Thị trường bán lẻ Việt Nam là một trong những thị trường được đánh giá là có tiềm năng vô cùng lớn và đang được rất nhiều nhà đầu tư hướng đến trong hiện tại và cả tương lai. Thị trường bán lẻ Việt Nam được đánh giá là nhiều tiềm năng, nhưng không phải dễ dàng có thể phát triển được. Đã có rất nhiều ông lớn trong ngành bán lẻ trên thế giới tham gia vào thị trường Việt Nam nhưng lại thất bại như: Auchan Reatil (Pháp), Z-Mart, Shop & Go …
Vấn đề về tài chính, vốn đầu tư chỉ là một trong những nguyên nhân nhỏ khiến những chuỗi bán lẻ này thất bại. Phần lớn nguyên nhân là do việc chưa có sự nghiên cứu kỹ về thị trường và thói quen mua sắm của từng địa phương.
Tại Việt Nam có những sự khác biệt rất lớn so với những nước khác, chính những điều này đã tạo nên những rào cản khó khăn không nhỏ. Việt Nam có sự khác nhau rất rõ về vùng miền, địa phương, nông thôn hay thành phố. Do đó, nếu chỉ sử dụng một mô hình chung cho tất cả các cửa hàng tại các địa phương thì sẽ thất bại.
Xu hướng phát triển của ngành kinh doanh bán lẻ hiện nay đó chính là địa phương hóa và cá nhân hóa.
Mỗi địa phương lại hình thành nên những kiểu mua sắm khác nhau. Địa phương hóa được hiểu là những nhu cầu mua sắm, sở thích chung ở mỗi địa phương đều khác nhau. Các chuỗi bán lẻ cần tập trung vào nó để xây dựng các danh mục hàng hóa đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng tại nơi đó.
Cá nhân hóa: đó là thói quen, văn hóa mua sắm và trải nghiệm của khách hàng tại nơi đó. Các nhà bán lẻ sẽ dựa vào đây để xây dựng chiến lược bán hàng, đưa ra các cách mua sắm mới lạ, nhằm phù hợp với thói quen mua sắm và mang đến nhiều trải nghiệm thú vị cho khách hàng.