Những rủi ro, khó khăn trong quá trình startup chắc chắn là điều không thể tránh khỏi. Số lượng công ty startup thành lập rồi thành công thường chiếm tỷ lệ rất thấp trong tổng số. Vậy đâu là những khó khăn mà khi startup thường gặp phải.
1, Cạnh tranh về nguồn vốn đầu tư
Một số doanh nghiệp startup ngày nay hoạt động trên cơ sở tích lũy nguồn vốn đầu tư từ các đơn vị đầu tư. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện tại, số doanh nghiệp startup có nhu cầu gọi vốn đàu tư lại nhiều hơn các nhà đầu tư và đều tiến hành tìm kiếm, thu hút các đối tượng này rót vốn cho mô hình kinh doanh của mình. Chính vì điều này đã khiến sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt hơn.
Về phương diện nhà đầu tư, họ cần đảm bảo đồng tiền của mình luôn sinh lời khi rót vào các công ty startup, điều này cũng đồng nghĩa sẽ ít cơ hội hơn cho các doanh nghiệp khi họ không thể thu hút được lượng khách hàng ban đầu sau một thời gian đầu tư. Xét về bối cảnh tại Việt Nam, các nhà đầu tư thường yêu thích các startup đã có chỗ đứng nhất định, được một số khách hàng biết đến, thương hiệu đã xây dựng thành công gần như 50% và có nhiều tiềm năng khai thác hơn là các doanh nghiệp chỉ mới bắt đầu từ con số 0.
2, Khó tìm kiếm nguồn nhân sự chất lượng
Việc tìm kiếm nhân sự giỏi trong những doanh nghiệp startup cũng là một vấn đề khó khăn. Đối với các ứng cử viên giỏi trên con đường tìm kiếm công việc phù hợp cho mình, họ thường đặt ra các tiêu chí khắt khe về chính sách đãi ngộ, bản chất công việc, vị trí làm việc cũng như mức lương bổng hợp lý. Do đó, với mô hình của các công ty hay doanh nghiệp startup, thường bạn sẽ rất khó để tìm được đội ngũ nhân viên chất lượng, chịu sát cánh đối mặt với những rủi ro cùng với mình. Hoặc giả nếu có, thì thường bạn cũng sẽ phải đầu tư một phần chi phí khá cao để giữ chân đội ngũ này.
3, Thiếu kiến thức và kinh nghiệm
Khi bắt đầu tiến hành khởi nghiệp hoặc xây dựng mô hình kinh doanh trong bất kì lĩnh vực nào, bạn chắc chắn sẽ phải trang bị những kiến thức cơ bản trong lĩnh vực đó. Tuy nhiên, một vấn đề hay gặp phải ở các startup Việt là không trang bị hoặc không cập nhật đầy đủ kiến thức.
4, Áp lực thời gian
Những nhà đầu tư cho doanh nghiệp startup thường xuyên tạo áp lực lợi nhuận, họ khá thiếu kiên nhẫn và yêu cầu thu lại lợi nhuận nhanh chóng. Chính vì vậy nó thường dẫn đến sự thiếu chính xác trong các quyết định bởi bạn phải đưa nó trong tình trạng căng thẳng, mệt mỏi.
5, Khả năng ra quyết định
Bạn có thể tin hay không, nhưng điều này có thể xem là thách thức khó khăn nhất trong số những điều được nêu ra. Mỗi người chủ doanh nghiệp buộc phải có hàng trăm quyết định mỗi ngày từ lớn tới nhỏ, ví dụ như từ quyết định cơ cấu công ty cho đến giờ làm việc.
Việc ra những quyết định kinh doanh khó khăn khiến nhiều chủ startup trở nên áp lực và mệt mỏi.
Do vậy, nếu bạn đã và đang có ý định triển khai một mô hình kinh doanh startup mới, bạn nên chuẩn bị tinh thần trước cho việc mình sẽ phải quyết định khá nhiều thứ, phải làm thế nào để đưa ra quyết định đúng hay rủi ro và cách giải quyết các quyết định sai…
Mặc dù đối mặc với nhiều khó khăn, tuy nhiên trên thực tế vẫn có nhiều doanh nghiệp startup từng bước một vượt qua những khó khăn, thách thức và giành được vị trí nhất định trên thị trường, trở thành một trong các doanh nghiệp mới tiềm năng trong lĩnh vực riêng của họ. Nếu bạn vẫn ấp ủ dự định startup, chúng tôi khuyên bạn không vì những khó khăn có thể nhìn thấy trước mà nản lòng, hãy có chiến lược cụ thể để khắc phục những thử thách này, từng bước tiến gần hơn đến thành công.