DỰ ÁN XÂY DỰNG CƠ SỞ NHÀ XƯỞNG MỚI ĐỂ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT KINH DOANH PHÂN BÓN CỦA CÔNG TY TNHH MTV PHÂN BÓN THỊNH HIỆP
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN SẢN XUẤT KINH DOANH PHÂN BÓN
Tên dự án: Dự án sản xuất, kinh doanh phân bón của công ty TNHH MTV phân bón Thịnh Hiệp
Lĩnh vực: Dịch vụ sản xuất, kinh doanh
Ngành nghề: Sản xuất, kinh doanh phân bón
Đại diện: Ông Nguyễn Quang Hiệp
Địa Điểm cơ sở hiện tại: Thôn Anh Trỗi, xã Quỳnh Lưu, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình
Địa điểm cơ sở dự án: Tổ 22, phường Trung Sơn, tp Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình
II. SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ DỰ ÁN
2.1. Lý do hình thành dự án
Hiện tại cơ sở nhà xưởng sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh Thịnh Hiệp đang hoạt động bình thường ở Thôn Anh Trỗi, xã Quỳnh Lưu, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình với lợi nhuận trung bình 17 triệu/tháng. Nhưng vì vị trí này đang là đất thuê để làm sản xuất và không được thuận lợi về giao thông cũng như để phát triển thương hiệu vì cơ sở ở đây nằm ở vùng sâu và xa hẻo lánh. Nhận thấy nhu cầu thực tế của sản phẩm phân bón mà ở địa phương tỉnh cần là rất lớn và phân bón mà chúng tôi sản xuất ra đáp ứng được yêu cầu về chất lượng và sự tin dùng của nhân dân. Chúng tôi mong muốn được phát triển sản phẩm và thương hiệu sản phẩm đi xa hơn nữa. Vì vậy, chúng tôi đã quyết định mua đất ở khu vực tổ 22 phía Đông phường Trung Sơn, thành phố Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình để phát triển sản xuất và kinh doanh sản phẩm phân bón hữu cơ lớn mạnh.
2.1.1 Thuận lợi của vị trí cơ sở dự án
Cơ sở dự án nằm trên địa bàn tổ 22 phía Đông phường Trung Sơn, thành phố Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình; và nằm trên dọc trục đường núi vàng chảy vào rìa KCN Tam Điệp. Dự án có một số thuận lợi như sau:
+ Đất của dự án đã được Chủ đầu tư mua với diện tích 2.220 m2 để sản xuất;
+ Điều kiện đường xá giao thông thuận tiện;
+ Cơ sở dự án gần Nông trường Dứa Đồng Giao Tam Điệp của Ninh Bình. Nông trường có 2000 ha đất trồng Dứa và xung quanh rất nhiều đất trồng cây ăn quả và cây hoa màu nên cơ sở sản xuất phân bón của dự án rất thuận lợi để tiêu thụ sản phẩm.
+ Mức độ mở rộng và phát triển thương hiệu lớn vì vị trí dự án nằm gần khu nông trường tỉnh Ninh Bình và giáp ranh với tỉnh Thanh Hóa nơi tập trung mạnh về trồng mía đường, dứa.
2.1.2 Nhu cầu sử dụng phân hữu cơ vi sinh
+ Chủ dự án nhận thấy người nông dân có nhu cầu sử dụng phân hữu cơ vi sinh là rất lớn trên địa bàn toàn tỉnh Ninh Bình và các khu vực ở các tỉnh lân cận khác. Ví dụ như: Các nông trường trồng dứa, cây ăn quả, lúa nước, mía ở các huyện Gia Viễn, Nho Quan Ninh Bình, Thạch Thành, Vĩnh Lộc tỉnh Thanh Hóa,….
+ Đảng, Nhà nước và Chỉnh Phủ đang đẩy mạnh phát triển ngành công nghiệp sạch. Đây chính là lợi thế sản phẩm phân vi sinh của dự án , phân được tạo ra từ mùn sinh học. Đặc điểm này sẽ làm tăng độ mùn cho đất cây trồng và làm tái tạo lại đất, mặt khác không gây ô nhiễm môi trường đất, nước vì nguyên liệu của phân được làm từ mùn sinh học; mùn mía; phân trùn quế nên rất hữu ích cho đất và cây trồng;
2.2. Mục tiêu của dự án
– Trở thành một thương hiệu phân bón hữu cơ có uy tín trên thị trường tỉnh Ninh Bình nói riêng và các tỉnh miền Bắc nói chung.
– Sau năm đầu dự án đi vào hoạt động sẽ tăng gấp 1,5 đến 2 lần sản lượng của năm đầu. Lợi nhuận của Công ty từng bước được tính theo cấp số nhân;
– Giữ vững niềm tin với bà con nông dân trong phát triển sản xuất, tạo công ăn việc làm cho 50 đến 100 người lao động.
III. QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT VÀ SẢN PHẨM DỰ ÁN
-
Quy trình công nghệ sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh
– Trở thành một thương hiệu phân bón hữu cơ có uy tín trên thị trường tỉnh Ninh Bình nói riêng và các tỉnh miền Bắc nói chung.
– Sau năm đầu dự án đi vào hoạt động sẽ tăng gấp 1,5 đến 2 lần sản lượng của năm đầu. Lợi nhuận của Công ty từng bước được tính theo cấp số nhân;
– Giữ vững niềm tin với bà con nông dân trong phát triển sản xuất, tạo công ăn việc làm cho 50 đến 100 người lao động.
Sơ đồ công nghệ sản xuất phân hữu cơ vi sinh Thịnh Hiệp:
-
Một số loại sản phẩm phân hữu cơ vi sinh Thịnh Hiệp
Hiện tại Công ty chúng tôi đang sản xuất 4 loại phân như sau:
– Phân hữu cơ vi sinh VX-01
– Phân hữu cơ vi sinh khoáng VX-5.3.5
– Phân hữu cơ vi sinh VX-3.2.2
– Phân hữu cơ vi sinh VX-0.5.0
Sản phẩm từ dự án là phân bón hữu cơ vi sinh Thịnh Hiệp, sản phẩm chúng tôi sản xuất ra rất có uy tín được bà con nông dân tin dùng vì tác dụng của phân hữu cơ vi sinh mà chúng tôi sản xuất như sau:
– Tăng cường hữu cơ, cải tạo đất, làm cho đất tơi xốp và làm tăng độ mầu mỡ cho đất trồng.
– Cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cây trồng.
– Tăng khả năng giữ ẩm, tạo điều kiện cho hệ vi sinh vật đất phát triển, giúp cho rễ phát triển nhanh, khỏe.
– Tăng khả năng kháng sâu bệnh, chịu hạn cho cây trồng.
– Giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt, ổn định, làm tăng chất lượng của nông sản phẩm.
– Làm Tăng năng suất cây trồng từ 10 đến 15%.
IV. KẾ HOẠCH DỰ ÁN VÀ NHU CẦU GỌI VỐN ĐẦU TƯ
4.1. Kế hoạch dự án
4.1.1. Quy mô cơ sở của dự án
Địa điểm sản xuất của dự án nằm ở tổ 22, phường Trung Sơn, thành phố Tam Điệp tỉnh Ninh Bình. Đây là vị trí rất thuận lợi về giao thông và về phát triển thương hiệu sản phẩm phân bón hữu cơ vi sinh. Sự thuận lợi của dự án đã được phân tích rõ ở mục 2.1 trên.
Dự án có diện tích 2.220 m2. Hiện tại dự án đã được Chủ đầu tư mua đất và san lấp mặt bằng, xây tường bao và đã xây dựng được nhà 3 gian.
Khi dự án được đầu tư vào thì tiến hành xây dựng tiếp cho hoàn thiện nhà xưởng sản xuất, cụ thể:
– Xây dựng 1 nhà xưởng với diện tích 330m2;
– Xây dựng 6 gian kho liền kề xưởng;
– Xây dựng 5 gian kho đựng nguyên liệu.
- Tổng chi phí đã đầu tư ở cơ sở dự án:
- Dự kiến chi phí cho các hoạt động từ đầu tư:
4.1.2. Kế hoạch phát triển dự án.
Với việc đầu tư mở rộng chuyển đổi cơ sở dự án như trên. Chúng tôi đưa ra chiến lược kinh doanh tập trung vào một số nội dung trước mắt như sau:
-
Chiến lược kinh doanh.
Tiếp tục từng bước mở rộng thị trường, tìm đầu ra cho sản phẩm để sản xuất nhiều hơn bằng cách tuyển dụng kỹ sư nông nghiệp và cho đi đến các cơ sở Hợp tác xã (HTX) trong và ngoài tỉnh để tổ chức các hội nghị đầu bờ để quảng bá sản phẩm đồng thời đề nghị chủ nhiệm HTX cho kỹ sư nông nghiệp của công ty hướng dẫn bà con nông dân làm thử 1 sào đất để so sánh chất lượng phân bón và sự phù hợp của loại phân cho từng loại đất.
Mở hội thảo tại xưởng sản xuất và mời các bà con nông dân trong vùng cùng với các ban ngành có liên quan trên địa bàn địa phương và tỉnh để quảng bá sản phẩm và xin ý kiến mức độ ảnh hưởng trong khu vực và tạo điều kiện thuận lợi để công ty phát triển sản xuất nhiều hơn.
2. Cách thức bán hàng trên thị trường dự án
Hiện tại công ty chúng tôi đang sản xuất theo đơn đặt hàng của khách hàng là chính. Khi đặt hàng, khách hàng thường thanh toán tiền đặt cọc trước 50% cho công ty. Sau 6 tháng số tiền còn lại sẽ được thanh toán bằng hình thức chuyển khoản.
Công ty có hình thức khuyến mại cho khách hàng lấy trên 10 tấn/đợt thì sẽ được giảm 1 giá.
4. Kế hoạch nhân sự của dự án
Hiện tại trong biên chế của công ty có 1 giám đốc, 1 PGĐ về kỹ thuật (có bằng kỹ sư sinh hóa); 1 kế toán thuê theo thời vụ; nhân công lao động thường khoán nhưng tính trung bình là 8 người/tháng. Dự kiến công nhân sẽ tăng lên 12-15 người; Tuyển thêm 1 kỹ sư nông nghiệp để đi phát triển thị trường, tổ chức liên kết rộng với đầu mối chủ nhiệm các HTX, đội trưởng sản xuất quanh khu vực nhằm mở rộng thị trường.
5. Hình thức sản phẩm trên thị trường
-
Về bao gói, bao bì, nhãn hiệu sản phẩm:
– Sản phẩm được đóng gói trong bao ảnh, phía trong bao ảnh là một lớp túi nilon để ngăn ngừa không khí và hơi nước xâm nhập vào.
– Mặt ngoài của bao được in logo hình ảnh sinh động của Công ty TNHH Phân bón Thịnh Hiệp có các hình ảnh về quả dứa, đu đủ, cam và hình một người nông dân đang thu hoạch trên cánh đồng lúa.
– Phía mặt bên của bao bì có in các thành phần và công dụng của từng loại phân; Hướng dẫn cách thức bón phân cho từng loại cây.
– Phía dưới bao bì có ghi số điện thoại và địa chỉ nơi sản xuất để người sử dụng cần thắc mắc gì có thể liên hệ đến công ty.
– Trên bao bì cũng được ghi lô sản xuất, ngày sản xuất và hạn sử dụng của sản phẩm.
-
Về chứng nhận chất lượng sản phẩm
Chất lượng sản phẩm của dự án đã được sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Ninh Bình công nhận đảm bảo tiêu chuẩn sản xuất.
Bao bì đã được đăng ký bản quyền tại sở Khoa học Công nghệ tỉnh Ninh Bình.
4.2. Nhu cầu gọi vốn đầu tư
- Tổng vốn đầu tư: 5.500.000.000 đồng
- Vốn đã đầu tư: 3.000.000.000 đồng
- Cần huy động vốn: 2.500.000.000 đồng
V. PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TỪ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
5.1. Chi phí thực hiện dự án
Khi dự án đi vào hoạt động, Dự tính Chi phí cho các hoạt động của dự án trong 1 năm.
Như vậy chi phí cho hoạt động sản xuất của dự án trong 1 năm dự tính là hết 3.750.200.000 đồng.
5.2. Dự tính doanh thu từ dự án
Qua quá trình khảo sát thị trường kỹ lượng, với nhu cầu thực tế hiện nay là chúng tôi có nhiều đơn hàng với số lượng lớn nhưng vì không đủ kinh phí để sản xuất đáp ứng cho nhu cầu nên khi được đầu tư vào, chúng tôi sẽ sản xuất được nhiều hơn và có thể bán được với số lượng doanh thu trong 1 năm, dự tính như sau:
Đối với phân bán thành phẩm thì có giá thành rẻ mà hiện tại cũng đang bán rất chạy vào vụ mùa nên chúng tôi dự tính bán với số lượng 2400 tấn/năm ( vì căn cứ vào số lượng thực tế mà chúng tôi đang sản xuất và bán. Phân bán thành phẩm này được sản xuất trong 2 vụ tức 8 tháng, mà mỗi ngày sản xuất khoảng 15 tấn, và có 20 ngày/tháng) và giá bán 400 nghìn/ tấn. Thực tế thì phân bán thành phẩm này chúng tôi dự tính nếu có hàng tồn không bán hết trong tháng thì hàng tồn đến cuối năm cũng sẽ được bán hết vì số lượng sản xuất dư không nhiều mà chúng tôi chủ yếu sản xuất theo đơn đặt hàng. Vì vậy, số lượng hàng bán ra trong 1 năm dự tính bán hết là 2400 tấn/năm tương đương với: 400.000 đồng* 2400 tấn= 960.000.000 đồng.
