Dự án đầu tư xây dựng nhà máy dược đạt tiêu chuẩn EU-GMP, FDA và PICs.
I. Sự cần thiết phải đầu tư dự án.
Việt Nam hiện được xếp vào nhóm những nước có ngành dược mới nổi (Pharmerging – theo phân loại của tổ chức IQVIA Institute). Dân số đang bước vào giai đoạn “già hóa” (World Bank cảnh báo, Việt Nam đang trải qua giai đoạn tốc độ già hóa dân số nhanh nhất từ trước tới nay, tỷ trọng dân số từ 65 tuổi trở lên là 6,5% vào năm 2017, dự kiến sẽ đạt 21% vào năm 2050), đồng nghĩa với nhu cầu chăm sóc sức khỏe đang tăng lên. Nielsen nhận định, sức khỏe luôn là một trong hai mối quan ngại hàng đầu của người tiêu dùng Việt Nam trong năm 2019.
Bên cạnh đó, mức độ sẵn sàng chi trả cho các dịch vụ y tế có xu hướng tăng lên do thu nhập bình quân đầu người và trình độ dân trí được cải thiện, trong khi môi trường sống ngày càng có nguy cơ ô nhiễm cao làm gia tăng ngày càng nhiều loại bệnh tật… là yếu tố chính dẫn đến sự phát triển tất yếu của ngành dược.
Ngành dược Việt Nam có nhiều cơ hội để tăng trưởng. Đồng thời uy tín doanh nghiệp cũng cần được coi trọng đúng mức để có thể giúp người dân có những thông tin hữu ích, hiệu quả và cần thiết trong quá trình khám chữa bệnh.
Xuất phát từ những thực trạng nêu trên, việc triển khai đầu tư nhà máy sản xuất thuốc tại Long An nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường trong thời gian tới là rất cần thiết. Chính vì vậy, Công ty Biophar tiến hành nghiên cứu và lập dự án “Nhà máy sản xuất thuốc cản quang Biophar”. Kính trình các cơ quan ban ngành cùng tổ chức tín dụng xem xét và hỗ trợ chúng tôi, để chúng tôi có thể triển khai dự án trong thời gian sớm nhất.
II. Mục tiêu dự án.
- Đầu tư xây dựng nhà máy đạt tiêu chuẩn EU-GMP, FDA và PICs, để sản xuất thuốc cản quang với công suất sản xuất hàng năm khoảng 54 triệu sản phẩm cung cấp cho thị trường thuốc trong nước và xuất khẩu.
- Góp phần đáp ứng cho nhu cầu phòng bệnh, chữa bệnh của nhân dân với chất lượng bảo đảm, giá hợp lý; phù hợp với cơ cấu bệnh tật, đáp ứng kịp thời yêu cầu an ninh, quốc phòng, thiên tai, dịch bệnh và các nhu cầu khẩn cấp khác.
- Chung tay xây dựng nền công nghiệp dược, trong đó tập trung đầu tư phát triển sản xuất thuốc bảo đảm chất lượng, giá hợp lý, từng bước thay thế thuốc nhập khẩu; phát triển công nghiệp hóa dược, phát huy thế mạnh, tiềm năng của Việt Nam.
- Xây dựng nhà máy Dược theo hướng chuyên môn hóa, hiện đại hóa, có khả năng cạnh tranh với các nước trong khu vực và trên thế giới; phát triển hệ thống phân phối, cung ứng thuốc hiện đại, chuyên nghiệp và tiêu chuẩn hóa.
- Góp phần phát triển ngành công nghiệp dược nói riêng và ngành kinh tế của tỉnh Long An, giải quyết việc làm cho người lao động.
