua chỉ nghĩ đến việc chính trị, bề tôi nghĩ đến việc phụng sự. Ấy nên vua sáng mà sửa mình ngay thẳng thì việc làm của tôi trung sẽ được thành tựu. Kẻ học trò thì mong được thầy sáng, kẻ sĩ thì mong được vua sáng.

Cho nên đặt ra toàn bộ quan chức, chia ngôi thứ tước lộc, bày ra nghi khí để xem thiên văn, lập ra chức thai phụ để phò tá. Tư không được làm loạn công, kẻ sai quấy không được xúc phạm người đoan chính, ấy là đạo trị quốc đầy đủ.

Thứ ba: XEM – NGHE.

Phép xem xét và nghe ngóng là xem xét cái hình nhỏ, nghe ngóng cái tiếng nhỏ, hình nhỏ mà không thấy được, tiếng nhỏ mà không nghe được.

Cho nên bậc vua sáng suốt xem xét cái “nhiều nhặn” ở trong cái vật nhỏ nhặt, nghe ngóng cái “vang ầm” trong cái tiếng nhỏ nhẹ, lấy trong hòa ngoài, lấy ngoài hòa với trong.

Cho nên đạo làm chính trị cốt ở nghe ngóng nhiều, để mà lượm lặt và thu nạp lời tâu của kẻ dưới. Khi sắp đặt mưu kế mà dùng tới cả kẻ sĩ bậc thấp, ắt vạn vật sẽ giúp cho mắt thấy rõ, các âm thịnh sẽ giúp cho tai nghe rõ.

Cho nên kinh sách có nói: Thánh nhân không có tâm ý bình thường (nhất định) mà lấy tâm ý của trăm họ làm tâm ý của mình, dùng mắt của trăm họ để cho tâm xem xét, dùng miệng của trăm họ đẻ tâm nói năng, dùng tai của trăm họ để tâm nghe ngóng, lấy nhân của trăm họ để tâm yên ổn.

Cho nên nhân có tâm cũng như nước có vua. Dùng trong để hòa ngoài thì vạn vật sáng tỏ ra.

Thấy được cái hình của mặt trời mặt trăng thì không đủ để gọi là sáng mắt, nghe được tiếng sấm sét không đủ để gọi là rõ tai. Cho nên bậc vua trong loài người, lấy thấy nhiều làm sáng trí, lấy nghe nhiều làm thần. Thế mà năm âm không nghe thì không biết lấy gì mà phân biệt cung thương (năm âm: cung, thương, giác, chủy, vũ), năm sắc không thấy thì không biết lấy gì mà phân biệt đen vàng.

Bởi vì được nghe bậc vua sáng thường giống như ngày đêm. Ngày thì việc công thi hành, đêm thì việc tư phấn phát. Hoặc có điều oan ức trong tiếng kêu than mà lại không nghe được, hoặc có điều thành thực trong sự tiến cử việc lành mà lại không được tin cậy: tiếng kêu oan mà không nghe ắt là kẻ oan khuất không thể giải thoát được; tiến cử việc lành mà không thu nạp ắt là người trung thành không được tin cậy, kẻ tà sẽ dung dưỡng việc gian trá.

Cho nên Kinh Thư nói rằng: Sự xem xét của Trời là sự xem xét của dân nơi ta, sự nghe ngóng của Trời là sự nghe ngóng của dân nơi ta; đó gọi là xem xét và nghe ngóng.

Thứ tư: THU NẠP LỜI KHUYÊN.

Phép nghe lời khuyên gọi là phép can gián để lựa chọn những mưu kế của kẻ dưới.

Cho nên vua tôi khuyên can, gặp việc bất nghĩa ắt là can ngăn, chiều theo việc tốt đẹp, cứu vớt khỏi việc hung xấu. Việc hung xấu chẳng nên chiều theo, việc tốt đẹp chăng nên chống đối. Nước nào mà chìu theo việc hung xấu, chống đối việc tốt đẹp, ắt phải gặp nguy biến.

Bậc vua trong loài người chống đối khuyên can ắt là tôi trung không dám dâng mưu kế, còn quan lại gian tà thì chuyên quyền nắm giữ tất cả giềng mối chính trị, đó là điều nguy hại của nước.

Cho nên ở nước có đạo thì nói mạnh, làm mạnh, ở nước vô đạo thì làm mạnh,nói yếu (nói lời khiêm tốn), trên chẳng có chổ nào được nghe, dưới chẳng có chổ nào được nói.

Cho nên Khổng Tử không hề xấu hổ khi học hỏi kẻ dưới. Chu Công không hề xấu hổ khi hạ mình làm việc nhỏ nhặt nên làm việc thành công, nên tạo danh tiếng, được đời sau xem là bậc thánh nhân. Đó là nhà hở ở dưới, kín ở trên. Nếu mà trên dột không kín thì dưới không thể ở được.

Thứ năm: XÉT VIỆC ĐÁNG NGHI.

Phép xét điều dáng nghi là xét màu đỏ tím, phân biệt âm cung – thương. Cho nên các màu hồng, tím làm loạn màu đỏ, tiếng dâm làm nhiễu loạn loại âm nhạc đúng đắn. Loạn sinh ở xa, nghi sinh ở ngờ.

Các vật có nhiều loại khác nhau, các hình sắc giống nhau. Đá trắng như ngọc, kẻ ngu cũng quí. Mắt cá giống như hạt châu, kẻ ngu cũng lấy. Giống chồn lạc giống như chó, kẻ ngu cũng nuôi. Cây quát, cây lâu giống như dưa, kẻ ngu cũng ăn. Cho nên Triệu Cao chỉ con nai cho là con ngựa mà Tần Vương chẳng lấy làm nghi; Phạm Lãi cống gái đẹp nước Việt mà Ngô Vương chẳng lấy làm ngờ.

Mưu kế mà nghi ngờ thì việc không định yên, việc mà nghi ngờ thì không thành công. Cho nên thánh nhân không thể lấy sự thuyết trình ý kiến làm rõ ràng, thì ắt là tin cậy ở sự bói toán, để xem việc lành dữ.

Kinh Thư nói rằng: Ba người chiêm đoán thì ắt là theo lời hai người, nếu còn nghi nhiều thì dùng tới mưu kế của đông người.

Cho nên Khổng Tử nói rằng: Phép trị nước của bậc vua sáng suốt là không lo rằng người chẳng biết mình mà chỉ lo cho mình chẳng biết người, không lo ngoài chẳng biết trong mà chỉ lo trong  chẳng biết ngoài; không lo dưới chẳng biết trên mà chỉ lo trên chẳng biết dưới; không lo hèn chăngr biết sang mà chỉ lo sang chẳng biết hèn.

Cho nên kẻ sĩ chết cho người biết mình, gái đón nhận người mến quí mình, ngựa chạy mau vì người biết cưỡi nó, thần linh hiện ra cho người thông cảm.

Cho nên bậc vua trong loài người thì khi xử án hành hình (tử hình) chỉ lo rằng mình không sáng suốt, hoặc kẻ vô tội bị kết án, hoặc kẻ có tội được tha thứ, hoặc kẻ mạnh được nhường nhịn, hoặc kẻ yếu bị xâm phạm, thù oán hoặc kẻ ngay thật bị oan uổng hoặc kẻ oan khuất chẳng được tháo gỡ, hoặc kẻ tín thực bị nghi oan, hoặc  người trung nghĩa bị hãm hại. Đó là do nghịch khí Trời, nạn tai ách bạo ngược, vạ họa ương rối loạn.

Chỉ có bậc vua sáng xuốt xử án, kết tội, tìm hỏi tình tiết, nếu không hư dối, không giấu giếm, không cong vạy, không che đậy, xem sự qua lại, xét sự tới lui, nghe tiếng đồn đại, xem cách trong nhin, vẻ mặt sợ hãi, tiếng kêu thảm thương, sự đến mau đi chậm, quay về thở than: đó là kẻ bị kết tội oan uổng, không được tháo gỡ.

Còn kể cúi mặt nhìn trộm, thấy mà sợ, lui về, hơi thở hổn hển, chẳng dám nghe ngóng, trầm ngâm tính kế trong bụng, nói năng trài phép, đến chậm đi mau, không dám quay nhìn: đó là tội nhân muốn lẩn tránh.

Khổng Tử nói rằng: Coi thử để làm gì, xem thử do đâu mà ra, xét thử an vui ở chổ nào, người ta có thể giấu giếm được sao? Người ta có thể giấu giếm được sao?

Thứ sáu: TRỊ NGƯỜI.

Phép trị người là phong hóa của đạo, nhờ sự bày tỏ ra ngoài mà thi hành được.

Cho nên Kinh sách nói rằng: Bày tỏ đức và nghĩa ra thì dân hưng thịnh và hành thiện, bày tỏ sự thương ghét ra thì dân biết điều cấm đoán.

Ánh sáng của mặt trời, mặt trăng được dân chúng ngẩn mặt lên xem, đó là trường hợp các vua Nghiêu Thuấn được các giống rợ ở chốn xa xôi đến cống hiến.

Đối với các vua Kiệt Trụ thì thuộc hạ bội phản, không phải là do Trời làm cho lòng người thay đổi, mà là do người trên khiến ra như vậy.

Cho nên trị người còn giống như trồng lúa, trước hết phải nhổ cỏ.

Phép chính trị của bậc vua sáng suốt cốt là hiểu điều lo âu của người, hiểu biết các chức lại nhỏ hầu hạ tay chân, hiểu biết các chức quan lớn của nước nhỏ.

Cho nên có nói: Kẻ tay chân hầu hạ khắc hại dân chúng không chừa nơi nào, chẳng biết tới đâu là cùng cực. Khắc hại miếng ăn (lợi lộc) của nhân dân mà nhân dân chịu nạn đói kém ắt là sinh ra loạn nghịch.

Chỉ khuyến khích nghề nông mà không đoạt thì giờ của nông dân, chỉ thu thuế má mà không lấy hết của cải dân chúng, như thế nước giàu mà dân yên, chẳng phải là thích đáng hay sao? Có nước có nhà thì không lo nghèo mà chỉ lo không yên.

Cho nên nền chính trị của thời Đường Ngu gặp nhau ở chổ lợi người, dùng thời Trời, chia lợi Đất, để chuẩn bị các năm xấu. Mùa thu dư lương thực để bù thêm vào các mùa thiếu lương. Của cải trong thiên hạ thông thương với nhau, ngoài đường không lượm của rơi và công việc của dân không hề khi thihì bỏ khi thì làm.

Cho nên theo cái thế của đời Ngũ Bá thì người không có đủ lại hiến dâng cho kẻ có dư, đo đó ngày nay các chư hầu đều tham lợi. Điều lợi sinh ra thì dân chúng tranh nhau, các điều tai hại cùng xảy ra, kẻ mạnh người yếu xâm phạm nhau, việc tự sức cày cấy thì ít ỏi mà việc công thương thì nhiều, đời sống của dân trôi nổi như mây trời, tay chân không được yên ổn.

Kinh sách nói rằng: Không quí vật có được, khiến dân không trộm cắp, không quí vật vô dụng, khiến lòng dân chẳng loạn, tất cả chỉ chăm lo, coi sóc phận sự của mình mà thôi, đó là phép chính trị của thánh nhân.

Ngày xưa vào thời Tề Cảnh Công, chỉ lo dân không tiêu pha xa xỉ và không thỏa lòng về lễ chế, còn nghi chế đời Chu Tần thì bỏ vă vể bề ngoài, chỉ giữ thực chất và khuyên dân trọng điều ít lợi.

Chế ra những vật vô dụng, chứa những hàng hóa vô ích, vàng bạc, ngọc bích, ngọc trai, chim phỉ thúy, các vật quí báu lạ lùng, sản xuất từ phương xa, đó chẳng phải là đồ dùng của hạng thường dân. Gấm vóc, thao đũi, lụa là, the sa, áo lục bạch đen vàng, đó chẳng phài là thứ mà thường dân mặc. Đồ chạm khắc to vẽ, các vật tinh xảo khéo léo, các việc khó thành điều có trở ngại cho nghề nông. Xe kiệu ra vào, áo bào, áo dạ, áo tơ, đó chẳng phải là thứ mà thương dân chưng diện. Cung thất, đường, điện, cửa lầu, tranh ảnh, thú vật, thành lũy dài rộng, mồ mả quá mức, tiêu phí hết của cải để tỏ vẻ cao thượng, đó chẳng phải là nơi ở của thường dân.

Kinh sách có nói: Điều mà kẻ thường dân yêu mến chỉ là sự siêng năng khổ sở về việc cày cấy, trồng trọt, là sự cẩn thận giữ mình, tiêu dùng dè dặt, để nuôi cha mẹ; lấy của cải chế ngự sai khiến họ, lấy lễ nghi sử dụng họ, năm tốt được mùa mà không xa xỉ, năm xấu mất mùa mà không tằn tiện, chứa trữ sẵn sang để phòng bị về sau, đó là đạo trị dân, chẳng hợp với tiết khí của bốn mùa hay sao?

Thứ bảy: CẤT NHẮC – SẮP ĐẶT.

Phép cất nhắc, sắp đặt có ý nghĩa là cất nhắc người ngay thẳng, đặt yên các người cong vạy.

Phép trị nước giống như phép trị mình, Phép trị mình là cốt ở dưỡng thần (một trong tam bảo tinh, khí, thần của đạo gia), đạo trị nước cốt ở cất nhắc các bận hiền tài. Đó là dưỡng thần để cầu sống, cất nhắc hiền tài để cầu yên.

