Kinh doanh lĩnh vực nhà hàng ăn uống không bao giờ là hết HOT. Nhiều người đã đầu tư rất nhiều và thành công, nhưng không phải ai cũng có thể thành công trong việc này.
Nên khá nhiều người chỉ muốn đầu tư kinh doanh bắt đầu từ việc mở một nhà hàng quán ăn nhỏ để có thể thử sức, an toàn hơn, vốn lưu động cao hơn. Vậy thì kế hoạch để kinh doanh nhà hàng nhỏ thì sao?
Hãy cùng Kế Hoạch Việt theo dõi bài viết này để bạn có thể hình dung được công việc, kế hoạch như thế nào để bước chân vào lĩnh vực kinh doanh nhà hàng.
- Kinh doanh quán ăn nhỏ cần bao nhiêu vốn?
Với mô hình kinh doanh quán ăn nhỏ thì đây là sự đầu tư không cao, và bạn có thể nhanh lấy lại vốn nếu nhưng bạn kinh doanh đạt hiệu quả.
Đây chính là điều đầu tiên mà bạn lưu ý khi mở quán ăn nhỏ.
Mặt bằng là một trong những kế hoạch quan trọng của quán ăn, nếu bạn có mặt bằng thì quá tốt, bạn có thể tiết kiệm được rất nhiều chi phí, và ngược lại thì hàng tháng bạn cần thuê mặt bằng và mỗi tháng bạn phải trả từ 5–10tr/ tháng. Tùy vào nơi đó như thế nào lưu lượng đường xá thuận tiện, mặt bằng trong hẻm hay mặt tiền, khu đông dân cư hay vắng.
Bạn cũng tính đến chi phí trang trí, mua dụng cụ ,
Ngoài ra, giá thực phẩm luôn có sự biến động hằng ngày vậy nên bạn cần có phương án đề xuất kinh phí dự trù sẽ thế nào cho hợp lý.
Chi phí thuê nhân viên, quản lý nhà hàng…
2. Xác định lĩnh vực kinh doanh khi mở quán ăn nhỏ
Khi bạn đã tính toán được chi phí hợp lý thì bạn cần xác định nhà hàng mình sẽ kinh doanh lĩnh vực gì? Đối tượng khách hàng là ai?
Để làm được điều này, bạn cần có một cuộc điều tra thị trường. Nên nhớ, quán ăn của bạn nhỏ, để thành công hoặc là bạn phải đi trước xu hướng hoặc là bạn phải tìm thị trường ngách.
Bạn cần lập kế hoạch kinh doanh quán ăn nhỏ để trả lời được các câu hỏi: Thị hiếu của khách hàng hiện nay là gì? Mặt hàng nào đang bán chạy? Nếu kinh doanh mặt hàng đó thì số vốn đã chuẩn bị có đủ không? Các khoản phí bao gồm những gì? Bạn có chiến lược cạnh tranh nào không? Bạn sẽ cạnh tranh về giá hay sự khác biệt?…
Như vậy bạn mới xác định được quán ăn nhỏ của mình sẽ kinh doanh sản phẩm nào để có những kế hoạch, dự trù cụ thể cho tương lai.
3. Chọn địa điểm kinh doanh nhà hàng
Như ban đầu mình đã đề cập thì địa điểm kinh doanh là một trogn những yếu tố quyết định đến sự thành bại của nhà hàng bạn. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến lượng khách hàng của bạn.
Nếu bạn mở ở một điểm xa giao thông thuận tiện, trong hẻm sâu khó tìm thì sẽ khó cho bạn để thành công. Ngược lại, nếu bạn tập trung vào khu vực mà đa số khách hàng của bạn sinh sống thì rất hiệu quả.
Ví dụ: Đối tượng khách hàng của bạn là học sinh, sinh viên, thì bạn cần mở nhà hàng gần trường cấp 3, các trường đại học.
Đối tượng của bạn là dân văn phòng thì bạn cần gần các khu thương mại, các khu văn phòng sẽ rất tiện cho khách hàng của bạn ghé thăm.
Vậy nên đây là yếu tố mà bạn cần cân nhắc
4. Đầu tư dụng cụ
Một số dụng cụ mà bạn cần có để có thể trang bị cho nhà hàng của bạn.
Công cụ lao động và tài sản cố định
a. Số lượng bàn ăn:
– Mặt bằng đủ diện tích cho số lượng bàn ăn
– Bàn lễ tân + điều hành + kế toán ( Diện tích mặt bằng )
– Ly, chén… ( dụng cụ dùng ăn uống )
b. Các dụng cụ nấu ăn
– Diện tích xây dựng bếp chế biến
– Dụng cụ nấu nướng
– Dụng cụ phục vụ chế biến
– Diện tích mặt bằng khâu chuẩn bị, tập kết thực phẩm
– Nguồn nước
– Hệ thống thoát nước, rác thải, vệ sinh
c. Hệ thống băng, biển quảng cáo
d. Dụng cụ phục vụ :
– Quạt mát
– Đèn thắp sáng
5. Quản lý nhân viên
Nhân lực: ( Có thể chia làm 3 nhóm:1/ Thực phẩm, chế biến; 2/ Phục vụ, 3/ Lễ tân, kế toán, điều hành )
– Đầu bếp
– Phụ bếp
– Nhân viên chạy bàn
– Nhân viên lễ tân
– Nhân viên điều hành, quản lý
– Nhân viên kế toán, thanh toán
– Nhân viên thực phẩm
– Nhân viên coi giữ xe
Với một nhà hàng nhỏ thì bạn có thể tự tay mình đứng ra quản lý, nhưng nếu mà bạn không có khả năng quản lý hay vì lý do gì đó mà bạn không đứng ra được thì bạn cần thuê một quản lý nhà hàng để có thể thay bạn quản lý, giám sát toàn bộ hoạt động của nhà hàng.
6. Liên hệ nhà cung cấp thực phẩm.
Tiếp đến là bạn cần liên hệ và làm việc với nhà cung cấp thực phẩm. Vì bạn kinh daonh nhà hàng nên lượng thực phầm cần được bổ sung hằng ngày. Vậy nên bạn cần có nhà cung cấp thực phẩm liên tục.
Bạn có thể đi hàng chợ, nhưng hàng chợ có thể có hoặc không đầy đủ, thậm chí không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Vậy nên bạn cần cân nhắc khi mua hàng chợ.
7. Tăng chất lượng phục vụ khi mở quán ăn nhỏ
Vì mở quán nhỏ nên để cạnh tranh lại với các nhà hàng, quán ăn lớn thì bạn cần tập trung vào chất lượng phục. với tiêu chí ngon rẻ, và phục vụ nhiệt tình, tận tâm thì chắc hẳn bạn.
Để làm được điều này bạn cần có đội ngũ nhân viên nhiệt tình, luôn giữ được thái độ ân với các khách thì khách hàng sẽ ấn tượng với quán của bạn và từ đó bạn sẽ có lượng khách trung thành.
Bài viết này là những chia sẻ về kinh nghiệm khi mở quán ăn nhỏ, tuy không phải là triết lý gì nhưng cũng hi vọng giúp ích được bạn trong quán trình lập kế hoạch kinh doanh nhà hàng hiệu quả và thành công.
Nguồn: Sưu tầm