Home / Phát triển doanh nghiệp / Nghệ thuật quản lý / 6 thái độ của sếp làm nhân viên hài lòng

6 thái độ của sếp làm nhân viên hài lòng

Một nhà quản lý giỏi và được nhiều nhân viên quý mến không chỉ vì họ luôn làm tốt mọi công việc, chỉ đạo tốt công việc và trả lương cao cho nhân viên mà còn vì cách cư xử của họ đối với người dưới quyền.

Dưới đây là 6 thái độ cơ bản nhất mà một nhà quản lý nên có:

Biết lắng nghe:

Biết dành thời gian lắng nghe ý kiến của các nhân viên là cách dễ dàng nhất giúp bạn thể hiện được sự quan tâm và quan hệ thân thiện giữa sếp và nhân viên. Đó cũng là cách tốt nhất để phá bỏ rào cản giữa quan hệ cấp trên và cấp dưới.

Dễ gần:

Nhà quản lý giỏi là người dễ nói chuyện và thảo luận về mọi vấn đề, thậm chí về cả những tin đồn không hay về họ. Để giúp nhân viên hiểu rõ về bạn và không có bất cứ cuộc bàn tán nào sau lưng thì việc lắng nghe và nói chuyện thẳng thắn sẽ đem lại hiệu quả cao.

Thông thường, khi gặp tình huống như vậy bạn nên hỏi thẳng nhân viên như: “Bạn lấy thông tin đó ở đâu? Tại sao tôi chưa nghe chuyện này bao giờ nhỉ?” Đây được coi là một trong những cách phản ứng tích cực và khôn ngoan nhất của một nhà quản lý có tài.
Tính chính trực và chân thật:

Muốn lãnh đạo được nhiều nhân viên bạn cần đặt đức tính này lên hàng đầu. Bởi vì để được các nhân viên tin tưởng và nghe theo bạn luôn phải nói sự thật và xử sự với mọi người công bằng, ngay thẳng.

Có óc hài hước:

Nhà quản lý giỏi là người biết cách làm cho nhân viên cảm thấy vui vẻ và thoải mái mỗi khi công việc quá tải. Sử dụng óc hài hước để tạo tiếng cười, giảm căng thẳng và cũng là tạo sự gần gũi giữa mọi người.

Hiểu biết về nhân viên:

Bạn nên có số điện thoại hoặc địa chỉ của mỗi nhân viên để có thể liên lạc khi cần thiết. Đó có thể là khi họ nghỉ đột xuất hoặc tâm trạng của họ gần đây đã có ảnh hưởng đến công việc, bạn có thể liên lạc để tìm hiểu nguyên nhân. Bạn cần có tài ngoại giao, cách xử trí và biết nên nói gì và vào lúc nào để có thể giúp họ cảm thấy dễ chịu hơn.

Hiễu lẫn nhau:

Bạn nên tập trung vào một nhóm hơn là vào các cá nhân. Hiễu biết lẫn nhau là làm cho một nhóm với những cá nhân xa lạ có thể nói chuyện và lắng nghe nhau.

  Theo Dân Trí

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *