Chọn một ý tưởng phù hợp
Hầu hết mọi người nghĩ rằng họ biết mình giỏi điều gì. Nhưng thường thì họ sai – Peter Drucker
Nhiều người bị nhầm lẫn giữa sở thích và sở trường. Chính điều đó khiến họ thất bại khi khởi nghiệp. Thực tế, điều chúng ta thích chưa chắc đã là điều chúng ta giỏi nhất. Thậm chí có những việc bạn hoàn toàn không thích nhưng lại làm rất giỏi.
Khi khởi nghiệp kinh doanh (đặc biệt là khởi nghiệp từ con số 0), bạn nên chọn một một ý tưởng phù hợp, một lĩnh vực mà bạn thật sự mạnh. Đừng chọn lựa một ý tưởng kinh doanh chỉ vì bạn “thích” nó.
Tôi thích bóng rổ, nhưng tôi không đủ giỏi để có thể chơi chuyên nghiệp. Nếu tôi cố theo đuổi và chọn nó làm nghề chính thì cuối cùng tôi sẽ thất bại. Bởi vậy, tôi chỉ chơi bóng rổ như một thú vui và khởi nghiệp bằng những thế mạnh thực sự của mình: phát biểu trước công chúng, làm video, marketing trên mạng xã hội – Tai Lopez
Cập nhật xu hướng
Không cập nhật hoặc “phớt lờ” xu hướng cũng là một trong những lý do phổ biến khiến cho các startup thất bại.
Các vấn đề hiện tại của mọi người chính là cơ hội dành cho bạn. Hãy tìm ra giải pháp (sản phẩm, dịch vụ), giúp họ sửa chữa vấn đề rồi họ sẽ “trả công” cho bạn.
Các doanh nghiệp nhỏ đang gặp vấn đề với truyền thông xã hội. Ngày càng nhiều người bỏ đại học để lo kiếm tiền. Mọi người muốn có những kỹ năng thực tiễn để có làm ra tiền ngay. Chính vì vậy, tôi đã mở ra một công ty chuyên tư vấn cách quản lý truyền thông xã hội cho doanh nghiệp nhỏ. – Tai Lopez
Bắt đầu nhanh
“Đôi khi, đủ tốt chính là hoàn hảo” – câu nói từ vị cố vấn đầu tiên của Lopez, cũng chính là điều mà ông muốn chia sẻ.
Bạn mới bắt đầu kinh doanh, đừng cố gắng để tạo ra một sản phẩm hoàn hảo. Thay vì vậy hãy tạo một sản phẩm đủ tốt để có thể thử nghiệm trên thị trường, một sản phẩm “kịp thời”, rẻ, một sản phẩm mà mọi người có thể đón nhận.
Xoay quanh những gì khách hàng muốn
Apple và Kodak là 2 ví dụ điển hình mà các doanh nhân có thể học hỏi. iPhone đã phát triển dựa theo những đề xuất của người dùng cho nên họ liên tục “thống trị” thị trường di động.
Ngược lại, Kodak là thương hiệu máy ảnh nỗi tiếng trong suốt hàng thế kỷ. Nhưng vì phớt lờ những lời cảnh báo và không bắt kịp xu hướng công nghệ, đến năm 2012, công ty này đã phải phá sản.
Khi kinh doanh, đừng quá “đắm đuối” với ý tưởng của mình. Ý tưởng giúp bạn bắt đầu nhưng nó phải sẵn sàng để thay đổi. Phát triển ý tưởng thông qua những bài kiểm tra và thực nghiệm. Nếu không, bạn sẽ thất bại. – Tai Lopez
Tối ưu giá
Trong quyển sách Smart Pricing, 2 giáo sư của trường đại học Wharton phân tích rất rõ những điều bạn có thể làm để mang lại lợi ích tốt nhất cho doanh nghiệp của mình. Trong những điều đó, tối ưu giá là việc đầu tiên bạn cần làm. Tuy nhiên, hầu hết các doanh nghiệp đều có mức giá quá thấp hoặc quá cao.
Để biết giá của mình đã tối ưu hay chưa, bạn phải thử nghiệm trên nhiều mức giá khác nhau. Nếu khách hàng không chịu bỏ ra dù chỉ một xu để mua sản phẩm, bạn nên ngừng việc kinh doanh hoặc phải tạo ra một sự thay đổi lớn nào đó.
Ngược lại, nếu sản phẩm của bạn bán tốt hoặc nếu bạn có thể định giá sản phẩm cao hơn các sản phẩm tương tự trên thị trường (mà vẫn bán tốt) thì bạn đã sẵn sàng để mở rộng thị trường.
Mở rộng thị trường
Theo Lopez, để mở rộng thị trường bạn cần có 2 công cụ: Viral miễn phí và Quảng cáo trả phí. Tuy nhiên, để việc mở rộng thị trường đạt hiệu quả, sản phẩm của bạn cần phải tốt.
Bạn không thể cố cải thiện những những thứ vốn đã tệ (You can’t polish a turd). Nhiều người cố quảng cáo một ý tưởng điên rồ. Nó không hiệu quả – Tỷ phú Charlie Munger
Nếu bạn đã có một ý tưởng hay, bạn có thể lồng ghép một số yếu tố hài hước, kịch tính, một số yếu tố gây tranh cãi.. vào nội dung tiếp thị để sản phẩm của bạn có thể lan truyền nhanh chóng và “miễn phí”.
Một khi sản phẩm đã được lan truyền, lúc này bạn mới đầu tư tiền vào quảng cáo. Hầu hết mọi người bỏ tiền cho vào quảng cáo quá sớm. Đó là điều rất sai lầm, vừa tốn kém, vừa không hiệu quả. Điều đó đồng nghĩa với việc bạn đang quảng cáo một thứ gì đó mà mọi người “không hứng thú”.
Thuê Trainer
Lopez nhận thấy rằng, những người nỗi tiếng, những người thành công trên khắp thế giới đều có trainer riêng (thầy, người huấn luyện, cố vấn…). Và ông đã áp dụng điều đó vào chính cuộc sống của mình.
Không cần biết bạn kinh doanh gì, một người thầy, một nhà cố vấn có thể trả lời cho bạn những câu hỏi mà bạn không thể tìm thấy lời giải đáp trên google. Những kinh nghiệm mà họ chia sẻ có thể giúp ích rất nhiều cho sự nghiệp kinh doanh của bạn. Và tất nhiên, học từ một người thầy sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian so với tự tìm hiểu và kiểm nghiệm.