Home / Phát triển doanh nghiệp / Chiến lược bán hàng / Kênh bán hàng là gì? – Các kênh bán hàng hiện nay

Kênh bán hàng là gì? – Các kênh bán hàng hiện nay

I. Kênh bán hàng là gì?

Kênh bán hàng là cầu nối giữa doanh nghiệp và khách hàng. Giúp sản phẩm đến tay người tiêu dùng một cách nhanh chóng và hiệu quả.

Với sự kết hợp của các phương thức truyền thống, online và offline, kênh bán hàng mang lại sự tiện lợi tối đa cho cả người mua và người bán. Doanh nghiệp thông qua các kênh này có thể dễ dàng tiếp cận và phục vụ nhu cầu của khách hàng. Đảm bảo hàng hóa được vận chuyển từ nhà sản xuất đến tay người tiêu dùng một cách trơn tru và hiệu quả.

II. Phân loại kênh bán hàng

Trên thị trường hiện nay có nhiều có nhiều loại khác nhau. Tùy vào quy mô, thị trường mà doanh nghiệp muốn tiếp cận để tăng doanh thu nhanh chóng:

1. Kênh bán hàng online

Khi thời đại 4.0 đang phát triển và thịnh hành thì kênh bán hàng online cũng theo đó mà đi lên. Đây là nơi để mọi hoạt động trao đổi, buôn bán diễn ra trên Internet.

Thay vì đi ra ngoài mua sắm như các kênh bán hàng truyền thống thì khách hàng có thể dễ dàng sử dụng món đồ thông qua hình thức mua hàng online. Việc mua hàng online sẽ giúp tiết kiện thời gian, chi phí đi lại.

2. General Trade – Kênh GT

Kênh GT hay còn gọi là kênh truyền thống. Là phương pháp phân phối hàng hóa theo hệ thống nhiều cấp. Kênh này được sử dụng nhiều nhất trên thị trường do tính chất lâu đời. Một số điểm bán kênh GT: hàng tạp hóa, chợ truyền thống, siêu thị mini,…

  • Ưu điểm:
    • Đông đảo nhân viên
    • Giá thành rẻ hơn so với bán hàng tại cách showroom.
    • Dễ dàng tiếp cận khách hàng
  • Nhược điểm:
    • Khó kiểm soát về giá cả, chiết khấu
    • Dễ xảy ra sự cạnh tranh từ các nhà phân phối

3. Modern Trade – Kênh MT

Kênh MT hay còn gọi là kênh hiện đại. Kênh này tinh gọn, cắt giảm nhiều công đoạn nhỏ lẻ để tập trung phân phối hàng hóa lớn giúp tiết kiệm chi phí. Một số điểm bán bênh MT: siêu thị, của hàng tiện lợi, cửa hàng tạp hóa,…

  • Ưu điểm:
    • Nhà sản xuất hay doanh nghiệp có thể trực tiếp quản lý, xác định và tiếp cận người dùng dễ dàng.
  • Nhược điểm:
    • Phù hợp tại những tỉnh và thành phố dẫn đến tình trạng phân bố không đồng đều.
    • Bỏ nhiều ngân sách lớn cho hoạt động marketing
    • Khó khăn trong việc kiểm soát, chiết khấu và mức giá

4. Bán hàng Offline

Kênh bán hàng offline bao gồm nhiều hình thức như chợ truyền thống, siêu thị, siêu thị mini, cửa hàng tiện lợi, cửa hàng tạp hóa và các cửa hàng ngoài trời.

Các kênh bán hàng truyền thống này thường được đặt tại những địa điểm cụ thể. Gần gũi với khách hàng mục tiêu mà doanh nghiệp muốn tiếp cận. Vị trí của các cửa hàng là yếu tố then chốt, quyết định liệu khách hàng có bị thu hút và lựa chọn mua sắm tại đó hay không.

III. Vì sao doanh nghiệp nên bán hàng trên nhiều kênh khác nhau

Để doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển, duy trì lâu dài thì hiệu quả của quá trình bán hàng luôn có sự ảnh hưởng và đóng vai trò quyết định. Đây cũng là lý do vì sao doanh nghiệp luôn cần phải cố gắng mở rộng quy mô và hình thức của các kênh bán hàng phong phú.

Doanh nghiệp nên mở rộng nhiều kênh bán hàng khác nhau để tối ưu lượng tiếp cận với khách hàng. Tiếp cận với nhiều đối tượng để giới thiệu sản phẩm của doanh nghiệp mình từ đó tạo lượng khách hàng tiềm năng nhất định.

=>>> Xem thêm: Kinh nghiệm bán hàng thành công

IV. Các kênh bán hàng hiện nay

1. Các kênh bán hàng hiện nay – Facebook

Facebook vẫn là cái tên quen thuộc trong danh sách các kênh bán hàng hiện nay phổ biến nhất. Với 40% dân số sử dụng Facebook thì lượng tăng tương tác với người dùng đãn đến tạo nhiều doanh thu cho doanh nghiệp.

Doanh nghiệp có thể xây dựng chiến lược nội dung dài hạn để đăng trên Facebook, Group hướng đến những khách hàng tiềm năng. Doanh nghiệp cũng có thể kết hợp với chạy quảng cáo để tăng lượt tiếp cận.

5 kênh bán hàng online trên facebook giúp bạn kinh doanh hiệu quả

Một số lợi ích khi bán hàng trên Facebook:

  • Tổ chức các mini game, give away để tăng lượng tương tác. từ đó tăng khách hàng tiềm năng.
  • Dựa vào thống kê thu nhập từ Facebook Insight thì doanh nghiệp có thể nắm rõ được xu hướng.
  • Nhận được thu nhận phản hồi từ khách hàng một cách đễ dàng

2. Tiktok shop

Tiktok shop là một ứng dụng truyền thông đang được ưa chuộng hiện nay. Dù ra đời sau những đã có hơn 1 tỷ người dùng hàng tháng. Là nơi cho phép người dùng bán sản phẩm trực tiếp qua video, live, tab.

Cách bán hàng trên TikTok đầy đủ từ A-Z, giúp bạn nổ trăm đơn dễ dàng

Một số lợi ích khi bán hàng qua tiktok shop:

  • Miễn phí đăng kí và đăng video
  • Phí bán trên tiktok shop chỉ 1% thấp hơn so với các app khác.
  • Có nhiều voucher cho khách hàng ( miễn phí vận chuyển, giảm giá ) tăng số lượng người mua.

3. Bán hàng qua Website

Website bán hàng ( website e-commerce bán hàng) là nơi để chủ sho trưng bày những mặt hàng của mình. Khách hàng có thể mua thông qua website mà không cần phải đến tận cửa hàng.

Top 15 kênh bán hàng Online đạt hiệu quả cao nhất hiện nay

Một số lợi ích khi bán hàng qua website:

  • Website được thiết kế linh hoạt theo ý tưởng của shop
  • Có danh mục sản phẩm rõ ràng
  • Giá cả được cậ nhật minh bạch, khách hàng có thể sễ dàng lựa chọn
  • Quảng cáo và tiếp thị hiệu quả mà không bị giới hạn vì website thuộc chủ sở hữu của doanh nghiệp.

4. Bán hàng qua Zalo

Bán hàng qua Zalo được chia thành 3 loại khác nhau:

  • Qua zalo OA: Zalo Official Account là một tính năng tạo cửa hàng trên zalo. Tài khoản này cho phép người dũng gửi hàng loạt những tin nhắn đến khách hàng.
  • Qua trang cá nhân: Cũng tương tự như Facebook hay Instagram. Zalo cũng có thể đăng sản hẩm bài viết trên trang cá nhân để những người kết bạn Zalo thấy nó.

4 lý do cho thấy bán hàng trên Zalo là một chọn lựa thông minh

  • Qua SMS: Doanh nghiệp có thể dử dụng SMS để gửi tin nhắn hàng loạt cho khách hàng, những ai đã từng nhắn tin với họ. Tùy vào mục đích, tin nhắn đó có thể là giới thiệu sản phẩm dịch vụ hay các mini game, tài liệu chia sẻ,..

5. Bán hàng qua sàn thương mại điện tử

Trong vài năm gần đây, mua sắm trên các sàn thương mại điện tử đã trở nên vô cùng phổ biến nhờ sự tiện lợi, nhanh chóng và khả năng so sánh giá dễ dàng. Vì vậy, các doanh nghiệp và cửa hàng không thể bỏ qua thị trường đầy tiềm năng này. Các sàn thương mại điện tử phổ biến hiện nay:

Sàn TMĐT Ưu Điểm Nhược Điểm
Shopee
  • Thủ tục đăng ký và quy trình bán hàng đơn giản.
  • Sản phẩm không cần qua kiểm duyệt khắt khe.
  • Bán hàng không mất phí hay hoa hồng.
  • Tự tạo mã giảm giá để kích thích mua sắm.
  • Nhiều gian hàng, đa dạng hàng hóa.
  • Cạnh tranh khốc liệt về giá vì số lượng gian hàng lớn.
  • Tình trạng hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng không hiếm gặp do Shopee không kiểm tra và bảo đảm chất lượng hàng hóa.
  • Chỉ hỗ trợ phí vận chuyển cho các đơn hàng có giá trị cao.
Lazada
  • Hoa hồng hấp dẫn cho người bán.
  • Miễn phí bán hàng, chỉ trả phí nếu sử dụng dịch vụ hỗ trợ.
  • Cá nhân và hộ kinh doanh cũng có thể mở gian hàng
  • Đồng bộ dữ liệu cho bán hàng đa kênh..
  • Thủ tục đăng ký phức tạp. Phải hoàn thành khóa đào tạo online.
  • Phí lấy hàng và phí FBL tương đối cao.
  • Chính sách tập trung vào người mua.
  • Marketing toàn diện, không tùy chỉnh cho từng đối tượng cụ thể.
Tiki
  • Phù hợp với kinh doanh sách, tỷ lệ chiết khấu cao.
  • Sản phẩm cần qua kiểm duyệt. Đảm bảo về nguồn gốc và chất lượng.
  • Đa dạng chính sách giao hàng theo giá trị đơn hàng.
  • Chỉ doanh nghiệp mới đăng ký kinh doanh được trên Tiki. Không phù hợp cho cá nhân kinh doanh nhỏ lẻ.
  • Thủ tục mở gian hàng phức tạp, yêu cầu nhiều giấy tờ.
  • Sản phẩm chưa đa dạng.
  • Thời gian giao hàng dự kiến lâu (4-10 ngày), tỷ lệ khách hàng bỏ dở đơn hàng cao..
Sendo
  • Mở gian hàng miễn phí
  • Phát triển mạnh mảng thời trang.
  • Rút tiền dễ dàng qua ví Senpay.
  • Có thể sử dụng các gói quảng cáo và marketing trên Sendo.
  • Tỷ lệ đơn ảo cao.
  • Hệ thống thường bị lỗi trong các sự kiện khuyến mãi lớn.
  • Hệ thống vận chuyển không đa dạng.
  • Phí giao hàng cao và thời gian giao lâu, tỷ lệ hoàn hàng cao.

6. Bán hàng qua các kênh rao vặt

Các website rao vặt trong nước như chotot.vn, vatgia.vn, otofun.net, batdongsan.com, banxehoi.com và alonhadat.com là những nền tảng phổ biến. Người dùng chỉ cần đăng ký tài khoản và có thể tự đăng tin rao vặt của mình trong các chủ đề cụ thể.

Top 8 Trang web rao vặt hiệu quả nhất hiện nay - toplist.vn

Nếu bạn thích buôn bán đồ lạ, đồ cũ, hay đồ 2hand với ít vốn và ít cạnh tranh. Các trang như 5giay và chotot là lựa chọn tuyệt vời để bắt đầu kinh doanh. Tuy nhiên, hãy xem đây như một kênh tiếp thị phụ thêm. Bởi bạn không thể duy trì và phát triển kinh doanh chỉ dựa vào những kênh bán hàng này.

7. Bán hàng qua Affilate

Affiliate hay tiếp thị liên kết là một hình thức marketing giúp quảng bá sản phẩm và dịch vụ của nhà cung cấp hoặc nhà sản xuất. Những người tham gia affiliate. Thường gọi là đối tác kiếm tiền online. Sẽ nhận được hoa hồng khi họ thu hút người dùng khác ghé thăm trang web và trở thành khách hàng của nhà sản xuất.

Hướng dẫn cách làm affiliate marketing hiệu quả qua 6 bước

Các phương thức phổ biến bao gồm giới thiệu, gửi lời mời, và cung cấp chiết khấu. Nhờ khả năng tiếp cận mạnh mẽ đúng đối tượng khách hàng tiềm năng. Tiếp thị liên kết là một kênh bán hàng online rất hiệu quả.

8. Bán hàng qua Instagram

Các kênh bán hàng hiện nay – Instagram không chỉ là nơi chia sẻ những khoảnh khắc đẹp qua hình ảnh và video. Mà còn trở thành một trong những kênh bán hàng phổ biến của giới trẻ. Khi các phương thức bán hàng trên Facebook ngày càng trở nên giống như một “cỗ máy làm tiền” với sự cạnh tranh khốc liệt. Thì Instagram lại là một lựa chọn thông minh hơn.

=>>> Xem thêm: 10 bước lập kế hoạch kinh doanh bán hàng tăng vọt doanh số

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *