Thời gian gần đây, thị trường trà sữa trở nên rầm rộ hơn bao giờ hết. Không phải ngẫu nhiên các chủ đầu tư lại bỏ ra số tiền lớn để đầu tư vào lĩnh vực nóng khi chưa tìm hiểu rõ tiềm năng phát triển. Đáp ứng nhu cầu khách hàng và tạo lập cho mình một thương hiệu kinh doanh riêng, nhiều chủ đầu tư lựa chọn trà sữa là bước đệm để gia nhập thị trường F&B. Dưới đây là 3 mô hình kinh doanh trà sữa phổ biến trên thị trường.
1. Mô hình kinh doanh trà sữa nhượng quyền thương hiệu
Thời gian gần đây các thương hiệu kinh doanh nhượng quyền trà sữa phát triển mở rộng khi liên tục mở rộng. Ở các thành phố lớn đâu đâu cũng thấy tên tuổi của các cửa hàng trà sữa như Gong Cha, Toco Toco, Ding Tea, v..v… Đây là mô hình kinh doanh trà sữa được đầu tư có bài bản nên đang được nhiều nhà đầu tư hướng đến.
Quy mô, phong cách, trang trí cũng được đầu tư chuyên nghiệp, đa dạng hơn khi ứng dụng hình thức nhượng quyền trà sữa. Nhằm phục vụ nhu cầu “ăn ngon, uống ngon” của khách hàng, đồ uống tại các quán trà sữa cũng dần trở nên đa dạng. Mỗi thương hiệu đều có riêng những công thức trà sữa, công thức kết hợp trà và topping.
2. Mô hình kinh doanh trà sữa truyền thống
Các cửa hàng trà sữa truyền thống đã có mặt trên thị trường khá lâu, đặc biệt là ở thị trường miền Nam. Đặc trưng của những mô hình kinh doanh trà sữa truyền thống thường là những quán nhỏ, kinh doanh tự phát mà không có kế hoạch chiến lược rõ ràng. Thông thường những quán trà sữa truyền thống đều kinh doanh theo kiểu hộ gia đình, chủ quán là người chế biến kiêm luôn phục vụ. Đối tượng khách hàng của những quán trà sữa truyền thống thường là học sinh, sinh viên.
Với mô hình kinh doanh trà sữa truyền thống, bạn sẽ không mất quá nhiều chi phí để mở quán. Hầu như chủ đầu tư chỉ cần nghiên cứu đối tượng khách hàng mình hướng đến ở đâu sau đó lựa chọn địa điểm mở quán phù hợp. Và chính vì vậy những khâu như chuẩn bị nguyên liệu, đầu tư máy móc cũng không quá cầu kỳ và không tốn quá nhiều chi phí.
3. Mô hình kinh doanh trà sữa xe lưu động
Có một thời gian xe trà sữa lưu động là mô hình kinh doanh trà sữa phổ biến ở thị trường miền Nam. Bạn dễ dàng bắt gặp những chiếc xe đẩy ở các ngõ ngách của thành phố với hàng loạt các đồ uống nhiều màu sắc. Kinh doanh trà sữa bằng xe đẩy, bạn không cần mất quá nhiều chi phí cho việc thuê địa điểm, lên concept trang trí hay chuẩn bị quá nhiều vật dụng. Chỉ với số ít trang thiết bị như bình lắc trà sữa, ly cốc, ống hút và một chiếc xe đẩy thì cửa hàng của bạn có thể đi đến bất kỳ đâu, tiếp cận được nhiều khách hàng hơn
Bên cạnh những ưu điểm là chi phí thấp, dễ dàng linh động địa điểm kinh doanh thì mô hình kinh doanh trà sữa bằng xe đẩy cũng có nhiều hạn chế nhất định. Nhiều khách hàng e ngại về chất lượng cả những cốc trà sữa ở mô hình này như: không rõ nguyên vật liệu được nhập từ đâu? Có đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm không? Trong khi khách hàng ngày một ưa chuộng những thức uống có thương hiệu có nguồn gốc rõ ràng thì với mô hình trà sữa này bạn sẽ gặp khó khăn trong cạnh tranh.