Cà phê là một trong những loại đồ uống được ưa chuộng nhất trên toàn thế giới. Nếu bạn đam mê cà phê và muốn khởi nghiệp kinh doanh, một quán cà phê có thể là lựa chọn tuyệt vời. Tuy nhiên, để thành công trong lĩnh vực này, bạn cần có một số kinh nghiệm quan trọng. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhau khám phá những kinh nghiệm khởi nghiệp quán cafe.
1. Tập quen với tư duy làm chủ
– Làm thuê đi muộn tí cùng lắm là bị trừ lương thôi – làm chủ là bạn phải thức khuya dậy sớm lo đủ thứ việc
– Làm thuê bạn được tiêu tiền của người khác – Làm chủ bạn đang tiêu tiền của bản thân
– Làm thuê thì đúng giờ, đúng ngày là nhận lương – Làm chủ đến ngày phải trả lương, phải biết tính toán lãi lỗ
– Làm thuê được chủ cung phụng – Làm chủ là cung phụng khách hàng và nhân viên
…
2. Làm sao để xây dựng thương hiệu?
Kinh doanh quán cafe là một lĩnh vực cạnh tranh kh.ốc l.iệt khi số lượng quán mới ngày càng gia tăng. Vì vậy, rủi ro khi mở quán cafe gặp phải nhiều nhất chính là không tạo ra được giá trị thương hiệu trong lòng khách hàng, không khiến họ nhớ đến và quyết định trung thành với quán của bạn.
Làm thế nào để vượt qua rủi ro khi mở quán cafe này? Chính là tạo được điểm nhấn khiến khách hàng lưu tâm. Để nhận được sự tin tưởng, trở thành sự lựa chọn hàng đầu của khách hàng bắt buộc bạn cần một kế hoạch xây dựng thương hiệu trong thời gian dài bằng sự đặc trưng trong phong cách, chất lượng đồ uống, chất lượng dịch vụ, trải nghiệm khách hàng.
Đây là một kế hoạch chia theo từng giai đoạn với những phương pháp tiếp cận, thu hút khác nhau. Điều này đòi hỏi bạn phải luôn nỗ lực, thực hiện và thay đổi để bắt kịp xu hướng cũng như sở thích của khách hàng, điều này mới giúp bạn tạo được thương hiệu riêng cho mình và “ghi dấu ấn với” khách hàng.
3. Vấn đề tài chính
Giai đoạn đầu khi kinh doanh không bao giờ là dễ dàng. Rất nhiều người khi khởi nghiệp không lên bảng sử dụng nguồn vốn mở quán cafe theo từng hạng mục mà sử dụng rất cảm tính, chi tiêu bất hợp lý khiến bạn bị hụt vốn trong khi vẫn chưa hoàn thành xong giai đoạn hoàn thiện để đi vào kinh doanh.
Trong giai đoạn đầu mở quán, chắc chắn lượng khách chưa ổn định, có thể chưa có doanh thu và thậm chí còn phải bù lỗ. Vì vậy bạn cần chuẩn bị nguồn vốn dự phòng để hoạt động khoảng 3 tháng đầu để duy trì cho đến khi hoạt động của quán đi vào thời kỳ ổn định và phát triển.
4. Xác định nhu cầu khách hàng
Nếu bạn xác định sai đối tượng khách hàng sẽ dẫn đến hệ lụy là địa điểm, phong cách thiết kế quán cafe, các món trong menu, giá thành…sẽ không đáp ứng đúng nhu cầu và sở thích của khách hàng. Điều này chính là rủi ro khi mở quán cafe khiến quán của bạn không thu hút được khách hàng, và chắc chắn bạn không giữ chân được khách hàng đến quán vào lần sau.
5. Nguồn nguyên liệu
Đến với quán cafe, ngoài việc trải nghiệm không gian, dịch vụ thì việc quan trọng không kém chính là thưởng thức đồ uống. Nếu quán cafe của bạn đẹp, dịch vụ tốt nhưng đồ uống tệ thì bạn nghĩ khách có quay lại không? Vì vậy, rủi ro khi mở quán cafe bạn thật sự cần tránh là đảm bảo nguồn nguyên liệu.
Rất nhiều người vì dự tính kinh phí không hợp lý nên tìm cách cắt giảm chi phí bằng việc giảm ngân sách nguyên liệu, tìm nhà cung cấp nguyên liệu kém chất lượng với giá rẻ mà quên rằng đồ uống kém chất lượng, không tươi ngon sẽ khiến quán mất dần khách và không phát triển lâu dài. Vì thế, đừng vì muốn tiết kiệm mà phạm phải sai lầm không đáng có này.
6. Chiến lược Marketing
Marketing đóng vai trò rất quan trọng trong việc quảng bá thương hiệu cũng như thu hút khách hàng mục tiêu biết đến quán của mình.
Thị trường kinh doanh cafe không một ai đợi ai, người đi sau nếu không nỗ lực sẽ thất bại thảm hại. Vì vậy, hãy dành thời gian nghiên cứu và lên một chiến lược Marketing cụ thể chia theo từng giai đoạn, phát triển từ Marketing truyền thống cho đến Marketing online để khách hàng biết đến quán của bạn nằm ở đâu, chất lượng dịch vụ ra làm sao và điểm gì thật sự khiến khách hàng nhất định phải đến quán?
7. Quản lý và điều hành
Quản lý vận hành quán cafe thường xoay quanh hai yếu tố là con người và tiền bạc:
Về phần con người, để quán cafe đi vào hoạt động ổn định, bạn nên có kế hoạch quản lý về số lượng cũng như chất lượng nhân viên. Hiệu quả làm việc và thái độ nhân viên không tốt sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến trải nghiệm của khách khi đến quán. Thế nên phải đào tạo nhân viên luôn có thái độ vui vẻ, nhiệt tình, niềm nở khi phục vụ khách hàng. Ngoài ra, bạn cũng nên có các quy định thưởng, phạt để đội ngũ đi vào nề nếp, chuyên nghiệp hơn.
Tiếp theo về khâu quản lý tiền bạc, nếu có thể bạn nên đầu tư phần mềm quản lý bán hàng. Điều này sẽ giúp bạn hoàn thành nhanh chóng khâu kiểm soát tồn kho, doanh thu, lời lỗ mỗi tháng.
Sưu tầm và biên soạn