Các doanh nghiệp hay cá nhân muốn tiếp cận dễ dàng nguồn vốn vay từ ngân hàng cần phải có một phương án vay vốn sản xuất kinh doanh rõ ràng và hợp lý.
- Thông tin pháp lý
- Mục đích và kế hoạch sử dụng vốn vay
- Năng lực tạo lợi nhuận
- Năng lực tài chính
- Tài sản thế chấp
Vay vốn kinh doanh là hình thức vay bằng giấy phép kinh doanh dành cho những người muốn vay để thực hiện việc kinh doanh của mình và dùng giấy phép kinh doanh để vay vốn ngân hàng bổ sung nguồn vốn để đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh.
Để được vay vốn sản xuất kinh doanh tại ngân hàng, các doanh nghiệp hay hộ kinh doanh cần có một kế hoạch kinh doanh hay phương án vay vốn ngân hàng cụ thể và đúng mục đích. Một phương án vay vốn để sản xuất kinh doanh cần có đủ 5 yếu tố:
- Pháp lý
- Mục đích vay trả góp
- Năng lực tạo lợi nhuận
- Năng lực tài chính,
- Tài sản thế chấp.
1.Thông tin pháp lý
Đầu tiên trong phương án vay vốn kinh doanh, bạn cần chứng tỏ được sự đáng tin dựa trên thông tin pháp lý về đơn vị kinh doanh bằng cách cung cấp chính xác các thông tin sau:
Thông tin về công ty: Địa chỉ, quyết định thành lập, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, ngành nghề kinh doanh, vốn điều lệ, thông tin về chủ sở hữu, người đại diện theo pháp luật,…
Thông tin về sản xuất, bộ máy tổ chức: Địa điểm sản xuất, thiết bị và công nghệ ứng dụng trong sản xuất, dịch vụ, sơ đồ tổ chức và vận hành dịch vụ, mô tả bộ phận điều hành và quản lý của doanh nghiệp.
2.Mục đích và kế hoạch sử dụng vốn vay
Ngân hàng muốn đảm bảo mục đích vay vốn của khách hàng là khả thi và hợp pháp. Hồ sơ vay vốn cần thể hiện được sự cần thiết của dự án kinh doanh này. Trong phần này, bạn cần đáp ứng những yêu cầu sau:
- Hạn mức tín dụng đề nghị
- Mục đích sử dụng vốn
- Kế hoạch rút vốn: trên cơ sở triển khai các hợp đồng, công ty sẽ lên kế hoạch vay và lịch trả nợ cho từng lần nhận.
- Phương thức giải ngân
- Thời hạn trả nợ theo hạn mức
- Nguồn trả nợ tiền vay: Từ tiền thu từ phương án, Tiền thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh hiện tại và từ các nguồn khác.
3.Năng lực tạo lợi nhuận
Yếu tố tiếp theo đó là khả năng tạo lợi nhuận của kế hoạch kinh doanh. Đây là yêu cầu khó khăn và gay go nhất để chiếm được lòng tin của ngân hàng khi khách hàng muốn vay vốn. 3 yêu cầu chính của dự án vay vốn kinh doanh gồm:
- Xác định được thị trường và khả năng tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án.
- Khả năng cung cấp nguyên vật liệu và các yếu tố đầu vào.
- Hiệu quả tài chính của dự án (doanh thu dự kiến, chi phí dự kiến, lợi nhuận dự kiến).
4.Năng lực tài chính
Năng lực tài chính được phản ánh qua kết quả kinh doanh và tình hình tài chính của doanh nghiệp qua các năm (tối thiểu là 3 năm).
- Tình hình tài chính của doanh nghiệp được thể hiện qua các chỉ tiêu:
- Tổng doanh thu,
- Lãi gộp,
- Lợi nhuận trước thuế,
- Tổng tài sản có,
- Tài sản lưu động,
- Tài sản cố định,
- Vốn chủ sở hữu,
- Nợ ngắn hạn,
- Nợ trung, dài hạn…
- Kết quả kinh doanh thể hiện qua tổng lợi nhuận mà doanh nghiệp thu được.
Một phương án kinh doanh tốt phụ thuộc phần lớn vào sự thích nghi của doanh nghiệp trên thị trường. Để thích nghi tốt, doanh nghiệp phải không ngừng đánh giá lại mình, để thấy được những cơ hội, thách thức, điểm mạnh, điểm yếu, từ đó điều chỉnh chiến lược kinh doanh một cách chủ động và đem lại hiệu quả tối ưu.
Kiểm tra năng lực tài chính
5.Tài sản thế chấp
Các loại tài sản thế chấp cho khoản vay cần có giấy tờ pháp lý đầy đủ, được định giá theo giá trị thị trường tại thời điểm vay vốn.
Như vậy, phương án vay vốn sản xuất kinh doanh của khách hàng về cơ bản được xây dựng dựa trên kết quả kinh doanh, năng lực tài chính, và tính khả thi, hiệu quả của phương án kinh doanh.
Một phương án vay vốn khả thi không chỉ giúp khách hàng dễ dàng tiếp cận hơn với nguồn vốn giá rẻ từ ngân hàng mà còn đảm bảo cho việc sử dụng nguồn vốn hiệu quả hơn. Vì vậy khi lập 1 phương án vay vốn sản xuất kinh doanh tại ngân hàng các bạn đừng bỏ qua các yếu tố trên.