Hiện nay, rất nhiều người lựa chọn ngành ăn uống để khởi nghiệp. Đặc biệt, cà phê chính là lựa chọn hàng đầu của các bạn. Tuy nhiên, để thành công trong lĩnh vực này lại không hề dễ dàng, khoảng 80% những quán cà phê đều gặp khó khăn, thậm chí phải đóng cửa chỉ sau 6 tháng đến 1 năm. Đa số đều cho rằng nguyên nhân chính đến từ kế hoạch marketing cho quán café. Vậy nên bạn cần thực hiện chiến lược tiếp thị như thế nào để khách hàng xung quanh biết đến quán trong thời gian đầu mới mở?
Bước 1: Nghiên cứu thị trường
- Lựa chọn và xác định thị trường mục tiêu
- Phân tích khả năng thị trường đó có đủ lớn để tạo ra lợi nhuận
- Doanh nghiệp của bạn cần phải có được bao nhiêu thị phần để có thể tồn tại và phát triển việc kinh doanh?
Bước 2: Hiểu khách hàng
Làm thế nào để khách hàng lựa chọn quán của bạn, và điều trước tiên cần làm đó chính là hiểu khách hàng.
Bạn sẽ biết rõ hơn về khách hàng mục tiêu của mình khi đã trả lời được những câu hỏi sau:
- Khách hàng của mình là ai? Mong muốn của họ và động lực đưa họ đến quán là gì?
- Những thói quen của khách hàng là gì?
- Cách họ tìm hiểu về thông tin sản phẩm, dịch vụ như thế nào?
Bước 3: Lựa chọn phân khúc
Sai lầm thường gặp ở nhiều nhà đầu tư khi bắt đầu kinh doanh quán cà phê chính là nghĩ rằng “ai cũng là khách hàng của mình”. Thị trường kinh doanh đồ uống rất rộng lớn và có nhiều đối thủ cạnh tranh cả trực tiếp và gián tiếp. Đây được coi là mối đe dọa cũng như thách thức cho việc kinh doanh của bạn. Thông thường, bạn chỉ nên xác định rõ đối tượng khách hàng mình hướng đến và lên các kế hoạch cần thiết nhắm vào phân khúc khách hàng này.
Bước 4: Tìm hiểu đối thủ
Khi nghiên cứu và phân tích đối thủ bạn cần trả lời các câu hỏi sau:
- Điều gì khiến bạn nổi bật hơn đối thủ?
- Vì sao bạn đặc biệt?
- Tại sao khách hàng nên chọn bạn thay vì một đối thủ khác?
- Đâu là điểm yếu của đối thủ cạnh tranh? Bạn có thể tránh những điểm ý này để tạo nên ưu thế cạnh tranh?
Bước 5: Xác định ưu thế cạnh tranh
Để thành công trong việc kinh doanh quán cà phê, bạn cần biết điểm mạnh của quán so với những đối thủ xung quanh. Từ đó, tạo nên sự khác biệt cho riêng mình. Khi kinh doanh bất cứ thứ gì, nếu bạn có thể tạo nên càng nhiều khác biệt thì bạn càng dễ thu hút khách hàng và đặc biệt khác biệt này cần đánh trúng vào những mong muốn ẩn sâu (insight) của khách hàng. Ví dụ bạn mở quán café sách, ngoài việc bán café bạn mong muốn mang đến không gian học tập bổ sung kiến thức cho khách hàng, v..v…
Bước 6: Xây dựng thông điệp
Các thông điệp trong kế hoạch marketing cho quán café không chỉ nói với các khách hàng tiềm năng những triển vọng của quán mà còn thuyết phục họ hãy trở thành khách hàng thật sự.
Bước 7: Lựa chọn kênh truyền thông
Như đã đề cập, việc lựa chọn một phân khúc thị trường dễ dàng tiếp cận nhất là rất quan trọng. Khi bạn tiến hành tìm kiếm một phương tiện truyền thông marketing phù hợp, bạn sẽ hiểu được lý do mình phải làm việc đó.
Đây là một số công cụ bạn có thể tham khảo và sử dụng để truyền đạt thông điệp marketing cho quán cafe của mình:
- Quảng cáo trên báo, poster, các cuộc thi, danh thiếp, hội thảo
- Quảng cáo trên truyền hình, bảng điện, bán hàng trực tiếp,
- Phát thanh, bảng biểu, hội chợ thương mại, những trang vàng, bài báo
- Mục rao vặt, qua thư, qua sự kiện từ thiện, mạng trực tuyến,
- Bảng quảng cáo, điện thoại trực tiếp, tạp chí, sự kiện đặc biệt
- Thư chào hàng, tờ rơi, thư điện tử, quảng cáo trên phim, tạp chí điện tử
- Bưu thiếp, người phát ngôn, thông cáo báo chí, fax
- Sách giới thiệu, trên quà tặng, truyền miệng, trang web
- Catalogue, tuyên truyền, trưng bày
Bước 8: Mục tiêu
Các mục tiêu là điều thiết yếu cho thành công cho kế hoạch marketing cho quán café của bạn. Nếu bạn không hoạch định cụ thể các mục tiêu trên giấy tờ, thì thành công mãi mãi chỉ là “ước mong”. Khi thiết lập mục tiêu cần nhớ yếu tố SMART.
Bước 9: Lập ngân sách toàn bộ kế hoạch marketing cho quán café
Tùy vào mục tiêu đề ra mà bạn có thể được xây dựng kế hoạch chi phí cho kế hoạch marketing quán café theo những cách thức khác nhau. Bạn có thể bắt đầu bằng những tính toán ước chừng và sau đó dựa vào tình hình thực tế trong một khoảng thời gian cụ thể mà xác định những con số tương ứng. Từ đó, bạn có thể tính toán chi phí dành cho mỗi khách hàng và chi phí trên mỗi sản phẩm.
Bước 10: Đo lường
Để biết được chiến lược marketing cho quán café của bạn có hiệu quả hay không thì cần thường xuyên tiến hành hoạt động đo lường, kiểm tra. Nếu lựa chọn của bạn có hiệu quả tốt thì có thể tiếp tục trong tương lai, nếu nó không hiệu quả thì bạn nên thay đổi kế hoạch của mình
Những cách bạn có thể đo lường sự thành công của một chiến dịch marketing bao gồm:
- Khảo sát khách hàng xem họ hài lòng hay không?
- Theo dõi doanh thu và số lượng khách hàng.
- Đo lường hiệu quả, lợi nhuận thu được trên mỗi hoạt động marketing.