Cho nên nước có bậc đại thần phò tá cũng như nhà có cậy cột cái. Cột cái không thể nhỏ, bậc phò tá không thể yếu. Cột cái mà nhỏ thì có hại, bậc phò tá mà yếu thì nước nghiêng đổ.

Cho nên đạo trị nước là cất nhắc người ngay thẳng, sắp đặt các người cong vạy thì nước ấy bèn yên ổn.

Về cột cái dùng cây thẳng đứng làm vững chắc, kẻ phò tà thì dùng kẻ sỹ ngay thẳng làm hiền tài. Cây thẳng lấy từ rừng sâu, kẻ sỉ ngay thẳng lấy từ hạ dân (dân đen).

Cho nên bậc vua trong loài người khi chọn lựa cất nhắc, ắt là phải mời kẻ ở ẩn.

Hoặc kể ôm gấu của quí trong thời nước loạn, phải ở cùng thứ vị với kể thất phu.

Hoặc kẻ tài cao trác tuyệt, không được thấy mời mọc.

Hoặc kẻ trung, hiền, hiếu, nghĩa mà làng xóm không cất nhắc.

Hoặc kẻ ẩn cư cầu chí làm việc nghĩa để đạt dạo.

Hoặc kể trung thực đối với vua mà bị lè đảng dèm pha.

Vua Nghêu chất nhắc kẻ ở ẩn, vua Thành Thang mời kể đã nếm trải nhiều cay đắng, ông Châu Công chọn lựa kẻ hèn để dùng, đều được người vừa ý để đem lại thái bình.

Cho nên bậc vua trong loài người treo thưởng, để đãi công lao, đặt ra các chức vị để đãi kẻ sỹ nên không bỏ sót quan chức nào, mở bốn cửa để mà hưng trị, chuyên việc biếu lụa huyền (lụa quý) để mời kẻ ẩn dật ở chốn thâm sâu, nhờ thế mà thiên hạ có lòng trở về và kẻ bất nhân phải rời xa.

Kẻ dùng được không phải là kẻ được nuôi, kẻ được mời không phải là kẻ được dùng, kẻ nghèo hèn thô lậu ở dưới, kẻ tài sắc ở trên; kẻ gian tà dèm pha được đắt chí, kẻ trung thực phải đi xa; phép biếu lụa huyền không được thi hành, mà cầu được hiền tài đến phò ta hay sao?

Ví bằng nước Ngụy không được trị yên, dân không được ở yên, đó là vì cái lỗi lầm bỏ mất kẻ hiền tài đó. Mất bậc thánh nhân hiền mà không nguy, được bậc nhân hiền mà không yên, điều ấy chưa từng có.

Thứ tám: TRA XÉT – TRUẤT PHẾ.

Phép tra xét, truất phế có nghĩa là sửa thành tốt (cải thiện), bỏ điều xấu.

Bậc vua sáng suốt ở trên, lòng dạ sáng rực như Trời, xét biết việc tốt xấu, rộng khắp bốn biển, không đám bỏ sót các quan lớn ở nước nhỏ, soi xuống tới thường dân, cử dùng bậc hiền lương, đuổi bỏ kẻ tham lam biếng nhác khiến cho trên dưới được sáng sủa tốt lành và chờ đến khi sửa trị nước xong thì các bậc hiền tài đến tụ tập như mưa. Đó là khuyên làm điều tốt, lìa bỏ điều xấu, bày tỏ điều hay, việc dở.

Cho nên phép tra xét, phế truất cốt là biết cái khổ của người. Những cái khổ ấy có năm thứ:

  • Hoặc có viên chức nhỏ, nhận việc công mà làm việc tư, thừa dịp được quyền hành mà làm việc gian tà, tay trái cầm binh khí, tay mặt làm việc để sinh lợi riêng, bên trong xâm phạm tới quan trên, bên ngoài bòn rút của dân, đó là cái khổ thứ nhất.
  • Kẻ lầm lỗi nặng mà chỉ bị phạt nhẹ, pháp lệnh không công bằng, vô tội mà phải chịu tội, đến nổi thân thể bị tàn diệt. Hoặc có kẻ có tội nặng mà được khoan dung, giúp mạnh hiếp yếu, lại thêm hình phạt nghiêm khắc, trách cứ tình lý không đúng, đó là cái khổ thứ hai.
  • Có viên chức nhỏ có tội làm bậy bạ, gặp trường hợp người bị tố cáo oan uổng, mà không chịu nghe người ấy nói năng giải bày, lại che đậy tình tiết, bắt bớ bóc lột làm cho kẻ ấy phải vong mạng, việc oan uổng ấy bất thường, đó là cái khổ thứ ba.
  • Có nhiều quan lớn giữ chức trọng yếu, kiêm việc phò vua, trong coi việc chính trị mà tính lợi riêng, đối với người thân thì cư xử cong vạy (thiên lệch), đối với người thù thì bức thiết (bức bách hành hạ), làm việc quan thì sơ sài cẩu thả, không theo pháp chế, lại nhận việc thu thuế má lấy làm lợi riêng, đuổi cũ đãi mới, kết bè đảng với người cùng việc để chi thu tùy ý, làm việc giả dối sắp đặt sẵn sàng để đổi thành của nhà, đó là cái khổ thứ tư.
  • Có quan huyện tham công, khi coi việc thưởng phạt, việc công ích, sự phí tổn mua bán, nhiều việc đo lường thì tự chuyên về giá cả và số lượng, làm cho dân thất nghiệp, đó là cái khổ thứ năm.

Năm việc ấy là năm điều hại dân, có việc xảy ra như thế thì không thể không phế bỏ, nếu không có như thế thì không thể không thăng thưởng.

Cho nên Kinh thư có nói: Ba lần xét công lao, ba lần xét để truất phế, thăng thưởng thì sự sáng tối bày ra rõ ràng.

Thứ chín: TRỊ QUÂN.

Việc trị quân là việc coi biên cảnh, là đạo cứu nước: trong cơn hoạn lớn, lấy uy vũ làm phép tắc, đánh dẹp kẻ bạo nghịch để giữ nước nhà bền vững, là kế vị yên xã tắc.

Đó là đã có văn thì phải có võ. Cho nên con vật uống máu ắt phải có nanh vuốt, vui thì cùng chơi, giận thì hại nhau. Con người không có nanh vuốt nên mới bày ra binh khí để mà tự vệ. Cho nên nước dùng quân đội để phụ trợ. Vua dùng bề tôi để phò tá.

Kẻ phụ trợ mạnh thì nước yên, kể phụ trợ yếu thì nước nguy, đó là do cách bổ nhiệm tướng súy.

Chẳng có dân nào mà không có tướng, chẳng có nước nào mà không có bề tôi phò tá, chẳng có quân đội nào mà không có chủ.