Đối với phân thành phẩm thì đây là phân chất lượng cao nên chúng tôi chỉ sản xuất theo đơn đặt hàng của khách hàng. Theo thực tế hiện nay số lượng đơn đặt hàng rất lớn nên chúng tôi dự tính 1 ngày sản xuất và bán ra là 10 tấn/ngày; có 25 ngày/tháng; có 2 tháng/vụ và có 2 vụ/năm; giá bán trung bình 4,2 triệu/tấn. Như vậy, số lượng hàng bán ra trong 1 năm dự tính sản xuất và bán hết là 1000 tấn/năm tương đương với: 4.200.000 đồng*1000 tấn = 4.200.000.000 đồng.
Như vậy doanh thu trong 1 năm của dự án dự tính là 5.160.000.000 đồng.
5.3. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của dự án
Từ doanh thu và chi phí cho các hoạt động sản xuất trong 1 năm của dự án thì lợi nhuận của dự án dự tính trong 1 năm là:
Lợi nhuận = Doanh thu – Chi phí = 5.160.000.000- 3.750.200.000
= 1.414.200.000 đồng.
Như vậy lợi nhuận trung bình trong 1 tháng là gần 117.500.000 đồng.
Trong đó, Tổng % lợi nhuận được tính như sau:
+ Giữ lại 30% trong tổng số lợi nhuận đó để sử dụng vào những việc gồm:
– 10% sử dụng vào quỹ tái đầu tư mở rộng sản xuất. tương đương với 11.750.000 đồng.
– 5% sử dụng vào quỹ phúc lợi xã hội tương đương với 5.875.000 đồng.
– 5% sử dụng vào việc sửa chữa hao mòn máy móc tương đương với 5.875.000 đồng.
– 10% còn lại tương đương với 11.750.000 đồng là sử dụng vào các việc:
Chi phí quản lý + chi phí bán hàng + thăm hỏi + thưởng tết cho công nhân viên.
+ Còn 70% tiền lợi nhuận còn lại tương đương với 82.250.000 đồng được chia đều theo số cổ phần nhà đầu tư đóng góp.
Lợi nhuận được chia theo từng quý, 6 tháng và 1 năm theo sự thỏa thuận giữa Chủ đầu tư và Nhà đầu tư.
Chúng tôi tin rằng sau năm đầu dự án đi vào hoạt động và khi sản xuất được nhiều hơn và mở rộng thị trường tiêu thụ trên toàn miền bắc thì doanh thu và lợi nhuận sẽ cao hơn rất nhiều.
VI. KẾ HOẠCH HOÀN VỐN, TÀI SẢN ĐẢM BẢO VÀ THỜI GIAN HOẠT ĐỘNG CỦA DỰ ÁN
6.1 Thời gian hoàn vốn
Thời gian hoàn vốn của dự án được tính là: Tổng vốn đầu tư/lợi nhuận và khấu hao hàng năm ⇔ 2.500.000.000/(1.414.200.000*0.7) = 2,5 năm. Nhưng trừ đi phần trăm lợi nhuận còn phải trả cho nhà đầu tư thì chủ dự án dự tính thời gian hoàn vốn là sau 3 năm kể từ lúc dự án đi vào hoạt động.
6.2 Tài sản đảm bảo nợ vay
Tài sản đảm bảo nợ vay là toàn bộ tài sản mà Công ty có gồm:
+ Đất của dự án đã được Chủ đầu tư mua với diện tích 2.220 m2 để sản xuất; Đất này gồm 2 thửa đất:
– 1 thửa 780m2 là đất bìa đỏ, đang làm thủ tục sang tên đổi chủ;
– 1 thửa là 1.440m2 là đất bìa thầu thầu 30 năm (theo cán bộ phòng TNMT thì đất này có thể chuyển đổi sang đất bìa đỏ được).
+ Toàn bộ các máy móc thiết bị của nhà xưởng sản xuất hiện có và toàn bộ tài sản có giá trị trong tương lai của dự án.
6.3 Dự kiến thời gian dự án đi vào hoạt động
Chủ dự án dự tính khi dự án được đầu tư vào thì sẽ mất 10 ngày để xây dựng nhà xưởng và sau 10 ngày đó thì dự án đi vào hoạt động sản xuất luôn để cung cấp sản phẩm kịp thời cho bà con nông dân. Vì hiện tại đối tác ở tỉnh Thanh Hóa đang đặt đơn hàng với số lượng 400 tấn cho vụ mùa giáp tết và ra giêng này. Vì vậy chúng tôi mong sớm được đầu tư để kịp sản xuất cung cấp hàng cho vụ mùa.
VII. RỦI RO VÀ CÁC PHƯƠNG ÁN DỰ PHÒNG
7.1 Rủi ro hàng tồn
Công ty sản xuất các sản phẩm hàng thành phẩm là hoàn toàn theo đơn đặt hàng của khách nên mặt hàng này không có hàng tồn.
Còn sản phẩm hàng bán thành phẩm thì ngoài đơn đặt hàng ra chúng tôi sản xuất thêm số lượng ít để bán thêm. Mặt hàng này giá thành rẻ và người dân cũng sử dụng nhiều nên cũng không có lượng tồn nhiều. Nếu có hàng tồn lại thì chỉ đến vụ mùa cuối năm là chúng tôi đã bán hết vì các vụ mùa khách hàng lấy rất nhiều. Thường thì không có hàng tồn để lâu nên cũng không xẩy ra rủi ro gì về vấn đề này.
7.2 Rủi ro về cạnh tranh
Như đã phân tích ở trên thì rủi ro về sự cạnh tranh là không có và mặt khác chất lượng hàng của công ty chúng tôi là đảm bảo và đã được bà con yên tâm tin dùng.
VIII. LỢI ÍCH KINH TẾ- XÃ HỘI CỦA DỰ ÁN
8.1 Lợi ích kinh tế
– Sản phẩm của dự án giúp làm tăng sản lượng và giá trị nông sản, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế, thu nhập của người dân và địa phương.
– Góp phần đóng góp cho ngân sách nhà nước của địa phương thông qua các khoản đóng thuế.
8.2 Lợi ích xã hội
– Đóng góp một phần nhỏ phúc lợi an sinh cho xã hội nói chung, cho phường Trung Sơn, tp Tam Điệp nói riêng.
– Tạo công ăn việc làm và thu nhập cho một số lao động ở địa phương;
– Đảm bảo đời sống và giải quyết chỗ ăn ở ổn định trong suốt thời gian làm việc cho người lao động;
– Góp phần tăng thu nhập cho địa phương;
– Phân hữu cơ vi sinh làm cho sản phẩm nông sản trở thành nguồn sản phẩm sạch góp phần bảo vệ sức khỏe cho người tiêu dùng và là góp phần tạo nên phúc lợi xã hội.
– Góp phần bảo vệ môi trường ( vì được sản xuất theo quy trình đảm bảo an toàn vệ sinh nông sản và môi trường).
VIII. KẾT LUẬN
9.1 Đánh giá tính khả thi của dự án
Qua đánh giá về những thuận lợi mà dự án có được được trình bày ở trên, nhận thấy “ Dự án sản xuất, kinh doanh phân bón của công ty TNHH MTV phân bón Thịnh Hiệp” là dự án rất có khả thi và nếu được đầu tư thì chúng tôi mong được đầu tư sớm nhất có thể để dự án được thực hiện luôn để sản xuất phục vụ đáp ứng được nguồn hàng cung cấp cho bà con nông dân trong vụ mùa tới.
9.2 Cam kết của chủ đầu tư
Chủ đầu tư cam kết những thông tin kế hoạch đưa ra ở trên là hoàn toàn đúng với thực tế mà chúng tôi đã xem xét và nghiên cứu kỹ lượng. Chúng tôi cam kết nếu được đầu tư sẽ thực hiện đúng những gì thỏa thuận với nhà đầu tư.
Và Chủ đầu tư mong là có cơ hội được gặp và trình bày cụ thể hơn nữa với các nhà đầu tư, để chúng tôi có cơ hội được đầu tư và thực hiện triển khai dự án sớm nhất có thể.
Chủ đầu tư rất hy vọng sớm được hợp tác cùng quý nhà đầu tư!