Các bước triển khai ma trận BCGI. Ma trận BCG là gì?
Ma trận BCG (hay ma trận Boston) là một mô hình được sử dụng để phân tích và đánh giá các sản phẩm của một doanh nghiệp. Dữ liệu từ ma trận BCG cung cấp thông tin chi tiết về từng sản phẩm. Giúp doanh nghiệp xây dựng các chiến lược dài hạn phù hợp nhất.
Một doanh nghiệp thường cung cấp rất nhiều sản phẩm, nhưng không phải tất cả đều thành công hay có tiềm năng mang lại lợi nhuận. Thông tin từ mô hình BCG giúp doanh nghiệp xác định các dòng sản phẩm cần đầu tư hoặc loại bỏ. Đồng thời cung cấp ý tưởng về các dòng sản phẩm mới phù hợp với nhu cầu thị trường hiện tại.
II. Ưu và nhược điểm của ma trận BCG
Ưu điểm của ma trận BCG:
– Dễ thực hiện.
– Giúp hiểu vị trí chiến lược của danh mục kinh doanh.
– Là một điểm khởi đầu tốt để phân tích sâu hơn.
Nhược điểm của ma trận BCG:
– Chỉ phân loại doanh nghiệp vào bốn góc phần tư, đặt các đơn vị kinh doanh ở giữa có thể gây nhầm lẫn.
– Không định nghĩa rõ ràng “thị trường” là gì, dẫn đến việc các doanh nghiệp thực sự là “chó” có thể bị xếp vào loại “bò” và ngược lại.
– Loại trừ các yếu tố bên ngoài có thể thay đổi hoàn toàn tình hình.
– Thị phần và tăng trưởng ngành không phải là những yếu tố duy nhất tạo ra lợi nhuận, và thị phần cao không nhất thiết đồng nghĩa với lợi nhuận cao.
– Không xem xét sự tương tác giữa các đơn vị kinh doanh khác nhau. Nếu những đơn vị “chó” giúp mang lại lợi thế cạnh tranh cho các bộ phận khác, chúng có thể quan trọng đối với doanh nghiệp như những đơn vị “bò”.
III. Các yếu tố trong ma trận BCG
Trong ma trận Boston, doanh nghiệp được phân loại thành 4 nhóm chính: Ngôi sao, Bò sữa, Dấu chấm hỏi và Con chó, dựa vào tốc độ tăng trưởng thị trường và thị phần tương đối. Mỗi nhóm đại diện cho điều kiện kinh doanh khác nhau và yêu cầu chiến lược phát triển riêng biệt.
Ma trận BCG: Con chó
Các sản phẩm nằm trong góc phần tư “Con chó” có thị phần tương đối thấp và tốc độ tăng trưởng của thị trường thấp. Những sản phẩm hoặc dịch vụ ở nhóm này thường không có tiềm năng phát triển. Mang lại lợi nhuận thấp cho doanh nghiệp.
Do đó, doanh nghiệp cần xem xét loại bỏ các danh mục này để tập trung nguồn lực vào các sản phẩm/dịch vụ có tiềm năng phát triển cao hơn.
Ma trận BCG: Dấu hỏi
Danh mục ở góc phần tư “Dấu hỏi” là những sản phẩm/dịch vụ có thị phần tương đối thấp nhưng tốc độ tăng trưởng của thị trường cao. Đây là những sản phẩm có tiềm năng tăng trưởng lớn nhưng cần đầu tư nhiều để có thể cạnh tranh hiệu quả. Thông thường, các khoản đầu tư vào “Dấu hỏi” sẽ được tài trợ bởi dòng tiền từ “Bò sữa”. Doanh nghiệp cần đánh giá kỹ lưỡng tiềm năng của các sản phẩm/dịch vụ này để quyết định đầu tư hay cắt giảm.
Ma trận BCG: Ngôi sao
Các danh mục sản phẩm ở ma trận BCG – Ngôi sao chiếm thị phần tương đối cao và tốc độ tăng trưởng của thị trường lớn. Đây là những sản phẩm/dịch vụ dẫn đầu thị trường. Có tiềm năng tăng trưởng mạnh. Mang lại lợi nhuận lớn cho doanh nghiệp.
Vì vậy, các nhà kinh doanh cần có chiến lược đầu tư để phát triển và mở rộng thị phần của các danh mục này. Tuy nhiên, “Ngôi sao” cũng tiêu tốn một lượng tiền đáng kể. Chiếm phần lớn trong chi phí sản xuất. Khi thị trường trưởng thành và danh mục sản phẩm ở “Ngôi sao” vẫn thành công. Chúng sẽ chuyển thành “Bò sữa”.
Ma trận BCG: Bò sữa
Các sản phẩm/dịch vụ ở góc phần tư “Bò sữa” có thị phần tương đối cao nhưng tốc độ tăng trưởng của thị trường thấp. Đây là những sản phẩm/dịch vụ mang lại lợi nhuận ổn định cho doanh nghiệp và cần ít đầu tư.
Dù không cần đầu tư mạnh. Nhưng lợi nhuận và dòng tiền từ “Bò sữa” rất lớn. Thường được sử dụng để tài trợ cho “Ngôi sao” và “Dấu hỏi”. Doanh nghiệp cần duy trì và tối ưu hóa hoạt động của các sản phẩm/dịch vụ này để thu về lợi nhuận tối đa.
=>>>> Xem thêm: Blockchain là gì? Tổng quan về công nghệ chuỗi khối
IV. Các bước triển khai ma trận BCG
Bước 1: Chọn Đối tượng Phân tích
Mô hình BCG được sử dụng để phân tích sản phẩm, dịch vụ, đơn vị kinh doanh và thương hiệu của doanh nghiệp. Việc lựa chọn đối tượng phân tích quan trọng để xác định khía cạnh cần phân tích.
Bước 2: Các bước triển khai ma trận BCG – Phân Tích Thị trường
Xác định thị trường giúp doanh nghiệp biết sản phẩm thuộc phân khúc nào. Điều này quan trọng để xác định vị trí của doanh nghiệp trong thị trường.
Bước 3: Tính Thị phần Tương đối của Đối tượng
Thị phần là phần trăm thị trường mà doanh nghiệp chiếm được. Mô hình BCG so sánh thị phần của doanh nghiệp với đối thủ cạnh tranh.
Bước 4: Tính Toán Tốc độ Tăng trưởng của Thị trường
Tốc độ tăng trưởng thị trường được tính bằng tỷ suất tăng trưởng doanh thu trung bình của các doanh nghiệp đầu ngành. Các thị trường phát triển nhanh thường có cơ hội lớn và tăng tỷ trọng thị phần.
Bước 5: Biểu Diễn Đường Tròn Trên Ma Trận BCG
Sau khi tính toán, doanh nghiệp vẽ các sản phẩm lên ma trận BCG.
- Trục X: Thị phần
- Trục Y: Tốc độ tăng trưởng
- Hình tròn biểu diễn đơn vị/sản phẩm, kích thước phản ánh doanh thu.Một số ví dụ về ma trận BCG của các thương hiệu hàng đầu.