Cho nên muốn trị nước thì lấy văn làm phép tắc, muốn trị quân thì lấy võ làm mưu kế.

Trị nước không thể theo ngoài, trị quân không thể không theo trong. Trong là trăm họ trong nước, ngoài là rợ nhung (phía Tây) và rợ địch (phía Bắc). Rợ nhung, rợ địch khó lấy lễ mà giáo hóa, dễ lấy uy vũ mà khắc phục.

Lễ nghi áp dụng tùy nơi, uy vũ thi thố tùy chổ: đó là trường hợp vùa Huỳnh Đế đánh dẹp tại vùng Trác Lộc, vua Nghiêu đời Đường đánh dẹp tại song Đan Phổ, vua Thuấn đánh rợ Hữu Miêu, vua Vũ dẹp rợ Hữu Hổ.

Các Chúa Thánh từ đời Ngũ Đế, Tam Vương đều dùng đức mà cảm hóa như vậy, ngoài ra mới dùng uy vũ. Cho nên việc binh là việc dữ, cực chẳng mới dùng.

Về đạo dùng binh thì trước hết phải định mưu kế, rồi sau mới thi hành việc binh, tìm hiểu đạo trời đất, xét lòng người, tập sử dụng binh khí, hiểu rõ lý thưởng phạt, quan sát mưu kế của địch, xét các chổ đường sá hiểm trở, phân biệt các nơi an nguy, xem tình thế chủ khách, biết khi nào nên tới nên lui, thuận theo cơi hộ, sắp đặt chuẩn bị việc phòng ngự, tăng cường cái thế chinh phạt, nâng cao năng lực của sĩ tốt, lo toan việc sống chết, rồi sau đó mới ra dùng tướng, mở rộng cái thế bắt địch, đó là tóm tắt sơ lược phép cầm binh.

Bậc tướng súy cầm vận mệnh của nhân dân, là khí cụ sắc bén của nước nhà, trước hết hoạch định mưu kế, rồi sau ban hành mệnh lệnh, giống như là chim ưng, chim chuẩn chụp mồi, lặng lẽ giống như cung nỏ trương sẵn, chuyển động như máy móc phát chạy, hướng vào chổ nào thì phá hủy chổ ấy mà kẻ kình địch phải tự duyệt.

Tướng không lo nghĩ, sĩ tốt khống có thế mạnh và không đồng lòng, mà chỉ chuyên dùng mưu kế, dầu có binh trăn vạn, cũng không làm cho địch sợ hãi.

Không thù nghịch thì chẳng oán hận, không phải thù địch thì chẳng nên đánh.

Xét về công trình nếu chẳng có mắt của Lỗ Ban thì không biết lấy gì để trông thấy sự tinh xảo; xét về chiến đấu nếu không có mưu trí của Tôn Vũ thì không biết lấy gì để thi thố, vận dụng kết hoạch.

Mưu kế cần phải mật nhẹm, đánh địch cần phải mau chóng, bắt địch như chim ưng chụp mồi, đánh phá như nước vỡ bờ, ắt là binh lính chưa mệt mà quân địch phải tự tan vỡ, đó là thế dùng binh.

Cho nên kẻ giỏi đánh thì không giận, kẻ giỏi thắng thì không sợ. Vì thế cho nên bậc trí thức trước đã thắng rồi sau mới mong đánh, kẻ ngu độn trước phải đánh rồi sau mới mong thắng.

Người thắng theo đạo lý mà sửa chữa đường lối, kẻ bại hành động tà vạy nên lạc lối, đó là kế thuận lý hay nghịch lý đó.

Bậc tướng súy phải làm cho mọi người phục uy vũ của mình, kẻ sỹ tốt phải chuyên cần tập luyện cho mạnh mẽ.

Binh thế chẳng nên chấn động vô ích, phải vận chuyển như đá tròn từ cao rơi xuống, hướng vào chổ nào thì phá vỡ chổ ấy, không thể cứu ngăn được. Như thế để mà trước mặt không ai địch lại, sau lưng không ai địch lại, đó là thế dùng binh.

Cho nên việc quân lấy kế hoạch lạ lùng làm mưu mô, lấy trí thức tuyệt diệu làm chủ chốt.

Mềm được cứng được, yếu được mạnh được, còn được mất được.

Mau chóng như gió như mưa, như thả như sông như biển, yên lặng như Thái Sơn, khó hiểu như âm dương, vô cùng như đất đai, đầy đủ như trời, không bao giờ hết như nước sông ngòi, có đầu có đuôi như tam quang (mặt trời, trăng, sao), sống chết như bốn mùa, suy vượng như ngũ hành, phép kì (biến ảo) và phép chính (thường dùng) sinh nhau mà không bao giờ hết.

Cho nên quân đội lấy lương thực làm gốc, binh pháp lấy kỳ, chính làm đầu, lấy khí giới để áp dụng, lo tích trữ để phòng bị.

Cho nên nước nhà khốn đốn vì vật dụng đắt đỏ, nghèo nàng vì chuyển quân đi xa. Không thể công phá hai lần, không thể chiến đấu ba lần. Đo lường sức mạnh mà dùng, dùng nhiều ắt là tốn kém, mau hết.

Trừ khử cái vô ích thì nước nhà trở nên tốt lành, đuổi bỏ kẻ bất tài, ắt là nước nhà được lợi ích.

Kẻ đánh phá giỏi thì quân địch không biết nơi nào mà giữ, kẻ giữ gìn giòi thì quân địch không biết nơi nào mà đánh. Cho nên kẻ đánh phá giỏi không cần dùng binh khí, kẻ giữ gìn giỏi không cần dùng thành quách. Đó là thành cao, hào sâu không đủ làm vững chắc, giáp cứng binh giỏi không đủ mạnh mẽ.

Địch muốn giữ vững thì ta đánh chúng lúc không phòng bị, địch lập trận thì ta đánh chúng lúc bất ngờ.

Ta đi thì địch đến, cẩn thận sắp đặt chổ ở. Ta khỏi đánh thì địch dừng lại, ta bèn đánh ở hai bên hông phải và trái.

Ta tính (trước) người gặp địch, đánh trước chỗ có thực của chúng thì chúng không biết cất giữ, không biết ngày đánh.

Biết phòng bị (tức là cũng như) có nhiều người, ắt là chuyên chú phòng bị thì sẽ thiếu người. Lấy điều lo lắng để phòng bị cho nhau, xét sự mạnh yếu để cùng đánh, xét sự dũng khiếp để giúp nhau, đằng trước và đằng sau phải cùng đi theo một hướng, hai bên phải và trái cùng đi theo một chiều như rắn Thường Sơn, đầu đuôi cùng đến, đó là phép tiếp cứu của quân đội.

Cho nên kẻ thắng thế, ắt phải có uy vũ hoàn toàn, tự riêng mình lập mưu kế, biết hình thế đất đai, không thể nói trước cho người biết, bàn  luận mà biết hơn thua, địch giả dối mà mình cũng biết chúng yên hay nguy, tính toán mà biết quân địch nhiều hay ít, xem hình trạng của địch mà biết địch có thể sống hay chết, xem cách địch lo liệu mà biết chúng sướng hay khổ, xem cách mưu đồ mà biết chúng tài giỏi sung túc như thế nào.

Cho nên phép cầm binh là theo sống mà đánh chết, tránh thực mà đánh hư.

  • Đánh tại núi đồi thì không đánh lên.
  • Đánh dưới nước thì không đi ngược dòng.
  • Đánh trong vùng lau cỏ thì không lội qua chổ sâu.
  • Đánh tại đất bằng thì không đi ngược vào chổ trống trải.
  • Đánh trên đường thì không đi ngược vào chổ đường độc đạo.

Năm điều ấy là những chổ lợi ích của binh pháp, chổ hổ trợ của đất đai.

Việc quân:

  • Thành công nhờ cách dùng thế, bại vong vì mưu kế tiết lộ.
  • Đói vì đi xa, khát vì hết giếng.
  • Mệt vì phiền nhiễu, nhàn rỗi nhờ yên tĩnh.
  • Nghi thì không đánh, ngờ vì thấy lợi.
  • Lui vì sợ hình phạt, tới vì được ban thưởng.
  • Yếu vì thấy bị hiếp bức, mạnh nhờ dùng thế.
  • Khốn vì bị vây, lo vì tới trước.
  • Sợ vì đêm nghe tiếng la, loạn vì sự ám muội.
  • Mê mờ vì trái đạo, cùng khốn vì vào đất chết.
  • Thua vì hung ác, được nhờ tính trước.

Cho nên:

  • Đặt ra cờ xí để mắt thấy rõ.
  • Đánh chiêng trống để tai nghe rõ.
  • Đặt ra rìu búa để lòng người đồng nhất.
  • Bày rõ giáo lệnh để mọi người cùng theo một đạo lý chung.
  • Nêu cao sự ban thưởng để khuyến khích công lao.
  • Thi hành việc trừ giết để đề phòng sự giả dối.
  • Đánh ngày mà không nghe nhau thì giơ cờ xí làm dấu hiệu.
  • Đánh đêm không thấy nhau thì nổi lửa, đánh trống.

Lệnh dạy không nghe theo thì sử dụng búa rìu để trừng phạt

Không biết điều tiện lợi của chín thế đất ắt không biết chín cách biến hóa.

Tính chất âm dương của trời, hình tên của đất đai, lòng dạ của con người, biết được ba điều ấy thì thu hoạch thành công.

Biết được sỹ tốt của mình thì biết được quân địch. Không biết sỹ tốt của mình thì không biết quân địch. Không biết quân địch, mỗi lần đánh ắt sẽ thiệt hại. Cho nên khi đem quân đánh phá, trước hết phải biết lòng dạ của sỹ tốt và năm cách dùng gián điệp.

Điều mà quân sỹ yêu mến mà tướng súy coi xem trọng hậu, nếu không có thánh trí thì không dùng được, nếu không phải nhân hiền thì không thể sai khiến.

Phép ngũ gián mà được hợp tình ắt là dân chúng có thể sử dụng, nước nhà có thể bào tồn lâu dài.

Cho nên binh muốn sống thì phải chuẩn bị, bất đắc dĩ mới đánh nhau, tĩnh để được yên ổn, động để tỏ uy vũ, không cậy vào sự địch không đến, mà nên cậy vào sự địch không thể đánh ta được, dùng binh gần để chờ đánh binh  xa, dùng binh an nhàn để chờ đánh binh nhọc  mệt, dùng binh no để chờ đánh binh đói, dùng chổ thực có của mình để đánh vào chổ khiếm khuyết người, dùng binh sống để chờ đánh binh chết, dùng binh nhiều để chờ đánh binh ít, dùng binh vượng để đánh binh suy, dùng binh ẩn nấp để chờ đánh binh đang đến, cờ xí ngay ngắn, chiêng trống chững chạc, đang theo ở đằng trước mà lật ngược ra đằng sau, giữ vững các chổ hiểm trở để xây dựng bề thế bên ngoài, lấy điều lợi để khuyến dụ địch, lấy điều hại để làm cho địch mềm yếu (thoái nhượng) đó là phép trị quân đầy đủ.

Thứ mười: THƯỞNG – PHẠT

Phép tắc của sự thưởng phạt là thưởng điều thiện, phạt điều ác. Thưởng để nêu cao công lao, phạt để ngăn cấm điều gian tà.

Thưởng thì không thể không công bằng, phạt thì không thể không đồng đều.

Sự ban thưởng biết chổ mà thi hành ắt là dũng sĩ biết nơi mà liều chết. Hình phạt biết chổ mà áp dụng ắt là kẻ tà ác biết nơi mà kiêng sợ.

Cho nên thưởng không thể thi hành sai lầm, phạt không thể áp dụng bừa bãi. Thưởng sai lầm ắt bề tôi có công lao sẽ oán thán, phạt bừa bãi ắt là sĩ phu ngay thẳng sẽ hờn giận. Đó là trường hợp của Dương Canh phải chịu thiệt hại vài đã xử đoán bất công. Sở Vương phải bại trận vì đã tin lời dèm pha.

Người tướng chuyên dùng uy quyền sinh sát, ắt là kẻ đáng giết thì cho sống, kẻ đáng sống thì đem giết đi, giận dữ không có lý do rõ ràng, phạt thưởng không sáng suốt, lệnh dạy không thường, lấy việc riêng làm việc chung, đó là năm điều nguy hại của quốc gia.

Thưởng phạt không sáng suốt, lệnh dạy có khi không theo đúng, ắt là kẻ đáng sống thì đem giết chết, bọn gian tà không ngăn cấm ắt là kẻ đáng chết thì cho sống.

Sỹ tốt tan vỡ, giận dữ không có lý do rõ ràng, uy vũ không thi hành, thưởng phạt không sáng suốt, không khuyến khích công việc của kẻ dưới, phép chính trị và giáo hóa không thích hợp, pháp lệnh không được tuân theo, lấy việc riêng làm việc chung thì người sẽ sinh hai lòng.

Cho nên bọn gian tà mà không ngăn cấm được thì sự nghiệp không tồn tại lâu dài.

Sỹ tốt tan vỡ thì người sẽ ít ỏi.

Uy vũ không thi hành thì khi thấy quân địch, binh sẽ không muốn đánh.

Không khuyến khích công lao của kẻ dưới thì bề trên sẽ không được giúp đỡ mạnh mẽ.

Pháp lệnh không được theo đúng thì công việc sẽ lộn xộn không chỉnh đốn được.

Người có hai lòng thì nước nhà sẽ nguy hại.

Cho nên dùng chính pháp để phòng ngự kẻ gian tà, lấy sự kiệm ước để cứu chữa việc xa xỉ, người trung thực có thể cử coi ngục tù, người liêm khiết công bình có thể coi việc thưởng phạt. Thưởng phạt không tà khúc ắt là người ta dầu chết cũng cam phục. Trên đường có người đói mà trong chuồng ngựa béo, điều ấy có thể gọi là giết người ta chết để mình được sống, xử mỏng với người mà dày với mình.

Cho nên bậc vua của loài người trước hết mới tìm rồi sau mới ban thưởng trước hết cho giáo lệnh rồi sau mới trừng phạt, ắt là có người thân cận phụ họa theo, kính sợ mà thương mến.

Không ra lệnh là thi hành, thưởng phạt không thích đáng, ắt là trung thần sẽ chết vì việc không đáng tội, mà gian thần sẽ được thăng thưởng nhờ việc không đáng công.

Ban thưởng mà không tỵ hiềm người có thù oán với mình, nhờ đó mà Tề Hoàn Công được sự giúp sức của Quản Trọng; trừng phạt mà không miễn cho thân nhân họ hàng gần xa, đó là trường hợp Chu Công giết em mà nổi tiếng.

Cho nên Kinh Thư nói rằng:

Không thiên lệch, không bè đảng.

Vương đạo rộng rãi.

Không bè đảng,  không thiên lệch.

Vương đạo công bằng.

Đó là điều đã nói ở trên.

Thứ mười một: MỪNG – GIẬN.

   Phép mừng giận là khi mừng thì  chẳng nên mừng về việc không đáng mừng, khi giận thì chẳng nên giận về điều không đáng giận.

Trong khi mừng giận phải hiểu rõ vào loại nào. Khi giận không nên làm hại kẻ vô tội, khi mừng không nên nghe theo lời kẻ sĩ đáng trừ bỏ.

Lúc mừng giận không thể không hiểu rõ lý do. Khi mừng không nên tha cho kẻ có tội, khi giận không nên giết kẻ vô tội.

Trong việc mừng giận, không nên làm bậy bạ, làm việc tư mà bỏ việc  công. Người tướng không thể giận việc riêng mà gây việc chiến tranh mà phải lợi dụng tâm chí của quần chúng, còn nếu lấy sự giận việc riêng mà gân chiến ắt là việc sử dụng quần chùng phải thất bại.

Đã giận rồi không thể vui trở lại, đã mừng rồi không thể lại giận.

Cho nên trước hết dùng văn rồi sau đó mới dùng võ. Trước hơn ắt là sau thua, trước giận ắt là sau hối tiếc, chỉ một sáng giận dữ để thân thể phải tiêu vong.

Cho nên người quân tử uy nghiêm mà không dữ tợn, bực tức mà không giận dữ, lo mà không sự,  vui mà không mừng, phải có việc đáng bực tức rồi sau mới dùng uy vũ thêm vào.

Dùng uy vũ thêm vào ắt là hình phạt được thi hành, hình phạt thi hành ắt là bọn gian tà bị ngăn cản. Không dùng uy vũ thêm vào ắt là hình phạt không đúng, hình phạt không đúng ắt là các việc xấu không được sửa chữa, nước ấy phải mất.

Thứ mười hai: DẸP LOẠN.

Phép trừ rối loạn là khảo sát quan lại, kiêm gồm các chức vụ, dẹp bỏ cái văn vẻ giả dối ở bên ngoài, giữ lại cái thực chất ở bên trong.

Nếu các việc làng nhàng không dứt ắt là có mầm loạn sinh ra, nếu các việc nhỏ nhen hèn hạ không trừ ắt là trở nên tai họa quái gở.

Nếu ba giềng (tam cương: vua – tôi, cha – con, chồng – vợ) không ngay thẳng, sáu mối (lục kỉ: hàng cha, hàng anh em, họ hàng, hàng cậu, hàng sư trưởng, bạn bè) không chỉnh đốn ắt là loạn lớn sinh ra.

Cho nên phép trị nước là giống như vẽ hình tròn thì đừng cho sai với thước quy (compa), vẽ hình vuông thì đừng cho sai với thước củ (ê –ke), có gốc đừng để mất ngọn, làm chính trị thì đừng để cho mất đạo lý, như thế muôn việc có thể thành công, công nghiệp có thể bảo tồn.

Ba quân loạn lạc, lộn xộn rối ren, đều phải  tìm hiểu lý do.

Khi bậc vua sáng suốt sắp đặt giềng mối (phép tắc) thì nền chính trị nên có việc trước, việc sau:

  • Trước sửa giềng, sau sửa mối.
  • Trước sắp đặt mệnh lệnh, sạu sắp đặt hình phạt.
  • Trước lo gần, sau lo xa.
  • Trước lo trong, sau lo ngoài.
  • Trước lo gốc, sau lo ngọn.
  • Trước lo việc mạnh, sau lo việc yếu.
  • Trước lo việc lớn, sau lo việc nhỏ.
  • Trước lo sửa mình, sau lo sửa người.

Đó là sửa giềng, mối được tháo gỡ.

  • Sắp đặt mệnh lệnh thì hình phạt phải thi hành.
  • Lo việc gần thì việc xa yên.
  • Lo việc trong thì việc ngoài ngay thẳng.
  • Sửa gốc thì ngọn được thông.
  • Lo việc mạnh thì việc yếu cũng bành trướng.
  • Lo việc lớn thì việc nhỏ cũng thi hành.
  • Sửa phần trên thì phần dưới cũng được ngay thẳng.
  • Sửa mình thì được người kính.

Đó là đạo trù loạn vậy.

Thứ mười ba: LỆNH DẠY.

  Phép lệnh dạy có nghĩa là trên dạy dưới. Lời trái lẽ đừng nói, việc trái đạo đừng làm, các việc mà người trên làm là chổ mà người ta ngước mắt trông vào.

Tha thứ cho mình mà đi dạy người đó là phép tắc trái ngược, sửa mình cho ngay thẳng để dạy người, đó là phép tắc hợp lý.

Cho nên bậc vua của loài người trước hết phải sửa mình rồi sau đó mới ban hành mệnh lệnh. Mình không ngay thẳng thì mệnh lệnh không được nghe theo, mệnh lệnh không được nghe theo ắt là sinh ra biến loạn.

Cho nên đạo làm vua trước hết là ban hành lệnh dạy dỗ, rồi sau mới trách phạt. Không dạy dỗ, tập luyện quân sỹ mà đem đi đánh dẹp thì cũng như đem chúng vứt bỏ đi. Trước hết tập luyện sĩ tốt về phép dùng binh thì có năm phép tắc.

Thứ nhất là sai khiến con mắt: Tập luyện cách biến động theo sự chỉ huy cờ xí, chạy dọc chạy ngang theo ý muốn.

