Theo báo cáo mới nhất của Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) chỉ số sáng tạo của người Việt Nam hiện đứng ở vị trí 16/24 nước khảo sát.
>> Iphone 6 vừa ra mắt đã mất điểm
>> Hướng dẫn lập kế hoạch kinh doanh
>> Biến động kinh tế Đông Á và vị trí của Việt Nam-P1
>> Thương hiệu và những sai lầm chiến lược
>> Dịch vụ lập kế hoạch kinh doanh chuyên nghiệp
Theo đó, báo cáo của ADB trình bày kết quả và phân tích về chỉ số sáng tạo, gọi tắt là CPI tại một số quốc gia ở châu Á. Đây được xem là một phần trong nghiên cứu tổng thể của ADB về nền kinh tế tri thức của châu Á.
Báo cáo nhằm cung cấp một tiêu chuẩn về năng suất sáng tạo của một số quốc gia châu Á – điểm quan trọng trong việc tăng cường phát triển kinh tế tri thức. Theo ADB, đây sẽ là công cụ hữu ích giúp các nhà hoạch định chính sách đánh giá và tìm ra cách thức thúc đẩy sự sáng tạo tại quốc gia mình.
Có tổng cộng 24 nước được khảo sát, trong đó có 2 quốc gia ngoài châu Á là Phần Lan và Mỹ được đưa vào để đưa ra những so sánh khách quan nhất. Ngoài đánh giá chung là xếp hạng khả năng tiếp thu công nghệ mới, ADB còn đưa ra đánh giá về tính sáng tạo và môi trường khuyến khích sáng chế (input), và số bằng sáng chế (output). Dưới đây là một số điểm quan trọng trong báo cáo về chỉ số CPI:
Nhật Bản là quốc gia dẫn đầu về chỉ số CPI, tiếp sau đó là Phần Lan và Hàn Quốc. Trong khi đó, Campuchia và Pakistan, với nhiều thiếu hụt về sự cải tiến xếp cuối bảng xếp hạng.
Việt Nam ở vị trí 16/24 nước được khảo sát, dưới cả Lào nhưng trên Philippines, Campuchia và Myanmar trong khối Asean.
Riêng Singapore dẫn đầu chỉ số CPI về khuyến khích sáng chế.
Phần Lan và Hồng Kông, Trung Quốc lần lượt chiếm những vị trí đầu tiên trong chỉ số CPI về số bằng sáng chế.
Có rất nhiều khía cạnh khác nhau của sự sáng tạo, được phản ánh trong báo cáo của ADB.
Theo đó, nhiều quốc gia đang phát triển tại châu Á hiện phải đối mặt với thách thức không để bị mắc kẹt trong bẫy thu nhập trung bình. Để giải quyết vấn đề này, họ cần phải chuyển đổi từ một nền kinh tế giả định hướng đến một sự đổi mới trong mô hình tăng trưởng vốn được sử dụng phổ biến ở các nước phát triển.
Với một nền kinh tế giàu mạnh hơn, các quốc gia có thể đầu tư nhiều hơn vào cơ sở hạ tầng như hệ thống giao thông, thông tin liên lạc, sản xuất điện… Đây đều là những yếu tố cơ bản quan trọng trong một nền kinh tế sáng tạo và đổi mới.
Tuy nhiên, báo cáo thể hiện một số khác biệt về kết quả của môi trường thuận lợi tạo điều kiện sản sinh ra các kết quả sáng tạo từ nguyên liệu đầu vào sáng tạo tại các quốc gia khảo sát.
Một đất nước nghèo hơn có thể không có khả năng tập hợp được cùng một mức độ đầu vào sáng tạo so với một quốc gia giàu có nhưng vẫn có thể được hưởng lợi bằng cách sử dụng những nguồn lực sẵn có hiệu quả.
Dĩ nhiên, các khuyến nghị về chính sách sẽ khác nhau cho từng nền kinh tế nhưng kết quả của báo cáo CPI này đã nêu bật được một số lĩnh vực chính sách quan trọng, trọng tâm và có lợi cho nhiều nền kinh tế tại châu Á.
Trà My
Theo Infonet