Các doanh nhân như Warren Buffett, Oprah Winfrey, Bill Gates… ngoài là những nhà kinh doanh đại tài, họ còn là những “bậc thầy” trong việc quản lý dòng tiền cá nhân. Vậy đâu là bí quyết quản lý tài chính cá nhân hiệu quả của những vị doanh nhân này?
Tài chính cá nhân là gì?
Tài chính cá nhân là tất cả những khoản thu chi liên quan đến tiền bạc cho gia đình và cá nhân, bao gồm: thu nhập, chi tiêu, tiết kiệm hay đầu tư… Hiểu đơn giản hơn đó là tìm cách để sử dụng số tiền bạn có một cách hiệu quả và đúng đắn nhất.
Vai trò của quản lý tài chính cá nhân ?
Quản lý tài chính cá nhân có tác động không nhỏ đến các khoản chi tiêu, đầu tư, tiết kiệm cho bản thân và gia đình. Việc này mang lại một số lợi ích như:
- Quản lý để biết rõ dòng tiền của mình
- Tài chính ổn định hơn
- Dễ dàng đạt mục tiêu tài chính riêng
- Chủ động trong mọi trường hợp
- Hạn chế và kiểm soát khoản nợ
- Tăng khối lượng tài sản
- Mức sống cá nhân được nâng cao
Nguyên tắc quản lý tài chính cá nhân hiệu quả:
Rà soát chi tiêu
Hãy luôn rà soát các khoản mà chi tiêu hàng ngày, hàng tháng, hàng năm… như học phí, tiền chợ, mua sắm quần áo,… Sau đó phân loại thành 2 loại cơ bản: có thể cắt giảm (ít hoặc không quan trọng) và không thể cắt giảm (quan trọng).
Chẳng hạn, những khoản quan trọng và thường chiếm phần lớn chi tiêu của gia đình là học phí. Tuy nhiên bạn không thể cắt giảm khoản này. Thay vào đó, bạn có thể cắt giảm những khoản ít quan trọng như mua sắm quần áo, xem phim, cà phê cùng bạn bè,…
Lập mục tiêu và lộ trình rõ ràng
Để cách quản lý dòng tiền cá nhân hiệu quả, hãy luôn lập mục tiêu tài chính. Mục tiêu của bạn có thể là dài hạn, trung hạn hoặc ngắn hạn nhưng cần thật sự rõ ràng để có lộ trình tiết kiệm đúng đắn.
Bạn dự định dành dụm tiền trong 1 năm tới để đổi điện thoại mới. Số tiền bạn dự tính đổi điện thoại là khoảng 12 triệu đồng. Vì thế, lộ trình mỗi tháng bạn cần để dành tối thiểu 1 triệu để đạt được mục tiêu trên.
Không chi tiêu quá 10% thu nhập
Nguyên tắc quản lý tài chính thường được các chuyên gia dành cho người trẻ chính là không nên tiêu tiền nhiều hơn 10% số tiền bạn kiếm được. Nếu thu nhập của bạn là 10 triệu đồng mỗi tháng, các chuyên gia khuyên rằng bạn không nên mua chiếc túi có giá hơn 1 triệu.
10% trên tổng thu nhập là khoản tiền khá lớn, trong khi giá trị của chiếc túi đó có thể bị giảm dần theo thời gian. Đồng thời, việc “dễ dãi” với bản thân cũng khiến bạn có nguy cơ mua sắm thêm những món đồ khác cũng có mức giá 1 triệu. Kết quả, bạn có thể tiêu hết tiền lương khi chưa đến cuối tháng.
Tốt nhất bạn chỉ nên mua chiếc túi dưới 1 triệu đồng và để dành chi phí đó dành chi tiêu cho tài sản có giá trị và mang lại lợi ích lâu dài như: nhà, xe, số tiết kiệm… Hoặc bạn có thể để dành từ 100 ngàn đến 500 ngàn mỗi tháng để mua chiếc túi mà mình yêu thích và hình thành “kỷ luật” khi mua sắm cho bản thân.
Thoát khỏi vòng xoáy nợ nần
Không ít người trẻ có thói quen tiêu hết tiền từ giữa tháng, sau đó mượn nợ để “duy trì cuộc sống” ở nửa tháng sau. Bạn rất khó để thoát khỏi “vòng xoáy” này nếu không có quyết tâm mạnh mẽ.
Bạn nên cố gắng trả hết nợ ở hiện tại và tránh mượn thêm nợ ở tháng sau. Đồng thời, bạn nên thắt chặt chi tiêu, tránh mua sắm những món đồ không cần thiết. Nhờ đó, việc thoát khỏi “vòng xoáy” nợ nần sẽ không còn là quá “xa vời”.
Tiết kiệm hàng tháng
Tiết kiệm tối thiểu 10 – 15% thu nhập hàng tháng là nguyên tắc quản lý tài chính cơ bản nhưng cực kỳ hiệu quả cho người mới bắt đầu. Trong trường hợp bạn có tổng thu nhập 10 triệu đồng/ tháng, bạn nên tiết kiệm từ 1 đến 1,5 triệu mỗi tháng.
Khi đã thích ứng, bạn có thể tăng mức tiết kiệm lên từ 20%, 25%, 30%… đến 50% thu nhập hàng tháng. Lưu ý, bạn chỉ nên nâng mức tiết kiệm dần dần, không nên đặt mục tiêu quá cao ngay từ đầu bởi dễ khiến bản thân bỏ cuộc.
Gia tăng thu nhập cá nhân
Sự thành công của các doanh nhân không chỉ nằm ở bí quyết quản lý tài chính hiệu quả mà còn ở sự đa dạng kênh thu nhập của họ. Đây cũng là “bước nâng cao” để bạn hướng đến sự tự do tài chính.
Nếu bạn có thời gian rảnh rỗi sau giờ hành chính, bạn có thể làm thêm nhiều công việc khác như viết nội dung thuê, quản lý fanpage hoặc kinh doanh nhỏ. Tuy nhiên cũng cần lưu ý rằng, làm nhiều công việc có nghĩa là bạn cần biết cách sắp xếp và cân bằng thời gian hợp lý.