Home / Phát triển doanh nghiệp / Tài Liệu / Quản trị cảm xúc

Quản trị cảm xúc

Cuộc sống hiện đại ngày càng nhanh và đời sống của mỗi người cũng trở nên áp lực hơn trước. Chúng ta phải đối mặt với cảm xúc tiêu cực nhiều hơn chúng ta tưởng. Và đôi lúc chính cảm giác giận dữ, cáu gắt, thất vọng như vậy có thể dẫn đến những hành động có ảnh hưởng xấu đến công việc và những mối quan hệ xung quanh của chúng ta.

Khái niệm Quản trị cảm xúc

Kỹ năng quản lý cảm xúc có nghĩa là khả năng nhận thức rõ ràng về cảm xúc của bản thân trong các tình huống nhất định, và hiểu sức ảnh hưởng của cảm xúc đối với người khác và chính mình. Bên cạnh đó, biết quản trị cảm xúc còn là biết cách thể hiện, điều chỉnh cảm xúc một cách hợp lý.

Quản trị cảm xúc hiệu quả

Quán trị cảm xúc không phải là loại bỏ hoàn toàn những gì bạn cảm thấy. Thay vào đó là bạn biết cách điều chỉnh các cảm xúc để có thể giữ sự hài hoà với người đối diện hoặc trong bối cảnh nào đó.

Những người có khả năng quản lý cảm xúc tốt thường là các cá nhân có chỉ số trí tuệ cảm xúc cao. Họ biết cách kết hợp các nhận thức cá nhân, cách ứng phó với căng thẳng, và ứng xử với người khác.

Vai Trò của quản trị cảm xúc

Trong công việc

  • Làm việc nhóm hiệu quả hơn: Người thông minh hơn về mặt cảm xúc thường có xu hướng giao tiếp tốt hơn, sẵn sàng chia sẻ ý tưởng của mình và biết lắng nghe ý kiến của người khác. Điều này giúp công việc nhóm được hoàn thành một cách hiệu quả hơn.
  • Hạn chế xung đột không đáng có: Việc để cảm xúc lấn át sẽ khiến cuộc trò chuyện nhanh chóng xảy ra mâu thuẫn và đi tới xung đột. Việc quản lý được cảm xúc sẽ để lý trí đánh giá tình huống và đưa ra quan điểm sáng suốt hơn về ý kiến của đồng nghiệp.
  • Thể hiện bản thân là người có hiểu biết: Người có hiểu biết sẽ luôn học hỏi và có những quy tắc chuẩn mực. Người quản lý cảm xúc tốt chắc chắn là người khôn ngoan, hiểu biết và có lối sống tích cực.
Quản trị cảm xúc

Trong cuộc sống

  • Quản lý tốt bản thân: Bạn có thể kiểm soát được những hành vi bốc đồng và quản lý cảm xúc của mình theo chiều hướng lành mạnh, chủ động và thích ứng tốt với hoàn cảnh.
  • Củng cố khả năng tự nhận thức: Hiểu cách quản lý cảm xúc ảnh hưởng đến suy nghĩ và hành động của mình, bạn sẽ nhận thấy rõ điểm mạnh và điểm yếu của bản thân.
  • Nhận thức xã hội: Quản lý cảm xúc tốt giúp bạn có sự đồng cảm, thấu hiểu cảm xúc, nhu cầu và mối quan tâm của những người xung quanh.
  • Quản lý mối quan hệ: Bạn sẽ biết cách duy trì, phát triển các mối quan hệ tốt đồng thời kiểm soát và điều tiết tốt cảm xúc của mình trong giao tiếp.

Phương pháp rèn luyện

Sử dụng ngôn từ khéo léo

“Lời nói không mất tiền mua.”

Học cách sử dụng những từ ngữ thích hợp để động viên, khích lệ hoặc góp ý với người khác là một trong những cách cần có để rèn luyện kỹ năng quản lý cảm xúc.

Khi bất đồng quan điểm hay tức giận, những lời khó nghe rất dễ buột ra khỏi miệng bởi bạn cần bảo vệ ý kiến và tự trọng của bản thân. Thẳng thừng chê bai, miệt thị, hay bác bỏ ý kiến của đối phương đương nhiên không phải là giải pháp tốt.

kỹ năng Quản trị cảm xúc

Biết lựa chọn cách nói lịch sự, mang tính xây dựng sẽ giúp bạn gây ấn tượng tốt hơn và giữ các mối quan hệ hài hoà hơn.

Quản trị cảm xúc bằng sức mạnh trí tuệ

Người có EQ cao có khả năng thông cảm và am hiểu cảm xúc của người khác. Đây là những cá nhân biết lắng nghe và chân thành quan tâm đến đối phương. Quản lý cảm xúc bằng trí tuệ giúp họ đưa ra những quyết định sáng suốt để tránh ảnh hưởng tới các mối quan hệ xung quanh.

Trí tuệ cảm xúc còn giúp chúng ta tự đánh giá, điều chỉnh kỷ luật của bản thân. Bạn sẽ biết cách không để cảm xúc vượt ngoài tầm kiểm soát, tư duy tích cực hơn, và nâng cao kỷ luật bản thân.

Viết ra những gì bạn cảm thấy

Một phương pháp để quản lý cảm xúc, đặc biệt là ở nơi công sở, là viết cảm xúc của bạn ra giấy. Khi gặp phải những trường hợp khó xử như bị sếp phê bình, thậm chí bị đồng nghiệp chèn ép, bạn có thể sẽ không nghĩ thông được trong khoảnh khắc gặp phải trường hợp đó.

Để có thể bình tĩnh hơn và tìm được giải pháp, bạn hãy trút ra bằng cách viết những gì bạn thấy ra giấy. Kết hợp với hít thở sâu, bạn sẽ sắp xếp được suy nghĩ của mình và kiểm soát cơn giận tốt hơn, phòng tránh những hành động bộc phát do cảm xúc nhất thời.

Nâng cao nhận thức về bản thân bạn

Thiếu sự tự tin cũng là một trong những nguyên do dẫn đến suy nghĩ tiêu cực. Khi bạn cảm thấy không hài lòng với những gì mình có, bạn sẽ dễ cảm thấy bực tức vô cớ, từ đó khó kiểm soát được cảm xúc của mình.

Khi có đủ self-awarness hay sự tự tin, bạn sẽ ít bị ảnh hưởng bởi những ý kiến bên ngoài và trở nên lạc quan, nhiều năng lượng tích cực hơn.

Một số cách giúp bạn nâng cao self-awareness bao gồm:

  • Rèn luyện ngôn ngữ cơ thể, dáng vẻ tự tin
  • Nhìn thẳng vào mắt người đối diện khi giao tiếp để được tin tưởng, yêu mến hơn
  • Đứng lên từ thất bại, hướng tới thành công
  • Thử thách bản thân với những điều mới mẻ
  • Chân thành với cảm xúc của bản thân
  • Không đổ lỗi, so đo với người khác
  • Bỏ qua lời phàn nàn, khen ngợi nhiều hơn

Bạn cũng cần biết dùng ngôn từ để động viên chính bản thân mình. Cách quản trị cảm xúc này góp phần giúp bạn hài lòng với những gì mình có, thay vì cứ liên tục than thân trách phận.

Giải toả cảm xúc bằng những hoạt động lành mạnh

Theo nghiên cứu của Heiy & Cheavens, các hoạt động tự xoa dịu bản thân (self-soothing) giúp giảm các cảm xúc buồn bã, cáu giận từ những trải nghiệm tiêu cực.

Đúng như vậy, cảm xúc không nên bị dồn nén mà bạn cần giải toả chúng một cách lành mạnh. Làm những việc nhẹ nhàng sẽ giúp bớt gánh nặng trong suy nghĩ và xúc cảm của bạn hơn.

Bạn có thể dành nhiều thời gian hơn cho bản thân mình bằng các hoạt động như vẽ tranh, tập thể dục, hoặc đơn giản là thưởng cho mình những đồ ăn ngon, quần áo đẹp, luyện yoga hoặc thiền để tĩnh tâm.

Hoặc, bạn có thể lựa chọn dành thời gian cùng bạn bè và gia đình. Chia sẻ cảm xúc với những người hiểu và sẵn sàng lắng nghe sẽ giúp bạn giảm bớt những cảm xúc dồn nén đi nhiều.

 

 

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *