1. An toàn có thể đem đến kết quả ngược lại
Hầu hết tất cả mọi người đều nhận thấy rằng chấp nhận rủi sẽ đưa họ đến những cơ hội không cần thiết, đôi khi còn gây nguy hiểm. Nhưng sự thật là, tránh xa rủi ro sẽ không giúp bạn an toàn hơn, hoặc đảm bảo cho bạn một con đường bằng phẳng trong công việc cũng như trong cuộc sống. Và điều đó luôn đúng.
Như một câu chuyện ngụ ngôn kể rằng: một con khỉ thấy trái chuối trong cái lỗ và chạy đến vồ lấy nó. Khi chú khỉ đưa tay nắm trọn quả chuối trong lòng bàn tay mình cũng là lúc chú nhận ra không thể nào rút tay ra khỏi cái lỗ nhỏ. Bây giờ tay chú mắc kẹt ở đó và chú không thể nào đi đâu được. Chú sẽ không thể đưa mình thoát khỏi nơi đó trừ khi chấp nhận bỏ lại trái chuối, nhưng chính bởi vì sợ mất nó, chú sẽ không bao giờ chịu buông tay ra.
Cố gắng tránh xa rủi ro cũng giống như nắm chặt lấy trái chuối đó. Bạn có thể nghĩ rằng mình đang được an toàn khi giữ chặt lấy thứ bạn đang có, nhưng thực tế bạn chỉ đang gây cản trở cho chính công việc của mình
2. Thất bại là mẹ thành công
Hậu quả của thất bại, cũng giống như kết quả của việc chấp nhận rủi ro có thể đem lại, đều là những nỗi kinh hoàng. Nhưng hãy nghĩ đến những con người đã vươn tới những thành công rực rỡ và chính họ, chứ không ai khác cũng đã từng vượt qua sự thất bại để trở nên thành công như ngày hôm nay.
Michael Jordan đã từng bị loại khỏi tuyển bóng rổ của trường khi anh học cấp 3, hay như nữ văn sĩ J.K.Rowling, bà cũng từng bị khước từ bởi vô số nhà xuất bản trước khi có một nhà xuất bản cho cậu bé phù thủy trẻ Harry Potter có cơ hội đến với độc giả như bây giờ.
3. Quy luật 2 bước
Bất kỳ ai cũng có thể bước 1 bước dài. Hãy tập thói quen bước 1 bước xa hơn những điều bạn cần phải làm. Vài năm trước đây, bài báo “ Ngôi nhà xinh đẹp” trên tạp chí Hearst đã đưa nhầm danh tánh của huyền thoại chủ tịch Estée Lauder, ông Leonard Lauder. “Thật kinh khủng! Thật ra đó chỉ là lỗi lầm vô hại nhưng cực kì khó chấp nhận, và khi mọi người thông báo với tôi về việc này, tôi biết là tôi phải nhận lỗi ngay lập tức”, bà nhớ lại. Chính bà đã chủ động điện thoại cho Leomard để nói xin lỗi. “Tôi thành thật xin lỗi ông. Và hơn hết, tôi rất xấu hổ”, bà kể lại.
Leonard đã cười vang và nói với bà rằng tất cả sẽ được bỏ qua. Và sau đó trong một cuộc phỏng vấn với một tạp chí khác, ông đã nhắc đến sự cố này và nói rằng ông đã rất hài lòng khi người chủ biên vượt qua mọi trở ngại, tìm cách để liên lạc được với ông để xin lỗi.
4. Từ bỏ việc kiểm soátĐôi lúc trong môi trường văn phòng làm việc, có nhiều nhân tố bạn không thể kiểm sóat được như những thủ đoạn lọc lừa giữa người với người. Con người làm căng thẳng, giẫm đạp lên nhau, ganh tị so đo công việc của nhau và đôi khi, họ còn có những mối quan hệ không bình thường.
“Thời gian khi tôi mới bắt đầu sự nghiệp của mình, sếp tôi có mối quan hệ lăng nhăng với cấp dưới của ông, một tình huống thật khó xử và làm cho cuộc sống của chúng tôi thêm phiền phức. Bạn rất dễ cảm thấy bực tức vì những chuyện không đâu nhưng cuối cùng thì sao?” bà chia sẻ. Bà nói tiếp điều duy nhất bạn có thể làm là chấp nhận những điều bạn không thể thay đổi được và làm việc chung với nó. Điều đó cho phép bạn có một chút sức mạnh để vượt qua nó.
5. Chịu khó học hỏiHỏi là một trong những yếu tố quan trọng nhất của thành công. Mọi người đều sợ đưa ra câu hỏi bởi họ sợ để lộ sự ngu dốt của mình, tuy nhiên ngược lại thì đúng hơn. Trong tiếng Anh, sự ngu dốt là “ignorance”, và cái gốc của từ này là “Ignore” có nghĩa là lờ đi.
Ngay lúc bạn hỏi một việc gì đó tức là bạn đang bước dần đến việc hiểu rõ vấn đề đó. Nói cách khác, nếu bạn chỉ lờ đi sự thật mà bạn không biết, hãy tin đi, bạn sẽ không xoay sở được lâu đối với vấn đề đâu.
6. Nếu bạn nghĩ bạn biết câu trả lời, hãy kiểm tra lại
Tôi có thể chắc với bạn rằng ngay giây phút bạn cứ giả sử thế này giả sử thế kia, sự việc sẽ xảy ra hoàn toàn không như suy nghĩ của bạn. Hãy lấy tên tôi đây làm ví dụ. Khi còn học trung học, một cô bé gầy guộc, kỳ quặc với những giấc mơ lớn, tôi muốn mình khác đi. Vì thế một ngày kia tôi đã thay đổi cách đánh vần tên của mình từ Cathy thành Cathie. Ngốc thật chứ, tôi biết… nhưng tôi có thể nói gì đây?
Tôi không thể nói với bạn chính xác bao nhiêu lần từ năm này qua năm khác tôi đã nhận được những lá thư mà tên người nhận là Cathy Black hay Kathy Black hay Kathleen Black. Sự việc không có vẻ gì to lớn lắm nhưng đối với tôi nó cực lớn… Bởi vì nếu như họ không gọi chính xác tên tôi thì làm sao họ có thể đánh giá ý kiến của tôi đúng mức.
7. Đôi lúc cần phải làm sếp của sếp
Khi tôi xem phim Yêu nữ mặc đồ hiệu, có một cảnh phim luôn trong tâm trí tôi đó là khi trợ lý, Andy, đứng đằng sau sếp cô ấy là Miranda tại buổi tiệc và thì thầm qua vai bà tên những vị khách mà bà đang tiến đến chào. Nhẹ nhàng, duyên dáng Miranda chào hỏi từng người như một người chủ chu đáo và tận tâm, khác hẳn với bản chất con người thật: lạnh lùng, kênh kiệu của bà ấy. Không có cách nào nhanh hơn và dễ dàng hơn việc chiếm lòng tin, sự tôn trọng và biết ơn của sếp hơn là việc làm cho hình ảnh sếp đẹp trong mắt mọi người.
8. Không gây ngạc nhiênKhông bao giờ gây ngạc nhiên cho sếp. Nếu có tin gì xấu, hãy trình bày cho ông/bà ấy, có tin tốt hãy chia sẻ. Có một điều chắc rằng không ai thích trở thành người ngoài cuộc. Che giấu sự thật đối với những người cần phải biết có thể làm sự việc trở nên tồi tệ hơn. Hãy làm những công việc tạo điều kiện dễ dàng cho sếp xử lý công việc.
9. Phá cách một chút
Phá vỡ luật lệ là một kỹ năng không được đánh giá và sử dụng đúng mức. Nếu như bạn nhìn vào danh sách những người thành công, những người “phá vỡ luật lệ” luôn chiếm số đông trong danh sách – từ chàng thanh niên bỏ học giữa chừng như Bill Gates đến người phụ nữ tiên phong Meg Whitman của Ebay rồi những người đồng sáng lập Google Sergey Brin và Larry Page.
Những người đã không tin rằng khởi nghiệp nhỏ không thể làm nên những công ty lớn nhất, thành công nhất trong thế giới ảo. Tất cả những người này đã đặt trọn niềm tin vào chính họ và những sáng kiến của họ để nhận ra rằng những qui luật nào có thể phá, cái nào không. Bạn cũng có thể làm như thế.
10. Ngoại hình cũng là một yếu tố
Cách bạn thể hiện mình tạo nên sự khác biệt lớn trong việc mọi người sẽ nhìn nhận bạn như thế nào. Mọi người xét đoán về khả năng, sự tự tin và sự hiểu biết của bạn một phần dựa trên trang phục bạn chọn mặc và cách bạn cư xử.
Khi tôi tốt nghiệp đại học và tìm công việc đầu tiên, tôi đã bị khớp trong cuộc phỏng vấn ở Condé Nast, khi đó là một trong những tạp chí lớn nhất – những công ty xuất bản ở New York. Tôi diện bộ vest tươm tất, kín đáo và cảm thấy hài lòng với vẻ ngòai của mình – ngay khoảnh khắc tôi bước vào thang máy của tòa nhà Conde Nast.
Ngay lập tức tôi nhận được những cái nhìn của nửa tá phụ nữ ăn vận thời trang khi họ nhìn tôi tù đầu đến chân, vài người trong số họ đang cầm những chiếc xách tay hiệu Louis Vuitton. Bất chợt tôi cảm thấy mình như cọng rơm rác giữa những bông hoa tươi đẹp.
Tôi không thể ngăn mình khỏi cảm giác ngượng ngùng xấu hổ – ngược hẳn với cảm giác chỉ vài giây trước khi bước chân vào thang máy, cảm giác tự tin cho buổi phỏng vấn sắp đến. Và tất cả cũng chỉ vì tôi đã không đầu tư suy nghĩ xem mình nên mặc gì vào sáng hôm ấy. Kinh nghiệm này đã dạy cho tôi bài học suốt đời không bao giờ quên.