3 CÔNG CỤ PHÂN TÍCH ĐỂ CHUẨN BỊ CHO MỘT KẾ HOẠCH KINH DOANH THÀNH CÔNG

“Các doanh nhân có xu hướng sử dụng cách tiến hành nhanh chóng, với hy vọng rằng sản phẩm của họ sẽ đạt được thành công mới. Điều đó có thể xảy ra, nhưng thường thì không.  Ít nhất, nó sẽ không thể xảy ra nếu bạn không tiến hành thẩm tra kỹ càng để thu thập đầy đủ thông tin nhằm xây dựng một kế hoạch kinh doanh vững chắc.”

Nên thực hiện một phân tích triệt để, kỹ lưỡng về ngành nghề kinh doanh trong phạm vi cho phép khi có thể. Có vô vàn các công cụ miễn phí có thể hướng dẫn bạn các bước thực hiện. Dưới đây là ba công cụ phân tích kinh doanh đơn giản xác định các yếu tố giúp thương hiệu của bạn trở nên khác biệt so với các đối thủ trên thị trường.

1. MÔ HÌNH PEST

 

PEST là một cách phân tích bức tranh toàn cảnh về những thay đổi trong ngành nghề kinh doanh để xác định các cơ hội tăng trưởng. Cụ thể, PEST là các chữ viết tắt của:

  • Political Factors (Các yếu tố Chính trị- Luật pháp)
  • Economics Factors (Các yếu tố Kinh tế)
  • Social Factors (Các yếu tố Văn hóa- Xã Hội)
  • Technological Factors (Các yếu tố Công nghệ)

Một biến thể của PEST là PESTLE, trong đó bao gồm thêm các khía cạnh về pháp lý (Legal) và môi trường (Environmental). Nếu bạn đang băn khoăn không biết bắt đầu từ đâu thì hãy bắt đầu bằng cách phân chia từng yếu tố thành năm W:

  • Who – ai
  • What – cái gì
  • When – khi nào
  • Where – ở đâu
  • Why – tại sao

2. MÔ HÌNH SWOT

Trong khi PEST cung cấp một cái nhìn vĩ mô về tình hình cạnh tranh, thì SWOT thường được sử dụng nhiều hơn ở mức độ vi mô để phân tích một doanh nghiệp, sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể. Dưới đây là các giá trị của mô hình SWOT:

Điểm mạnh (Strengths)

Lợi thế cạnh tranh là những lợi thế về kỹ năng, nguồn lực, vốn, mạng lưới hay giá trị giúp phân biệt thương hiệu của bạn với những thương hiệu khác. Chúng là lý do tại sao người tiêu dùng muốn bạn và chỉ bạn mà thôi.

Điểm yếu (Weaknesses)

Đây là một thuật ngữ khá đơn giản. Tuy nhiên, nếu bạn không chắc chắn đâu là điểm yếu của mình thì hãy tìm ra những điểm trái ngược với những điểm mạnh mà bạn có. Điểm yếu là nơi thế mạnh của bạn trở nên yếu thế hơn so với đối thủ cạnh tranh. Điểm yếu có thể là những bất lợi trong nội bộ công ty như sự gia tăng nạn quan liêu hoặc những điểm yếu ở bên ngoài khiến doanh nghiệp trở thành kẻ yếu thế trên thị trường, trong nền kinh tế hay về công nghệ.

Cơ hội (Opportunities)

Đây là nơi mà bạn có thể tận dụng thế mạnh của mình để khai thác những cơ hội tốt như lãi suất giảm, giá cả cạnh tranh, thay đổi theo mùa vụ hoặc các xu hướng tiêu dùng.

Các mối đe dọa (Threats)

Đây là những điều xấu. Và theo định luật Murphy, chúng sẽ không thể mang lại những kết quả tốt đẹp.  Tất nhiên, điều ngược lại cũng đúng. Các mối đe dọa cũng là một cách để tiết lộ tình trạng hiện tại của bạn, chúng làm lộ rõ sự chuẩn bị yếu kém và chỉ ra những cơ hội phát triển.

Dưới đây là bí quyết để tối đa hóa giá trị của việc phân tích mô hình SWOT.

Hãy so sánh những điểm mạnh với những cơ hội của bạn và sử dụng kết quả như đòn bẩy để xây dựng giá trị lớn hơn. Đặt những điểm yếu bên cạnh các mối đe dọa  và sử dụng các sản phẩm phụ như điểm phòng thủ cho các điểm yếu khỏi những mối  đe doạ . Bằng cách này, điểm yếu không bị bỏ qua và thế mạnh trở thành mạnh hơn, dựa trên những cơ hội mới nổi.

3. MÔ HÌNH 7S

Không giống như các công cụ trên thường được sử dụng để phân tích môi trường bên ngoài, mô hình 7S hướng đến các vấn đề bên trong công ty bạn. Mô hình 7S được phát triển bởi McKinsey & Company, bao gồm:

  • Strategy – chiến lược
  • Structure – cơ cấu
  • System – hệ thống
  • Style – phong cách
  • Shared Value – giá trị chung
  • Staff – đội ngũ nhân viên
  • Skill – kỹ năng

Các yếu tố này chứng minh việc tại sao tổ chức không nên hoạt động như các nhóm độc lập mà hãy là một mạng lưới gồm các bộ phận liên kết với nhau.

Hãy tưởng tượng ra một hình bát giác và đặt mỗi chữ S tại mỗi đỉnh, ngoại trừ “các giá trị chung.” (shared values).  Mục này sẽ nằm ở trung tâm của hình bát giác bởi vì đơn giản, đây là giá trị chung. Bây giờ, vẽ một đường thẳng từ đỉnh này đến đỉnh khác để nối mỗi chữ S với nhau. Khi đó, bạn sẽ thấy được sự liên kết chặt chẽ giữa tất cả các điểm.

Nguồn KeHoachViet tổng hợp và edit

 

Để lại một bình luận