10 bước soạn thảo bản kế hoạch kinh doanh thành công

Bạn là người đam mê kinh doanh và đã có ý tưởng kinh doanh? Vậy hãy soạn thảo cho mình một bản kế hoạch kinh doanh hoàn hảo cho bước đầu khởi nghiệp bán hàng online hiệu quả.

Kế hoạch kinh doanh

Tại sao phải soạn thảo lập bản kế hoạch kinh doanh

Từ khi kinh tế thị trường toàn cầu bắt đầu mở cửa, chúng ta đã ý thức được để có chìa khóa thành công cần phải có chiến lược lập bản kế hoạch kinh doanh cũng như việc lên ý tưởng kinh doanh, tìm hiểu phân tích thị trường, tài chính, sản phẩm dịch vụ, marketing online.….

Soạn thảo kế hoạch kinh doanh

Bản kế hoạch kinh doanh là thước đo dự án có tính khả thi rất cao, đánh giá xuyên suốt quá trình hoạt động. Nếu bạn không có kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh thì việc chinh phục thắng lợi gặp rất nhiều khó khăn cho dù bạn có ý tưởng hay, tài chính vững.

Kế hoạch kinh doanh tốt sẽ quyết định tới thành công của bạn, không những vậy nó biến ý tưởng kinh doanhtrở thành hiện thực kèm theo đó là kinh tế tài chính vững chắc giúp bạn duy trì thành công nối tiếp thành công.

Danh mục soạn thảo lập bản kế hoạch kinh doanh hoàn hảo 

1. Giới thiệu về công ty

Giới thiệu về công ty

– Lời giới thiệu về công ty bao giờ cũng là bước đầu tiên tạo sự tin tưởng, uy tín với khách hàng, không những vậy nó còn đánh giá thực trạng sự tồn tại trên thị trường kinh doanh.

– Phần giới thiệu bao gồm tổng quan các thông tin về công ty của bạn: lịch sử công ty, thông tin địa chỉ, sản phẩm dịch vụ, tài chính kinh tế, đội ngũ nhân lực, mục tiêu dự án…..
2. Mục lục bán hàng

– Bảng mục lục sẽ thống kê tất cả các kế hoạch, chiến lược quá trình kinh doanh cũng như các ngành lĩnh vực sản phẩm dịch vụ. Điều này giúp các bạn quản lý bán hàng tốt nhất.

Sắp xếp mục lục gọn gàng theo trình tự, ghi rõ ràng, nên có chú thích.

Mục lục ý tưởng kinh doanh

Ví dụ: như bạn đọc 1 cuốn sách được chia làm nhiều danh mục, mà bạn muốn tìm đến mục nhất định nhưng không biết nó nằm ở trang thứ bao nhiêu. bạn sẽ cần đến mục lục sẽ chỉ dẫn đến danh mục bạn cần nhanh nhất.

3. Ý tưởng kinh doanh

Ý tưởng kinh doanh

– Ý tưởng kinh doanh là mô hình cho việc bắt đầu khởi nghiệp thành công hay bắt đầu cho một công việc, dự án.

– Lên ý tưởng kinh doanh sáng tạo độc đáo, chạy theo xu hướng, mới mẻ, đi trước thời đại, lựa chọn theo ý kiến đóng góp từ khách hàng.

– Xác định rõ kế hoạch chiến lược, nhiệm vụ cụ thể phải nắm chắc lợi thế phần thắng.

4. Tìm hiểu thị trường & Phân tích thị trường

Kế hoạch kinh doanh phân tích thị trường

 

Thị trường là nơi tiêu thụ sử dụng sản phẩm dịch vụ bạn cung cấp, là yếu tố quyết định đến sự thành công của bạn.

– Việc tìm hiểu thị trường sẽ giúp bạn có đầu ra cho sản phẩm dịch vụ, thúc đẩy điểm mạnh nâng cao chất lượng sản phẩm và đẩy lùi điểm yếu.

– Mở rộng thị trường kinh doanh tăng giá trị thị phần kinh doanh chiếm lòng tin từ khách hàng, giảm bớt cạnh tranh với đối thủ cũng như có thêm cơ hội tìm kiếm khách hàng tiềm năng.

– Phân tích thị trường rõ vùng miền cần gì, thiếu mặt hàng gì, khách hàng là ai, nhu cầu như thế nào? Lập kế hoạch bán hàng tốt nhất.

5. Sản phẩm dịch vụ

Sản phẩm dịch vụ

– Sản phẩm dịch vụ bao gồm những gì? Mô tả cung cấp thông tin hình ảnh, video chân thực, ngắn gọn chuẩn mực nhất.

– Tạo sự khác biệt sản phẩm dịch vụ luôn là tốt nhất về giá cả, dịch vụ luôn là tốt nhất, nhanh nhất, rẻ nhất cạnh tranh sẽ giảm bớt.

– Tiêu chí sản phẩm phải do bạn sở hữu, đã đăng ký bản quyền sáng chế, chất lượng xem đã phù hợp tiêu chuẩn chưa.

6. Báo cáo phân tích ngành

Báo cáo phân tích ngành

Báo cáo tình hình hoạt động, xu hướng nhu cầu thị trường, các ảnh hưởng tác động, tiềm năng nền kinh tế, những rào cản khó khăn.

– Tìm hiểu và dự đoán các nhân tố ảnh hưởng theo thời gian, xây dựng kết cấu bền vững làm nền tảng cho sự thành công.

– Cung cấp sản phẩm dịch vụ ra thị trường đúng ngành, đúng nghề, đáp ứng mọi yêu cầu đến từ khách hàng tốt nhất

Quy mô hoạt động của ngành đem lại doanh thu lợi nhuận ra sao? Nêu rõ đặc điểm xu hướng tăng trưởng.

– Dự báo nền kinh tế, tốc độ gia tăng, mức độ ảnh hưởng, rào cản khó khăn. Ngành đã được mở rộng chưa, chiến dịch cung cấp phân phối sản phẩm.

7. Phân tích đối thủ cạnh tranh

Báo cáo phân tích ngành

Phân tích lợi thế về sản phẩm dịch vụ so với chính đối thủ, giảm bớt nhược điểm gia tăng sản xuất sản phẩm nhấn mạnh vào thị trường. Khẳng định vị thế chiếm lĩnh thị trường.

Phân tích chính xác nhất về điểm mạnh, điểm yếu của từng đối thủ, học hỏi điểm mạnh, biến điểm yếu của đối thủ thành điểm mạnh của mình.

Liệt kê có bao nhiêu đối thủ cạnh tranh, đối thủ là ai, đối thủ đã làm được những gì? Tạo sự khác biệt nhận biết về thương hiệu, tạo các sự kiện gây chú ý.

8. Kế hoạch tiếp thị & bán hàng

Kế hoạch tiếp thị và bán hàng

 

Liệt kê các hoạt động, mục đích chi tiết đầy đủ, đặt ra mức độ ưu tiên.

– Mô tả sản phẩm cho các đối tượng, họ là ai, nằm trong phạm vi nào? Số lượng là bao nhiêu, làm sao để tìm kiếm khách hàng thu hút họ đến với sản phẩm.

– Dịch vụ chăm sóc trước và sau mua luôn được ưu tiên tạo điều kiện khách hàng tiếp cận đầy đủ thông tin.

– Thường xuyên tổ chức những chính sách ưu đãi, khuyến mại hấp dẫn. Tặng quà và hỗ trợ mua sắm cho khách hàng thân quen.

– Marketing đăng tin quảng cáo, rao vặt sản phẩm dịch vụ trên các diễn đàn, kênh giải trí, mạng xã hội….  Bạn có thể tham gia khóa học cách bán hàng online để trau dồi thêm cách thức bán hàng.

9. Đội ngũ nhân lực

Đội ngũ nhân lực tốt

Nhân lực quản lý là then chốt đưa bạn đến thành công, một doanh nghiệp cần phải có đội ngũ giỏi, có kinh nghiệm chinh chiến, có khả năng làm việc độc lập, tác chiến với mọi thử thách khó khăn.

  • Tổng quan về nhân lực
  • Tóm tắt sơ yếu lý lịch đội ngũ
  • Sơ đồ cơ cấu tổ chức theo hệ thống danh mục nhân lực
  • Bố trí các bộ phận, ban ngành theo cương vị đảm nhận.

10. Dự báo và báo cáo tài chính

Dự báo và báo cáo tài chính

– Kế hoạch kinh doanh tốt luôn cần sự hỗ trợ và giả định dự báo tài chính. Trong phần này sẽ cho bạn biết về dự kiến xu hướng, các bước kế hoạch cho tương lai, đem lại cơ hội lợi ích thông tin biến động thị trường.

– Phần báo cáo phải được liệt kê đầy đủ thông tin tất cả các quá trình tổng doanh số, đơn vị sản xuất, chi phí hàng hóa, tổng lãi, tiền thuế, lương thưởng…..

– Xác định số vốn thực tế, mức độ cân bằng dây truyền hoạt động để quản lý tài chính tốt hiệu quả cao.

– Báo cáo thu nhập, phân tích tiền mặt, bảng cân đối tài chính, thống kê tổng thể doanh thu. Đưa ra phương pháp tối ưu nhất.

Chúc các bạn sẽ tự lập cho mình một bản thảo kinh doanh hợp lý, hiệu quả. Đó chính là con đường dẫn đến thành công

 Nguồn https://duyanhweb.com

Để lại một bình luận