Home / Phát triển doanh nghiệp / Chiến lược kinh doanh / XÂY DỰNG TẦM NHÌN – CHIẾN LƯỢC KINH DOANH

XÂY DỰNG TẦM NHÌN – CHIẾN LƯỢC KINH DOANH

Tầm nhìn chiến lược thể hiện các mong muốn, khát vọng cao nhất, khái quát nhất mà doanh nghiệp muốn đạt được.
Tầm nhìn chiến lược là “tấm bản đồ chỉ đường” thể hiện đích đến trong tương lai và con đường doanh nghiệp phải đi.
Nếu bạn xem nhẹ vai trò của tầm nhìn chiến lược đối với doanh nghiệp mình, bạn đã tự cho phép những yếu tố ngoại cảnh ảnh hưởng tới thành công chung. Bằng cách sáng tạo ra tầm nhìn chiến lược, bạn sẽ kiểm soát được ngành kinh doanh của mình, chấp nhận trách nhiệm cho mỗi quyết định bạn đưa ra.
Tầm nhìn chiến lược doanh nghiệp về cơ bản là hướng tiếp cận tiên phong đối với lĩnh vực kinh doanh bạn theo đuổi. Khi hoạch định tầm nhìn chiến lược và phổ biến nó tới các nhân viên cũng như cộng đồng, bạn sẽ giúp các khách hàng và bản thân bạn tin tưởng và hành động theo những niềm tin đó.
Sớm hay muộn, doanh nghiệp bạn cũng sẽ phát triển theo hướng cung cấp những gì mà khách hàng tìm kiếm.
Khi bạn sáng tạo tầm nhìn chiến lược, hãy dành thời gian đánh giá các mặt khác của công ty và thiết lập tầm nhìn cho các dịch vụ/sản phẩm, cho sự đóng góp cộng đồng hay mối quan hệ với khách hàng, nhân viên. Sau đó tập trung vào mỗi khía cạnh. Khả năng tập trung càng cao, định hướng của bạn càng rõ ràng.
Chiến lược kinh doanh
  • Chiến lược kinh doanh là một chương trình hành động tổng quát, xác định mục tiêu dài hạn, cơ bản của một doanh nghiệp, lựa chọn các đường lối hoạt động và các chính sách điều hành, sử dụng và bố trí các nguồn lực, để đạt được lợi thế bền vững đối với các đối thủ cạnh tranh khác.
  • Chiến lược kinh doanh là phương tiện đạt tới những mục tiêu dài hạn.
  • Chiến lược kinh doanh giúp doanh nghiệp thấy rõ những cơ hội và thuận lợi trong kinh doanh, tận dụng chúng để đưa ra các chính sách phát triển phù hợp nhằm đạt được mục tiêu đề ra.
  • Chiến lược kinh doanh giúp các nhà quản trị dự báo những bất trắc, rủi ro sẽ xảy ra trong hiện tại và tương lai từ đó đưa ra các chính sách phù hợp nhằm đối phó trong chủ động.
  • Chiến lược kinh doanh giúp các nhà quản trị sử dụng một cách có hiệu quả các nguồn lực hiện có của doanh nghiệp và phân bổ chúng hợp lý.
  • Chiến lược kinh doanh phối hợp các chức năng trong tổ chức một cách tốt nhất để đạt mục tiêu chung.
Nguồn http://www.linkervietnam.com/

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *