Home / Phát triển doanh nghiệp / Chiến lược kinh doanh / 8 bước xây dựng tầm nhìn doanh nghiệp

8 bước xây dựng tầm nhìn doanh nghiệp

Tại Ann Arbor, Michigan, Hoa Kỳ, Zingerman’s Delicatessan từ một công ty nhỏ thành lập năm 1982 đã trở thành Zingerman’s Community of Businesses với 8 cơ sở kinh doanh khác nhau (trong đó có một công ty tư vấn doanh nghiệp), 17 đối tác quản lý, 500 nhân viên, đạt doanh thu 37 triệu USD một năm trong 30 năm.

 

www.strategy.vn, chiến lược, tầm nhìn doanh nghiệp, xây dựng tầm nhìn, nền kinh tế gia công, chiến lược cạnh tranh, lợi thế cạnh tranh, thành công nhờ chiến lược, xây dựng chiến lược, chiến lược của CEO, kỹ năng xây dựng chiến lược

Nhà sáng lập Ari Weinzweig giải thích cách thức xây dựng tầm nhìn (xây dựng kế hoạch chiến lược theo những mốc thời gian xác định trong tương lai) giúp đưa công ty đến tầm cỡ hiện tại.

Bước 1: Chọn chủ đề

Bạn xây dựng tầm nhìn cho toàn bộ công ty? Cho một bộ phận? Cho một ngày? Hay là cho đến khi bạn nghỉ hưu? Chúng tôi vẽ ra bức tranh kế hoạch đủ mọi chủ đề trên và còn hơn thế nữa.

Bước 2: Chọn khung thời gian

Tầm nhìn công ty sẽ kéo xa đến tận đâu? Không có câu trả lời chính xác. Nhưng theo nguyên tắc chung thì vượt ra ngoài khuôn khổ những vấn đề hiện tại, nhưng cũng không quá đà tới tương lai bất định.

Chúng tôi có bảng kế hoạch tầm nhìn cho toàn bộ tổ chức đến năm 2020. Hầu hết công ty chọn khoảng thời gian từ 2 đến 10 năm, và 5 năm là con số cơ bản điển hình.

Bước 3: Lập bảng thành tích

Lập danh sách các thành tựu trong quá khứ, những cống hiến đặc biệt của cá nhân, của đồng sự, các kỹ năng, kỹ thuật và nguồn lực.

Danh sách đó là cơ sở dữ liệu kinh nghiệm chất lượng cao, và còn là nguồn năng lượng dồi dào, kích thích sức mạnh tinh thần. Doanh nhân càng lạc quan thì khả năng hoạch định tầm nhìn càng tốt.

Bước 4: Viết bản nháp

Viết bản kế hoạch chiến lược và tầm nhìn là điều vô cùng quan trọng. Sau đây là vài bí quyết cơ bản: Viết cứ như thể kế hoạch này đã thành hiện thực. Viết ra mọi ý tưởng. Đừng ngại nó viễn vông, chỉ cần nó mới mẻ. Viết liên tục không nghỉ trong 15, 20 phút. Thể hiện đam mê trong từng câu, chữ, ý tưởng.

Bước 5: Xem lại bản nháp

Xem lại một lượt bản nháp từ đầu đến cuối. Đừng vội bôi xóa bất cứ chi tiết nào. Hãy tự trả lời những câu hỏi: “Bản kế hoạch tầm nhìn này có truyền cảm hứng cho người đọc?”, “Mình có phấn khởi khi đọc nó?”.

Đừng bao giờ lo ngại: “Sẽ bận rộn dài dài và lo toan mãi mãi đây”. Thay vào đó, hãy xác định số doanh thu đại diện cho sự thành công mà bạn nhắm đến. Mức độ bán hàng? Tăng lương nhân viên? Dự trữ? Điều kiện?…

Bước 6A, 6B, 6C: Chỉnh sửa bản nháp

Chỉnh sửa trên 4 lần thật kỹ để làm thành bản tầm nhìn và kế hoạch chiến lược hoàn hảo. Mất bao lâu không phải là vấn đề quan trọng, nhưng kế hoạch phải thoát ra khỏi tờ giấy để đi vào hiện thực mới có giá trị.

Bước 7: Xin giúp đỡ

Bây giờ là lúc tìm đến những người đáng tin và đáng kính. Bạn sẽ giới thiệu bản kế hoạch chiến lược và tầm nhìn này cho ai? Những người có kinh nghiệm, hiểu biết và chuyên ngành có liên quan. Họ sẽ lắng nghe rồi thảo luận những bước hành động thực tế cho công ty bạn sau này.

Bước 8: Chia sẻ tầm nhìn

Bước cuối cùng là chia sẻ tầm nhìn với tập thể những người sẽ thực hiện nó. Sẽ không tránh khỏi chuyện mọi người truy hỏi làm thế nào để thực hiện tầm nhìn đó. Đừng bận tâm, tầm nhìn là “cái gì” chứ không phải là “cách nào”. Hiện tại bạn chưa rõ mình làm cách nào, nhưng bạn đã biết tầm nhìn của mình là “cái gì”, và tương lai dần dần bạn sẽ tự khắc biết “cách nào”.

KeHoachViet tổng hợp

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *