Home / Phát triển doanh nghiệp / Tài Liệu / 2 lưu ý khi mới kinh doanh nhà hàng

2 lưu ý khi mới kinh doanh nhà hàng

Kinh doanh nhà hàng vẫn luôn là lĩnh vực thu hút các chủ đầu tư dù ở thời điểm nào đi chăng nữa. Điều kiện sống đi lên, khách hàng ngày một muốn nâng cao trải nghiệm ẩm thực, theo đó các nhà hàng cũng luôn phải bắt nhịp và đáp ứng được nhu cầu thực khách. Để kinh doanh hiệu quả, dưới đây là 2 yếu tố mà các nhà đầu tư cho rằng nó chiếm tỷ lệ 60% sự thành công của nhà hàng.

1. Mô hình kinh doanh

Bất kỳ khi nào bạn nhận được tư vấn mở nhà hàng, bạn sẽ được lưu ý đến mô hình kinh doanh. Đây là khâu quan trọng bạn hình thành nền móng của nhà hàng.

  • Bạn dự định kinh doanh mô hình gì?
  • Tại sao bạn lại lựa chọn hình thức kinh doanh này?
  • Xem xét các đối thủ trên thị trường và bạn có lợi thế gì để cạnh tranh?

Trước khi bạn xác định mô hình kinh doanh mà mình hướng tới thì đây là những câu hỏi bắt buộc bạn phải tìm hiểu. Bạn dự định kinh doanh nhà hàng buffet lẩu nướng, bạn nhận thấy đây là mô hình hiện đang hot trên thị trường, phân khúc khách hàng có thể chia xuống nhiều đối tượng. Đánh giá và khảo sát qua bạn nhận ra đây là mô hình có nhiều tiềm năng. Sau đó bạn mới tiếp tục lên kế hoạch kinh doanh nhà hàng buffet cho riêng mình.

Yếu tố nữa mà những người có kinh nghiệm tư vấn mở nhà hàng cho những chủ đầu tư mới là quy mô kinh doanh. Bạn muốn kinh doanh mô hình buffet lẩu nướng, bạn không thể mở một quán nhỏ vỉa hè được. Đòi hỏi quy mô của mô hình này phải lớn, không gian rộng hoặc có thể là quy mô chuỗi. Sau khi đã định hướng được mô hình kinh doanh thì bạn hoàn toàn có thể thực hiện những bước đi tiếp theo.

Tuy nhiên cũng sẽ có những khó khăn nhất định trong khâu xác định mô hình và quy mô kinh doanh. Nếu bạn lựa chọn xây dựng mô hình nhà hàng lớn hoặc tương lai phát triển lên dạng chuỗi. Ngay từ ngày đầu bạn cần xây dựng một quy trình kinh doanh đồng bộ và cứ thế khi mở rộng bạn chỉ việc nhân bản cách quản lý. Giải pháp cho bạn là dùng đến những phần mềm quản lý chuyên biệt. Trong kinh doanh, thì để phát huy hiệu quả kinh doanh cũng như là để đạt được kết quả cao nhất thì phải có hệ thống chuyên nghiệp, chính vì vậy bạn luôn cần phải học hỏi để áp dụng vào doanh nghiệp của mình

2. Vị trí mở nhà hàng

Không phải ngẫu nhiên mà mỗi buổi tư vấn mở nhà hàng, những hội thảo hay bài học kinh nghiệm đều lưu ý đến vấn đề vị trí mở nhà hàng. Đối với những quán ăn cổ truyền, đặc sắc được nhiều người săn lùng thì mặt bằng không phải là yếu  tố chủ chốt, nhưng đối với những quán ăn thông thường thì cần lựa chọn mặt bằng cẩn thận. Tất nhiên không phải lúc nào địa điểm đẹp cũng phù hợp, địa điểm lý tưởng cho quán phải đáp ứng được các tiêu chí như:

  • Trong khu vực có tập khách hàng mục tiêu
  • Ngân sách hợp lý với quy mô mở nhà hàng
  • Giao thông thuận tiện, có chỗ để xe
  • Hợp đồng thuê mặt bằng đáp ứng đủ những điều kiện căn bản hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh.
  • Xa khu vực có quá nhiều nhà hàng cùng mô hình kinh doanh

Khi bạn tìm được địa điểm đáp ứng được các yêu cầu trên, ít nhất bạn đã có lợi thế để kinh doanh thành công. Bạn không thể kinh đồ ăn vặt sinh viên mà thuê địa điểm trong hoạch cạnh những tòa nhà văn phòng lớn. Thứ nhất bạn không thể đáp ứng nổi chi phí kinh mặt bằng. Thứ hai đấy là khu vực không có nhiều đối tượng khách hàng mục tiêu của bạn. Thứ ba, nếu có khách hàng từ nơi khác tìm đến, họ cũng không lựa chọn bạn vì họ biết, một nhà hàng sinh viên không thể nào đặt ở địa điểm sang chảnh quá được. Chắc chắn giá món ăn sẽ rất lớn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *