Phải biết rằng hiện nay kinh doanh là một chiến trường cạnh tranh khốc liệt. Do đó nếu như doanh nghiệp bạn không có gì khác biệt thì rất dễ thua cuộc. Gần như tất cả các ý tưởng tuyệt vời đều là sản phẩm ra đời từ một quy trình kiểu mẫu. Nắm bắt được quy trình sáng tạo này rất quan trọng.
Nguồn gốc của sáng tạo
Vào năm 1940, James Webb Young, giám đốc xuất bản của một tờ báo có tiếng thời bấy giờ. Đã xuất bản một bài báo ngắn có tiêu đề: “A Technique for Producing Idea” (Kỹ thuật sản xuất ý tưởng). Trong bài báo này, ông đã đề ra một tuyên bố đơn giản. Nhưng vô cùng sâu sắc về khái niệm sáng tạo.
Khả năng các cách kết hợp mới phụ thuộc vào góc nhìn của mỗi người về mối quan hệ, liên kết giữa các khái niệm đang tồn tại. Để làm được điều này, mỗi cá nhân đều phải học hỏi, trau dồi. Để sở hữu một khối lượng kiến thức cơ bản nhất định làm nền tảng. Vậy nên, sáng tạo không phải là chuyện ngày một ngày hai. Là yếu tố thiên bẩm như nhiều người đang lầm tưởng.
Quy trình sáng tạo theo 5 bước
1. Thu thập thông tin, học hỏi kiến thức
Để sáng tạo thì đòi hỏi một khối lượng kiến thức rất lớn. Do đó trước tiên bạn cần trau dồi kiến thức cho bản thân. Trong giai đoạn này, bạn cần tập trung hoàn thiện hai vấn đề:
- 1) Học hỏi những kiến thức trực tiếp liên quan đến nhiệm vụ của bản thân
- 2) Tìm kiếm thêm những thông tin bên lề hỗ trợ bạn cách kết nối các khái niệm lại với nhau.
Chẳng hạn, nếu bạn là một designer. Ngoài việc trau dồi kiến thức và kĩ năng liên quan đến các công cụ thiết kế. Bạn cũng cần tìm hiểu thêm về xu hướng, văn hóa hay chân dung của khách hàng. Để có thể sáng tạo ra những thành phẩm có chất lượng cao.
2. Ôn tập, thử nghiệm sắp xếp các kiến thức cũ dưới góc độ mới
Kiến thức luôn cập nhật và thay đổi hằng ngày. Do đó cần thường xuyên học hỏi những thông tin mới. Trong giai đoạn này, bạn cần trực tiếp đi vào thử nghiệm các kiến thức có sẵn của bản thân với các góc nhìn, cách tiếp cận mới.
Đơn giản như, nếu bạn là người thường xuyên thiết kế các các ấn phẩm báo chí, in ấn, nếu muốn sáng tạo hơn. Thì đừng ngại ngùng dừng công việc này một thời gian. Hãy thử thách bản thân với những bối cảnh thiết kế mới, như làm branding hay nhận diện thương hiệu chẳng hạn.
3. Nạp năng lượng cho bản thân bằng cách thả lỏng, ngừng các hoạt động tư duy, suy nghĩ
Ý tưởng mới không phải là điều dễ dàng gì do đó việc dồn ép bản thân liên tục đưa ra những ý tưởng mới sẽ làm vắt kiệt sức và dễ lâm váo stress. Vì vậy, trong quá trình sáng tạo luôn cần có một khoảng nghỉ. Giúp con người thư giãn đầu óc và nạp lại năng lượng tư duy.
4. Trở lại suy nghĩ và hãy để ý tưởng tự tìm đến bạn
Sau một khoảng thời gian thông suốt đầu óc. Giai đoạn này thường là thời điểm chín muồi nhất để bạn bắt tay vào công việc “chế biến” những ý tưởng mới. Sau này, rất nhiều nhà tâm lý học đã chứng minh được não bộ con người có xu hướng trở nên nhanh nhạy và sáng tạo hiệu quả hơn rất nhiều sau những quãng nghỉ.
5. Phát triển tư duy sáng tạo dựa trên những ý kiến phản hồi
Đưa ra một ý tưởng đã khó, để một ý tưởng thành công lại càng khó hơn. Để xây dựng 1 ý tưởng sáng tạo thành công. Trước tiên, bạn phải trình bày được chúng tới đông đảo những người có năng lực thẩm định. Lắng nghe ý kiến phản hồi. Tiếp thu những gì tinh túy nhất từ họ sẽ giúp bạn có thêm nhiều insight để cải thiện ý tưởng của mình hơn.
Đơn cử như để cho ra đời được một chiến dịch quảng cáo thành công. Người làm công việc sáng tạo sẽ phải thực hiện pitching ý tưởng tới rất nhiều bộ phận có liên quan. Tổng hợp ý kiến của họ và sửa chữa để có thể cho ra đời một sản phẩm hoàn hảo nhất.
Quy trình này, mặc dù được ra đời từ cách đây gần 2 thập kỷ. Vẫn là kim chỉ nam cho hoạt động sáng tạo của nhiều người. Thậm chí, chúng vẫn đang thầm lặng dõi theo từng bước chân khai phóng của chính bản thân bạn. Chỉ có điều, bạn có biết và nhận ra sự tồn tại của chúng hay không thôi.
Để có cái nhìn sâu sắc hơn về thực tiễn ứng dụng của quy trình sáng tạo. Kehoachviet.com cùng bạn tìm hiểu câu chuyện về sự ra đời của kỹ thuật in ấn hình ảnh trong báo chí. Nơi một cá nhân tưởng chừng như vô cùng bình thường đã trở nên phi thường với lối làm việc quy trình nhất quán.