Home / Hỏi Đáp / Cách bài trí bàn thờ gia tiên hợp phong thủy: Vượng khí & tài lộc

Cách bài trí bàn thờ gia tiên hợp phong thủy: Vượng khí & tài lộc

Thờ cúng tổ tiên từ xa xưa tới nay là một phong tục đẹp của ông cha ta thể hiện lòng thành kính của con cháu với thế hệ cha ông đi trước. Vì vậy, bàn thờ gia tiên trong mỗi gia đình có ý nghĩa vô cùng thiêng liêng. Cách bố trí bàn thờ gia tiên thế nào cho đúng theo phong thủy, theo tuổi gia chủ cần chú ý.

Cách bài trí bàn thờ

Bàn thờ chuẩn cần có những gì?

Thực chất, một bàn thờ để cúng bái không cần phải quá cầu kỳ mà nó phụ thuộc vào điều kiện, quan niệm và phong tục riêng của mỗi gia đình. Cho du ít hay nhiều thì bàn thờ tối thiểu cũng cần phải có: Bát hương, ba chén nước và các đồ cúng ăn được. Còn đối với một bàn thờ gia tiên đầy đủ chuẩn nhất thì sẽ có những vật như sau:

  1. Bàn thờ
  2. Khám thờ – Ngai thờ
  3. Ảnh thờ
  4. Bát hương
  5. Đèn thái cực – Đền lưỡng nghi
  6. Lọ hoa – Mâm quả
  7. Bộ đỉnh hương
  8. Ba chén nước
  9. Hoành phi
  10. Câu đối

Những vật dụng trên dùng để trang trí bài thờ gia tiên đầy đủ nhất. Bạn có thể loại bỏ Hoành phi và Câu đối nếu không có phòng thờ riêng.

Kích thước bàn thờ chuẩn

Kích thước của bàn thờ cũng là một trong những yếu tố được nhiều người quan tâm. Trong đó:

  • Kích thước bàn thờ treo tường sâu tối đa 610 mm, rộng tối đa 1070 mm sẽ đảm bảo được các yếu tố: Tài Lộc, Quý Tử, Tài Vượng, Hỷ Sự, Tiến Bảo.
  • Kích thước bàn thờ đứng được tính theo thước lỗ ban có chiều ngang tối đa 217 cm, rộng tối đa 117 cm và cao tối đa 127 cm sẽ đảm bảo được các yếu tố: Tài Lộc, Quý Tử, Tài Vượng, Hỷ Sự, Tiến Bảo.

Cách bài trí bàn thờ gia tiên theo phong thủy

Bài trí bàn thờ theo phong thủy không chỉ giúp gia chủ tránh được những điều đại kỵ kém may mắn mà còn đem đến vượng khí, tài lộc của gia tiên đem lại.

Cách bài trí bàn thờ hợp phong thủy

1. Bàn thờ

Bàn thờ trong gia đình thường được đặt ở một phòng riêng (nếu có) không bị các không gian sinh hoạt khác tác động. Phía sau bàn thờ cần phải là tường vững chãi, không được dựa vào tường kính hoặc cửa sổ. Hướng nhìn của bàn thờ đối diện cửa ra vào nếu thỏa mãn về phương vị và hướng thì rất tốt về phong thủy.

Không gian thờ cần thể hiện sợ tôn nghiêm và nên sơn các màu thâm trầm chủ đạo như: Nâu, vàng kem, màu gỗ và màu của những bức sơn mài, hoành phi câu đối, sơn son thiếp vàng,..v.v..

Ngoài ra, bạn cần chú ý không đặt bàn thờ nhìn ra hướng Ngũ quỷ. Tránh đặt bàn thờ dựa lưng vào phòng/nhà vệ sinh.

2. Khám thờ – Ngai thờ

Khám thờ đặc biệt quan trọng với những gia đình có truyền thống gia phả lâu đời. Khám thờ được làm bằng gỗ trang trí hoa văn cầu kỳ và được đặt trong cùng, sát tường. Ngai thờ là phần thay thế cho khám thờ, nhỏ gọn bên trong chỉ cần đặt bài vị tượng trưng cho tổ tiên.

3. Ảnh thờ

Hình ảnh của những người đã khuất được đặt theo nguyên tắc nam – tả (trái), nữ – hữu (phải) tính từ phía trong bàn thờ nhìn ra.

4. Bát hương

Là vật dụng quan trọng trên bàn thờ dùng để cắm nhang cúng bái, hành lễ, cầu khấn… Số lượng bát hương thường là số lẻ, điển hình và phổ biến nhất vẫn là 3 bát hương. Đối với một số gia đình có bàn thờ nhỏ tối giản không gian thờ có thể sử dụng 1 bát hương.

5. Đèn thái cực – Đèn lưỡng nghi

Đèn thái cực thường được đặt ở chính giữa bàn thờ, phía dưới chân khám thờ. Đèn thái cực này luôn phải sáng trong không gian thờ, bạn nên sử dụng đèn hoạt động bằng điện thay cho đèn dầu. Theo quan niệm dân gian, Thái cực sinh Lưỡng nghi cho nên đèn lưỡng nghi (cặp chân nến) cần phải có nếu bạn dùng đèn thái cực. Đèn lượng nghi đặt ở hai bên góc ngoài bàn thờ tượng trưng cho ánh sáng của mặt trời và mặt trăng.

6. Lọ hoa – Mâm quả

Bình hoa cắm nên đặt ở bên trái, mâm ngũ quả bên phải tính từ trong bàn thờ nhìn ra theo phong thủy thuận theo khí vượng có từ thời xa xưa.

7. Bộ đỉnh hương

Bộ đỉnh hương có 3 phần đặt hết phía sau bát hương, trong đó lư đồng ở trung tầm, 2 nến đồng hoặc 2 con hạc được đặt hai bên. Bộ đỉnh hương dùng để đốt trầm trong các dịp lễ giúp không gian thờ cúng thêm trang trọng hơn. Tuy nhiên, bộ đỉnh hương không quá quan trọng và chỉ sử dụng cho những phòng thờ lớn cho nên không có cũng không sao cả.

8. Ba chén nước

Ba chén nước thường dùng để đựng rượu hoặc nước trong mỗi dịp cúng bái, thắp hương đặt phía trước bát hương.

9. Hoành phi (bổ xung)

Có 2 loại là Cuốn thư (Đức Lưu Quang) mang nghĩa “Đức sang lưu giữ muôn đời” hoặc Đại tự (Tích Thiện Dư Khánh) mang nghĩa “Tích thiện có nhiều phúc”, phía hai bên sẽ có tên người lập và năm lập. Hoành phi thường được đặt trên nóc bàn thờ.

10. Câu đối (bổ xung)

Có rất nhiều mẫu câu đối hay và ý nghĩa bạn có thể lựa chọn. Tuy nhiên, hãy chọn những câu đối liên quan đến khí vượng, tài lộc hoặc đem đến may mắn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *