Mở xưởng sản xuất nhựa là một quyết định quan trọng đối với những nhà doanh nghiệp tìm kiếm cơ hội trong ngành công nghiệp tái chế và bảo vệ môi trường. Đây không chỉ là một hành trình kinh doanh mà còn là sứ mệnh giữa việc tạo ra sản phẩm sáng tạo và sự chăm sóc cho hành tinh của chúng ta.
Bài viết này, Kehoachviet.com sẽ chia sẻ cho bạn kinh nghiệm để mở xưởng sản xuất nhựa tái chế. Cùng theo dõi nhé!
Muốn mở xưởng sản xuất nhựa tái chế cần bao nhiêu vốn?
Tái chế và sử dụng rác thải nhựa ngày càng trở thành ưu tiên hàng đầu trong chính sách quản lý môi trường tại Việt Nam. Không chỉ giảm thiểu lượng rác thải nhựa vào môi trường. Tái chế còn mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp và giảm thiểu phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu. Để mở xưởng sản xuất nhựa tái chế, cần chuẩn bị những yếu tố sau:
- Nguồn vốn xây dựng xưởng: Xác định quy mô xưởng, diện tích cần thiết. Kế hoạch xây dựng để tính toán nguồn vốn phù hợp.
- Nguồn vốn chuẩn bị sản xuất: Bao gồm chi phí cho thiết bị và nguyên liệu sản xuất. Lựa chọn công nghệ phù hợp với nguồn vốn và thị trường.
- Nguồn vốn duy trì: Đảm bảo có nguồn vốn để duy trì hoạt động sản xuất trong giai đoạn khởi đầu và giải quyết tình hình khẩn cấp.
- Nguồn vốn cho nhân lực: Phải dành một phần nguồn vốn để trả lương cho nhân viên làm việc trong xưởng.
Những chi tiết trên cần được lập kế hoạch và tính toán chi tiết để đảm bảo sự ổn định và phát triển bền vững của xưởng sản xuất nhựa tái chế.
Mở xưởng sản xuất nhựa cần chuẩn bị những gì?
Tìm kiếm vị trí xây dựng xưởng sản xuất
Xưởng sản xuất nhựa tái chế đòi hỏi một không gian rộng lớn. Được phân chia thành nhiều khu vực quan trọng. Đầu tiên là kho lưu trữ nguyên liệu đầu vào. Nơi chứa các chai nhựa và rác thải nhựa để phục vụ quá trình tái chế. Kế đến là kho lưu trữ hạt nhựa tái chế. Còn được gọi là kho thành phẩm. Việc bố trí kho này cần được thực hiện xa kho nguyên liệu để đảm bảo vệ sinh và tránh nhiễm khuẩn từ nguồn nguyên liệu.
Quan trọng nhất là không gian xưởng sản xuất cần phải sạch sẽ, thoáng đãng và đủ lớn để chứa thiết bị sản xuất cũng như có không gian làm việc thoải mái cho công nhân. Điều đặc biệt cần chú ý là, dù công nghệ có tiên tiến đến đâu. Việc sản xuất vẫn có thể gây ra ô nhiễm. Do đó việc lựa chọn vị trí để xây dựng nhà xưởng càng xa khu dân cư càng tốt. Nhằm đảm bảo an toàn cho tất cả và tránh những vấn đề pháp lý trong dài hạn.
Chuẩn bị các kiến thức kỹ thuật công nghệ
Để mở một xưởng sản xuất, kinh nghiệm và kiến thức là yếu tố không thể thiếu để có thể vận hành nhà máy hiệu quả. Do đó, bạn cần học hỏi những kiến thức cơ bản liên quan đến sản phẩm mà bạn định sản xuất. Bao gồm quy trình công nghệ, cách thức vận hành và xử lý sự cố trong quá trình sản xuất. Cũng như hiểu rõ về nguyên liệu đầu vào. Điều này giúp bạn xây dựng cơ sở kiến thức vững chắc để quản lý và điều hành nhà máy một cách hiệu quả.
Tìm kiếm nguồn nhân lực
Bạn cần phải xem xét quy mô sản xuất của mình để tính số lượng nhân công cho hợp lý và vị trí của từng người. Sắp xếp nhân công hợp lý là cách để bạn tiết kiệm được nguồn chi phí và đẩy nhanh tiến độ sản xuất.
Trang thiết bị máy móc, thiết bị
Khi đầu tư vào công nghệ và thiết bị cho xưởng sản xuất nhựa tái chế. Quan trọng nhất là phải xem xét và lựa chọn những thiết bị phù hợp và lâu dài. Một hệ thống thiết bị cần thiết trong xưởng sản xuất nhựa tái chế bao gồm máy nghiền nhựa, máy ép phun thủy lực, máy đùn tạo hạt, hệ thống xử lý nước thải, và hệ thống thu gom phế thải.
Đảm bảo rằng bạn đầu tư vào những thiết bị chất lượng để đạt được hiệu suất tốt và giảm thiểu các vấn đề kỹ thuật. Đồng thời, xác định rõ nhu cầu sản xuất và mức đầu tư có thể đảm bảo cân bằng giữa chất lượng và hiệu suất của thiết bị. Đảm bảo rằng chúng đáp ứng các tiêu chuẩn môi trường và an toàn.
Tìm kiếm nguồn nguyên kiệu sạch
Nếu nguồn nguyên liệu mà bạn mua không đảm bảo chất lượng. Việc phân loại và làm sạch có thể tốn rất nhiều thời gian và công sức. Vì vậy, quan trọng nhất là tập trung vào việc chọn lựa nguồn nguyên liệu sạch từ đầu. Điều này có thể bao gồm việc mua từ các nhà máy sản xuất nhựa.
Nơi có thể có các sản phẩm hỏng hoặc lỗi không sử dụng. Tạo ra nguồn nguyên liệu sạch. Bạn cũng có thể mua từ các đại lý phế liệu đã phân loại và làm sạch nhựa. Điều này giúp đảm bảo chất lượng và tiết kiệm thời gian và công sức trong quá trình sản xuất.
Tìm kiếm nguồn đầu ra cho sản phẩm
=>>>> Xem thêm: KINH NGHIỆM MỞ XƯỞNG MAY GIA CÔNG.
Các bước mở xưởng sản xuất nhựa tái chế
Để mở một xưởng sản xuất bạn cũng cần phải tìm hiểu các thủ tục đăng kí kinh doanh để hợp pháp hóa cho công việc của mình. Sau đây sẽ hướng dẫn cho bạn các bước để làm thủ tục :
Bước 1: Soạn thảo hồ sơ và nộp hồ sơ đăng kí kinh doanh lên sở kế hoạch và đầu tư.
Một bản hồ sơ đăng kí kinh danh ba gồm:
- Đơn đăng kí kinh doanh
- Điều lệ thành lập công ty
- Danh sách thành vên
- Cổ đông công ty
- Bản sao hợp lệ CMND hoặc hộ chiếu của người đại diện pháp luật và các thành viên.
Sau khi nộp lên sở Kế hoạch và Đầu tư từ 3-5 ngày. Nếu hồ sơ hợp lệ bạn sẽ được cấp giấy phép đăng kí kinh doanh và mã số thuế. Mỗi một ngành kinh doanh sẽ có một mã ngành khác nhau. Dưới đây sẽ giới thiệu cho bạn một số mã ngành để tiến hành đăng kí kinh doanh khi mở xưởng sản xuất nhựa tái chế:
- Mã ngành 2220: Sản xuất sản phẩm từ Plastic.
- Mã ngành 4669: Buôn bán chuyên danh khác chưa được phân vào đâu (buôn bán hạt nhựa, sản phẩm nhựa. Buôn bán cao su, buôn bán phế liệu, phế thải kim loại).
Bước 2: Đăng bố cáo thành lập mới doanh nghiệp trên cổng thông tin quốc gia
Sau khi có giấy đăng kí kinh doanh và mã số thuế. Bạn phải thông báo công khai trên cổng thông tin quốc gia về đăng kí danh nghiệp theo trình tự, các thủ tục. Nội dung công bố bao gồm giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp và thông tin ngành nghề đã đăng kí.
Bước 3: Tiến hành khắc dấu và thông báo phát hành mẫu dấu pháp nhân.
Sau khi hoàn thành đầy đủ ba bước trên. Bạn sẽ cần treo bảng hiệu tại trụ sở chính của doanh nghiệp. Tiếp theo, hoàn tất các thủ tục khai thuế ban đầu tại chi cục thuế và mở tài khoản ngân hàng. Sau đó thông báo số tài khoản ngân hàng tại sở kế hoạch và đầu tư.
Các ngành nghề đăng kí kinh doanh ở xưởng sản xuất nhựa, tái chế nhựa không thuộc nhóm ngành nghề kinh doanh có yêu cầu về vốn pháp định. Do đó, khi đăng kí kinh doanh, không cần phải chứng minh về vốn.
=>>>> Xem thêm: Ở QUÊ NÊN MỞ XƯỞNG SẢN XUẤT NÀO ?