III. Nhu cầu sử dụng đất và bố trí công trình thực hiện.
TT | Nội dung | Diện tích(m²) | Tỷ lệ(%) |
1 | Diện tích xây dựng | 5.166 | 51,66 |
2 | Cây xanh | 2.172 | 21,72 |
3 | Sân đường nội bộ | 2.662 | 26,62 |
Tổng cộng | 10.000 | 100,00 |
IV. Khái toán tổng mức đầu tư của dự án.
STT | Nội dung | Thành tiền(1.000 đồng) |
I | Xây dựng | 176.331.320 |
II | Thiết bị | 964.700.000 |
III | Chi phí quản lý dự án | 14.098.828 |
IV | Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng và chi khác | 75.791.314 |
V | Dự phòng phí | 123.092.146 |
Tổng cộng | 1.354.013.609 |
V. Phân tích hiệu quả kinh tế của dự án.
-
Kế hoạch hoàn trả vốn vay.
Kết thúc năm đầu tiên phải tiến hành trả lãi vay giải ngân năm nhất và từ năm thứ 2 trả nợ gốc thời gian trả nợ trong vòng 10 năm của dự án, trung bình mỗi năm trả 83 tỷ đồng. Theo phân tích khả năng trả nợ của dự án (phụ lục tính toán kèm theo) cho thấy, khả năng trả được nợ là rất cao, trung bình dự án có khả năng trả được nợ, trung bình khoảng trên 191% trả được nợ.
-
Khả năng hoàn vốn và thời gian hoàn vốn giản đơn.
Khả năng hoàn vốn giản đơn: Dự án sẽ sử dụng nguồn thu nhập sau thuế và khấu hao cơ bản của dự án để hoàn trả vốn vay.
KN hoàn vốn = (LN sau thuế + khấu hao)/Vốn đầu tư.
Theo phân tích khả năng hoàn vốn giản đơn của dự án (phần phụ lục) thì chỉ số hoàn vốn của dự án là 7,88 lần, chứng tỏ rằng cứ 1 đồng vốn bỏ ra sẽ được đảm bảo bằng 8,88 đồng thu nhập. Dự án có đủ khả năng tạo vốn cao để thực hiện việc hoàn vốn.
Thời gian hoàn vốn giản đơn (T): Theo (Bảng phụ lục tính toán) ta nhận thấy đến năm thứ 9 đã thu hồi được vốn và có dư, do đó cần xác định số tháng của năm thứ 9 để xác định được thời gian hoàn vốn chính xác.
Số tháng = Số vốn đầu tư còn phải thu hồi/thu nhập bình quân năm có dư.
Như vậy thời gian hoàn vốn của dự án là 8 năm 10 tháng kể từ ngày hoạt động.
-
Khả năng hoàn vốn và thời gian hoàn vốn có chiết khấu.
Khả năng hoàn vốn và thời điểm hoàn vốn được phân tích cụ thể ở bảng phụ lục tính toán của dự án. Như vậy PIp = 2,78 cho ta thấy, cứ 1 đồng vốn bỏ ra đầu tư sẽ được đảm bảo bằng 2.78 đồng thu nhập cùng quy về hiện giá, chứng tỏ dự án có đủ khả năng tạo vốn để hoàn trả vốn.
Thời gian hoàn vốn có chiết khấu (Tp) (hệ số chiết khấu 8,78%).
Theo bảng phân tích cho thấy đến năm thứ 12 đã hoàn được vốn và có dư. Do đó ta cần xác định số tháng cần thiết của năm thứ 12.
Kết quả tính toán: Tp = 11 năm 1 tháng tính từ ngày hoạt động.
-
Phân tích theo phương pháp hiện giá thuần (NPV).
Hệ số chiết khấu mong muốn 8,78%/năm.
Theo bảng phụ lục tính toán NPV = 2.253.914.454.000 đồng. Như vậy chỉ trong vòng 20 năm của thời kỳ phân tích dự án, thu nhập đạt được sau khi trừ giá trị đầu tư qui về hiện giá thuần là: 2.253.914.454.000 đồng > 0 chứng tỏ dự án có hiệu quả cao.
-
Phân tích theo tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR).
Theo phân tích được thể hiện trong bảng phân tích của phụ lục tính toán cho thấy IRR = 20,38% > 8,78% như vậy đây là chỉ số lý tưởng, chứng tỏ dự án có khả năng sinh lời cao.