Thứ hai là sai khiến lỗ tai: Tập nghe tiếng chiêng trống, cách động tĩnh đi đứng.

Thứ ba là sai khiến lòng dạ: Tập chịu nghiêm cách của hình phạt, hưởng điều lợi ích của tước lộc, thưởng.

Thứ tư là sai khiến cái tay: Tập cho biết phương tiện của năm binh, chuẩn bị việc chiến đấu.

Thứ năm là sai khiến cái chân: Tập các phép xông vào hay chạy trốn và cách tới lui cho được chu toàn.

Cho nên gọi là năm cách dạy: lệnh về dạy về quân trận đều có phép tắc.

Bên trái dạy Thăng Long.

Bên phải dạy Bạch Hổ.

Đằng trước dạy Chu Tước.

Đằng sau dạy Huyền Võ.

Ở giữa là chổ ở của Hiên Viên Đại Tướng Quân.

Bên phải là mâu bên phải là kích, đằng trước là thuẩn đằng sau là nỏ, ở giữa là cờ trống, lúc động cùng dậy, nghe trống thì tới, nghe chiêng thì lui, tùy theo sự chỉ huy, năm trận bèn có thể sắp bày.

Theo trận pháp chính cách thì cờ trống là chủ chốt.

Một tiếng trống, đưa cờ xanh lên, ắt là bày trận thẳng (trực trận) tức là mộc trận.

Hai tiếng trống, đưa cờ đỏ lên, ắt là bày trận bén (nhuệ trận) tức là hỏa trận.

Ba tiếng trống, đưa cờ vàng lên, ăt là bày trận vuông (phương trận) tức là thổ trận.

Bốn tiếng trống, đưa cờ trắng lên, ắt là bày trận tròn (viên trận) tức là kim trận.

Năm tiếng trống, đưa cờ đen lên, ắt là bày trận cong (khúc trận) tức là thủy trận.

Trận ngũ hành ấy biến hóa mà sinh nhau, xung đối mà hơn nhau, sinh nhau để cứu nhau, hơn nhau để mà đánh phá, sinh nhau để giúp nhau, hơn nhau để mà đối địch.

Phàm phép lập trận là năm năm giữ nhau:

Năm người hợp thành một trưởng.

Năm trưởng hợp thành một sư.

Năm sư hợp thành một chi.

Năm chi hợp thành một hỏa.

Năm hỏa hợp thành một tràng.

Năm tràng hợp thành một quân.

Như thế ắt là quân sĩ hoàn bị.

Về việc binh, điều tiện lợi cốt là biết tiết độ:

Kẻ thấp cầm mâu kích.

Kẻ cao cầm cung nỏ.

Kẻ mạnh cầm cờ xí.

Kẻ bạo dạn cầm chiêng trống.

Kẻ yếu chu cấp lương thực và súc vật.

Kẻ trí thức lo lập mưu kế làm chủ chốt.

Làng xóm liên kết với nhau.

Năm năm giữ cho nhau.

  • Nghe một tiếng trống thì đi ngay ngắn.
  • Nghe hai tiếng trống thì tập trận.
  • Nghe ba tiếng trống thì khởi ăn.
  • Nghe bốn tiếng trống thì làm việc nghiêm chỉnh.
  • Nghe năm tiếng trống thì khởi hành.
  • Nghe tiếng chiêng trống, rồi sau mới đưa cờ lên, đem binh ra có thứ lớp.

Một lần đánh trống ba hồi, giương cờ xí lên, ai dấy binh đánh trước thì thưởng, ai rút lui thì chém. Đó là lệnh dạy.

Thứ mười bốn: CHÉM ĐỨT.

Phép chém đứt là chém những kẻ không làm theo lệnh dạy. Phép chém ấy có bảy trường hợp:

  • Thứ nhất là trộm cắp.
  • Thứ nhì là khinh thường.
  • Thứ ba là ngạo mạng.
  • Thứ tư là lừa dối.
  • Thứ năm là bội nghịch.
  • Thứ sáu là lộn xộn.
  • Thứ bảy là làm bậy.

Đó là những điều cấm đoán trong phép trị quân.

Đáng chém mà không chém thì phải chịu cảnh lộn xộn. Cho nên bày ra rìu búa uy nghiêm để chờ có những kẻ trái lệnh mà đem giết đi.

Luật pháp của quân đội thuộc đẳng cấp khác thường:

  • Lỗi nhẹ là phạt nặng.
  • Mệnh lệnh không thể làm trái, làm trái là phải chém.

Việc họp hội đã định trước mà không tới; nghe trống mà không đi; thừa lúc khoan thai mà tự ý dừng lại; khi cần tránh lui mà tự ý đứng lại; ban đầu là ở gần, về sau thì ở xa; gọi tên không ứng đáp; xe giáp không đầy đủ; binh khí không chuẩn bị; đó là quân tính khinh nhường, quân khinh nhường thì phải đem chém.

Nhận được lệnh mà không truyền đi; truyền lệnh không cẩn thận, hẳn hoi; làm mê hoặc các lại sĩ; không nghe tiếng chiêng trống; không nhìn cờ xí; đó là quân ngạo mạn, quân ngạo mạng thì phải chém.

Ăn phần lương không cho ăn; làm việc quân mà không tiết kiệm số lính; chu cấp cho kẻ dưới không đồng đều, chỉ a dua riêng theo người thân; lấy đồ vật chẳng phải của mình; vay mượn mà không trả; đoạt đầu mục của người, để chiếm công lao; đó là quân trộm cắp; quân trộm cắp thì phải chém.

Thay đổi tên họ, y phục không hẳn hoi; cờ xí rách nát; chiêng trống không đủ; giáo mác không mài; binh khí không chắc chắn; tên không gắn long, cung nỏ không có dây; pháp lệnh không thi hành; đó là quân lừa dối, quân lừa dối thì phải chém.

Nghe trống mà không tiến; nghe chiêng mà không dừng, cờ hạ xuống mà không núp; cờ giơ lên mà không đứng dậy; không theo lệnh chỉ huy; tránh đằng trước ra đằng sau; đi xa lộn xộn không có hàng ngũ; làm  hỏng cái thế cung nỏ; tránh lui mà không đánh; hoặc chạy qua trái hoặc chạy qua phải; nâng đỡ người bị thương, khiêng vác xác chết; tự nâng đỡ mà về; đó là quân bội nghịch, quân bội nghịch thì phải chém.

Khi tướng mang quân ra đi, sĩ tốt tranh nhau đi trước, rối loạn lộn xộn, xe ngựa liền nhau, bít nghẽn đường đi, đằng sau không thể tới trước được, kêu gọi ồn ào, nói không nghe được, hàng ngũ rối loạn mất hết thứ tự; binh khí tổn hại, dài ngắn không sắp đặt gọn gang, trên dưới dọc ngang; đó là quân lộn xộn, quân lộn xộn thì phải chém.

Nơi quân đội dừng lại đóng đồn lập dinh, hỏi thăm xóm làng, gần gũi nương nhau, giữ gìn lương thực cho nhau, không được vượt hàng ngũ của mình; miễn cưỡng nhập vào hàng ngũ của toán khác, làm sai lạc thứ tự, bị quở trách mà không chịu thôi; ở chốn dinh trại, không chịu theo cửa ngõ mà ra vào, không chịu tự mình thưa trình; chổ nào có kẻ gian tà dấy lên làm bậy bạ, những ai biết được mà không báo cáo thì cũng đồng tội một hạng như nhau; hội họp cùng người uống rượu; a dua nhau làm các việc tư tà, lấy hoặc nhận đồ vật của người; lớn tiếng hăm dọa, nghi hoặc lại sĩ, đó là quân làm bậy, quân làm bậy thì phải chém.

Chém bọn ấy xong, mọi việc mới được chỉnh đốn.

Thứ mười lăm: LO TÍNH.

Phép lo tính là lo gần tính xa.

Người không tính xa ắt phải lo gần.

Cho nên người quân tử không lo toan ngoài địa vị của mình. Lo là sắp đặt mưu mô, tính là sắp đặt kế hoạch làm việc. Không được địa vị thì chẳng nên mưu tính việc chính trị; không có việc làm thì chẳng nên sắp đặt kế hoạch.

Việc lớn bắt đầu từ chổ khó, việc nhỏ bắt đầu từ chổ dễ.

Cho nên muốn tính điều lợi ắt phải lo điều hại; muốn tính việc thành ắt phải lo việc bại. Đó là trường hợp Cửu Trùng Đài tuy cao lớn nhưng ắt có ngày hư hoại.

Cho nên ngẩng mặt trông lên thì không nên sơ ý phía dưới; đằng trước thì không nên sơ ý đằng sau. Đó là trường hợp Tần Mục Công đánh nước Trịnh mà hai người con biết sẽ bị thiệt hại; vua Ngô nhận mỹ nhân Việt mà Ngũ Tử Tư biết sẽ thất bại; nước Ngu nhận ngựa làm bằng ngọc bích mà Cung Chi Kỳ biết sẽ bị thiệt hại; Tống Tương Công tập luyện binh xa mà Mục Di biết rằng sẽ thua. Trí thức như thế, lo tính chu đáo như thế, có thể gọi là sáng suốt vậy.

Nương theo dấu vết của trận đổ vỡ, đi theo đuôi các việc suy sụp, chìm đắm, để tiến tới trước, thì làm sao mà tới kịp được. Cho nên nhà Tần nối nghiệp bá chủ mà không theo kịp đạo của Nghiêu, Thuấn.

Sự nguy biến sinh ra từ sự yên ổn.

Sự mất sinh ra do sự còn.

Điều hại sinh ra từ điều lợi.

Sự rôi loạn sinh ra từ sự yên trị.

Bậc quân tử xem điều nhỏ nhặt mà biết rõ ràng, thấy đầu mà biết đuôi nên tai họa không thể theo đâu mà dấy lên được, đó là phép lo tính.

Thứ mười sáu: XEM XÉT ÂM THẦM.

Phép xem xét âm thầm cũng giống như phân loại các đồ vật để hiểu rõ ý nghĩa của mỗi vật.

Ngoài bị tổn thương ắt trong bị cô độc; trên ngờ ắt dưới nghi; nghi ắt người thân không dùng; ngờ ắt người xem xét không đúng phép; không đúng phép thì mưu kế sẽ bị rối loạn; mưu kế rối loạn thì nước gặp cảnh nguy nan; nước nguy nan thì không yên ổn.

Đó là kế thường suy nghĩ thì lo xa; lo xa thì yên ổn; không lo nghĩ thì sẽ gặp nguy nan.

Kẻ giàu thì được thỏa chí; kẻ nghèo thì không gặp thời.

Ham thích nhiều thì sẽ tiêu phí nhiều; chứa trữ nhiều thì mất mát nhiều.

Đua nhau mua sắm thì hết tiền của; chuyên quyền  thì sẽ không thành công.

Nhiều người cùng lo một việc thì phiền phức; sự phiền phức sinh ra do sự lười biếng, ỷ lại vào nhau.

Thuyền hở thì nước vào; túi thủng thì trong chẳng còn vật gì.

Núi nhỏ thì không có thú vật; nước cạn thì không có cá; cây yếu thì không có tổ chim.

Tường hư thì nhà nghiêng; đê vỡ thì nước tràn ngập.

Chạy mau thì ngã; đi thong thả thì chậm trễ.

Đi thuyền đến chổ cạn thì nguy; đi trên nước đá thì sợ.

Lội suối thì chết đuối; gặp nước thì vượt bằng thuyền.

Không mái chèo thì không thể qua sông; mất bạn thì phải mong chờ người xa.

Thưởng phạt thì xét công; không thành thực thì không tin cậy.

Môi sứt thì răng lạnh; lông rụng thì da yếu.

Kẻ nịn nọt thì lời nói rối loạn; chỉ nghe một bên thì sẽ tai hại.

Mưu đồ việc lành thì thắng; mưu đồ việc ác thì chia rẽ.

Người thiện khuyên người ác cũng  như mưa móc về mùa xuân.

Ngựa kì  và ngựa ký thì dễ cưỡi, ngựa nô và ngựa đài thì khó tập.

Không nhìn thì đui, không nghe thì điếc.

Rễ hư thì là sẽ khô; là khô thì hoa rụng; hoa rụng thì quả sẽ thối.

Trụ nhỏ thì nhà nghiêng ngả; gốc nhỏ thì ngọn lung lay.

Đưới nhỏ thì trên phải đổ.

Không phân biệt đen trắng, bỏ đồ cao quý mà dùng đá thì cọp và dê ở cùng bầy.

Áo rách thì vá, đai ngắn thì nối dài.

Chơi dao thì đứt tay, nhảy nhót thì què chân.

Giặt rửa không cần đến sông ngòi, cốt yếu là gội tẩy chất bẩn; cưỡi ngựa không cần tới ngựa kỳ và ngựa ký, cốt yếu là nhanh chân; dùng hiền tài chẳng cần phải thánh nhân, cốt yếu là có trí thức thông suốt, gồm có năm đức:

Thứ nhất là ngăn cấm việc hung bạo, dứt bỏ việc binh đao.

Thứ hai là tưởng  thưởng bậc hiền tài, trừng phạt kể phạm tội ác.

Thứ ba là làm cho dân chúng yên ổn, nhân ái, hòa hiệp.

Thứ tư là che chở, bao bọc cho người khác, xét định công lao.

Thứ năm là ngăn chặn sự phong hoa, xa xỉ, phản đối việc dèm pha.

Đó gọi là năm đức.

Nguồn: Sưu tầm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *