Home / Phát triển doanh nghiệp / Pháp lý / NỘP THUẾ KHI BÁN HÀNG ONLINE NHƯ THẾ NÀO?

NỘP THUẾ KHI BÁN HÀNG ONLINE NHƯ THẾ NÀO?

Siết chặt kiểm soát và thu thuế bán hàng online

Trong khuôn khổ kỳ họp HĐND khóa IX, phía lãnh đạo Tổng cục Thuế cũng đề ra nhiều phương án siết chặt quản lý thuế thông qua các sàn giao dịch điện tử, mạng xã hội, website bán hàng và phối hợp rà soát dòng tiền với các ngân hàng tại Việt Nam. Theo đó, ngành thuế sẽ dùng nhiều cách thức khác nhau để việc thu thuế kinh doanh online, thuế TNCN hiệu quả nhất.

Trước hết, Cục trưởng Cục Thuế Trần Ngọc Tâm cho biết: “Cục Thuế TP.HCM đã gửi thư đến 13.767 nickname trên Facebook và đã lập biên bản xác định số liệu với 3.776 tổ chức, cá nhân có hoạt động. Nếu những tài khoản kinh doanh không phản hồi sau 2 lần nhận tin nhắn từ Cục Thuế, cơ quan thuế sẽ phối hợp với các cơ quan chức năng để áp dụng biện pháp ngăn chặn các hành vi vi phạm theo quy định pháp luật.

Ngoài ra, đại biểu Tô Thị Bích Châu – Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP.HCM đề xuất thu thuế với người nổi tiếng quảng cáo sản phẩm, livestream bán hàng qua mạng xã hội để đảm bảo công bằng. Từ đó có thể thấy, việc kinh doanh online đã bị siết chặt hơn so với giai đoạn trước đây. Cá nhân cũng như doanh nghiệp cần phải chủ động hơn trong việc kê khai và nộp thuế.

Người kinh doanh online cần nộp những khoản thuế nào?

Theo Thông tư số 47/2014/TT-BCT của Bộ Công thương vê quy định quản lý website thương mại điện tử (TMĐT), các đối tượng được áp dụng phải đăng ký kinh doanh và nộp thuế thu nhập doanh nghiệp như sau:

  • Thương nhân, tổ chức, cá nhân thiết lập website thương mại điện tử bán hàng.
  • Thương nhân, tổ chức thiết lập website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử.
  • Người bán trên website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử.
  • Thương nhân, tổ chức hoạt động đánh giá tín nhiệm website thương mại điện tử.

Theo đó, các cá nhân, tổ chức thiết lập, xây dựng website thương mại điện tử bắt buộc phải đăng ký với Bộ Công thương. Những đối tượng này bao gồm các sàn thương mại điện tử (Lazada, Shopee,…) và các cá nhân, tổ chức xây dựng website có tính năng thương mại điện tử (tích hợp giỏ hàng, thanh toán, thông tin giá bán sản phẩm…) cần đăng ký kinh doanh. Điều này nhằm thực thi quản lý, đánh giá và tạo sự cạnh tranh lành mạnh trong môi trường TMĐT hiện nay.

Về khoản thuế thu nhập doanh nghiệp, Thông tư 47 không có quy định về việc người bán là cá thể kinh doanh trên môi trường trực tuyến phải nộp thuế. Tuy nhiên, Luật Thuế thu nhập cá nhân (TNCN) có quy định về đối tượng chịu thuế TNCN theo quy định tại Điều 3 của Luật này. Trong đó, thu nhập chịu thuế TNCN bao gồm các loại thu nhập sau đây, trừ thu nhập được miễn thuế được quy định tại Điều 4 của Luật này. Thu nhập từ kinh doanh, bao gồm:

  • Thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ;
  • Thu nhập từ hoạt động hành nghề độc lập của cá nhân có giấy phép hoặc chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật.

Trao đổi với Enternews, lãnh đạo Cục Thuế Hà Nội, người kinh doanh trên môi trường trực tuyến phải nộp các khoản phí, thuế khác. Các loại thuế, lệ phí người kinh doanh qua mạng có thể phải nộp bao gồm: Lệ phí môn bài từ 300.000 đến 1 triệu đồng/năm; thuế GTGT từ 1% đến 5% trên giá bán; thuế thu nhập cá nhân từ 0,5% đến 2%…

Vì vậy, với những ai kinh doanh chuyên nghiệp trên kênh online. Trước tiên hãy đi khai thuế để tránh bị áp dụng những biện pháp cưỡng chế cũng như trường hợp truy thu 9,1 tỷ nói trên.

NGUỒN: NETSALE

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *