Home / Hỏi Đáp / CÁC Ý TƯỞNG KINH DOANH TẠ VÙNG QUÊ

CÁC Ý TƯỞNG KINH DOANH TẠ VÙNG QUÊ

1. MÔ HÌNH LÀM GIÀU TỪ NÔNG NGHIỆP BẰNG TRỒNG NẤM CÁC LOẠI

Trong rất nhiều các loại rau quả dinh dưỡng khác, nấm là sản phẩm thực vật dinh dưỡng được nhiều người ưu thích nhất, không những đầu tư ít thu lời nhiều mà bên cạnh đó thị trường các loại nấm rất đa dạng, đặc biệt là đối tượng khách hàng ở thành phố không có diện tích để tự trồng nhưng lại có trình độ dân trí cao và hiểu biết sâu về dinh dưỡng của nấm.
Hiện nay trên thị trường nấm có giá khoảng 37.000-40.000 VNĐ/kg (nấm rơm), nấm mối có giá từ 500.000 VNĐ/kg-1 triệu/kg, nấm bào ngư giá khoảng 38.000 VNĐ/kg, …Thông thường chúng ta trồng các loại nấm rơm, nấm bào ngư, vì có mức giá phù hợp với túi tiền của người dân Việt Nam. Như vậy nếu chúng ta bán nấm với giá 39.000 VNĐ/kg và mỗi ngày cung cấp ra thị trường từ 30kg-50kg nấm thì số tiền thu về lên đến khoảng 1.200.000 VNĐ, trừ đi các khoản chi phí đầu tư chúng ta sẽ vẫn có một khoản lãi lớn mang về.

Nấm được phân thành các loại có những công dụng khác nhau, như nấm chữa bệnh, nấm ăn, nấm sử dụng làm các nguyên liệu khác nhau… Tuy nhiên lời khuyên cho bạn là chỉ nên phát triển trồng loại nấm ăn, vì kỹ thuật trồng nấm ăn không phức tạp so với các loại nấm có công dụng đặc thù khác. Một số loại nấm ăn có thể kể đến như : Nấm tai bèo, nấm hương, nấm mỡ, nấm rơm, nấm mối, nấm hải sản…loại được trồng phổ biến là nấm rơm và nấm hương do giá thành bán ra thị trường phù hợp túi tiền người mua., ngoài ra thì 2 loại nấm này cũng có kỹ thuật trồng khá đơn giản.

Những việc chúng ta sẽ cần làm để trồng được nấm:

+ Xử lý nguyên liệu để ủ làm chất dinh dưỡng cho nấm : Có thể làm rơm, mùn…

+ Chuẩn bị giống : Là bước chúng ta cần tạo giống trước khi trồng

+ Chăm sóc và thu hoạch: Bước chăm sóc cần lưu tâm trị và phòng ngừa các loại sâu bệnh , một số loại bệnh nấm có thể bị như nấm mốc, có màu đen khác thường

2. KINH DOANH LÁ TRÀ TƯƠI, CHÈ SẤY KHÔ

Giá trà trung bình trên thị trường hiện nay từ 50.000 VNĐ/kg-200.000 VNĐ/kg, có những loại

trường, người mua. Nhưng làm sao để có thể bán được hàng thu tiền vốn, tiền lời về mới được gọi là giỏi. Ở phần dưới đây mình sẽ gợi ý cho bạn hướng đi để tiếp cận khách hàng như thế nào.

LÀM SAO ĐỂ BÁN TRÀ TẠI NÔNG THÔN

+ Trước tiên bạn cần xác định mình kinh doanh trà tươi hay trà sấy khô, trà gói… Phải xác định được nếu không thì mặt hàng kinh doanh của bạn rất lẫn lộn và không thể in sâu trong suy nghĩ của khách hàng rằng cửa hàng đang bán món hàng hóa nào là chính và như vậy là thương hiệu cá nhân của bạn không xuất hiện trong đầu người mua.

+ Biết mình bán cái gì rồi, bây giờ chúng ta cần khoanh vùng khách hàng, nghĩa là gì ? Nghĩa là Quanh xã, thị trấn, hay là chỉ trong khu vực thôn-bản của bạn thôi. Vậy bạn cần thông tin này để làm gì ? để bạn biết rằng mình có thể kiếm được bao nhiêu tiền mỗi ngày qua số lượng sản phẩm trà bán được đồng thời tìm cách tăng doanh thu lên cao hơn.

+ Khi đã biết số lượng thị trường khách hàng của mình là bao nhiêu, bạn sẽ phải thực hiện một kế hoạch là truyền miệng thương hiệu cửa hàng của bạn và không có cách nào khác để truyền đạt thông tin tới khách hàng tại nông thôn tốt hơn cách thức dùng người mua truyền thông tin cho người mua. Thông tin khi đã được truyền đi cùng với chất lượng sản phẩm của bạn thật 100% như đã giới thiệu thì chắc chắn rằng trong 1 năm thôi thì cửa hàng của bạn sẽ vị trí đứng vững bền trong vùng nông thôn đó. Tới đây thì bạn đã có doanh thu từ cửa hàng trà của mình rồi đấy, thế nhưng chúng ta vẫn chưa thể dừng tại đây được, bạn sẽ phải có những kế hoạch làm kích thích nhu cầu mùa của khách hàng nhiều hơn, đồng thời phải tiếp cận gần gũi khách hàng nhiều hơn.

VỐN ĐẦU TỪ KINH DOANH TRÀ DỰ KIẾN BAN ĐẦU:

+ Chi phí nhập hàng : 7-15 triệu đồng

+ Chi phí thuê cửa hàng: 500.000 VNĐ-1 triệu đồng ( tùy vào vị trí và diện tích cửa hàng ở vùng nông thôn của bạn)

Một số chi phí khác nữa như xe cộ đi lại, chi phí tặng khuyến mại thêm sản phẩm… nhưng không đáng bao nhiêu so với với những chi phí khác.

3. TRỒNG CÂY DÀNH DÀNH ( HAY CÒN GỌI LÀ CÂY CHI TỬ)

Giá mỗi kg hạt dành dành khô trên thị trường hiện nay dao động từ 40.000 VNĐ/kg-80.000 VNĐ/ kg, có những nơi đắt hơn, chúng là những loại hạt nhỏ có khả năng tạo màu thực phẩm, món ăn, đặc biệt là hạt chi tử có tác dụng chữ bệnh rất tốt, một số chứng bệnh như trị tiểu rắt, chữa đầy hơi, chữa cảm và sốt…

Công dụng sản phẩm đã có, giá bán cũng đã sẵn sàng bây giờ chúng ta phải làm thế nào để có thể thu lời từ sản phẩm này, đó mới là vấn đề những người đầu tư cần phải giải quyết. Những bước sau là gợi ý của mình cho các bạn để có cái nhìn khái quát về việc đầu tư trồng một loại cây có đặc tính vị thuốc.

+ Tìm giống : giống của cây dành dành được tạo thành từ 2 cách chính là gieo hạt nảy mầm và cách khác là tạo và cắt chồi, về hạt giống bạn tự tìm hiểu thêm trên mạng internet.

+ Trồng cây và bón phân cho giống:

Trong bước này cần chú ý kỹ thuật trồng cây, trước khi cắt mầm chồi hoặc tách cây non lớn lên từ hạt giống bạn phải chọn được một vùng đất bị ngập nước trong khoảng thời gian 1-2 tháng, hoặc là khu vực trũng thấp và có độ ẩm tương đối cao.

Đào hố trên vùng đất trồng , mỗi hố cách nhau khoảng 1.5cm, một hố có chiều rộng trung bình 18-22 cm, chiều dài bằng chiều rộng và chiều sâu tương tự như vậy.

Về vấn đề bón phân và cách chăm sóc cho cây dành dành sau khi đã trồng bạn nên tìm hiểu chuyên sâu thêm các tài liệu nông nghiệp học để có kỹ thuật khoa học nhất, ở đây mình chỉ hướng dẫn bạn hướng đi như thế nào, còn cách làm chi tiết bạn sẽ phải tự triển khai để phù hợp với điều kiện thực tế vùng đất nhà bạn.

+ Tìm thị trường cho sản phẩm của mình

+ Đánh giá lợi nhuận và tiếp tục quay vòng vốn đầu tư.

Trong những bước trên thì bước tìm thị trường là điểm mấu chốt của không chỉ mô hình này mà còn là của tất các ý tưởng khởi nghiệp khác.

Ở trường hợp này, đối tượng khách hàng của bạn sẽ là các cơ sở thuốc đông y, thuốc nam, những khách hàng cá nhân mua hạt chi tử để tạo màu cho thực phẩm.

4. NUÔI LỪA (CHƯA PHÁT TRIỂN TẠI VIỆT NAM)

Thịt của lừa có giá trị dinh dưỡng rất cao, nhưng kiến thức về chất lượng của loại thực phẩm này chưa được phổ biến như thịt bò, thịt lợn do vậy cũng chưa có nhiều người mặn mà với cách làm giàu từ nông nghiệp này. Tuy nhiên đây lại chính là cơ hội để bạn nắm bắt mà phát triển kinh tế-tài chính cho gia đình mình, nói cơ hội là chưa có nhiều người dám chăn lừa và nếu bạn thực hiện thì sẽ là người đi tiên phong đầu tiên trên thị trường đồng thời hưởng tiền lãi nhiều nhất.

Chăn nuôi lừa, ngựa tại nông thôn Việt Nam để lấy thịt cung cấp đến các chợ đầu mối là hình thức kinh doanh rất mới lạ. Có thể bạn sẽ gặp một số rủi ro nhất định vì chưa nhận được sự hưởng ứng từ người mua hàng. Nhưng khi đã hiểu được giá trị dinh dưỡng của các loại thực phẩm này thì cơ sở chăn nuôi của bạn cũng rất phát triển như vậy có nghĩa chúng ta sẽ cần phổ biến các lợi ích của những thực phẩm này cho người mua lừa, ngựa của bạn.

5. NUÔI CHIM CÔNG ẤN ĐỘ (CÔNG LAM)

Ý tưởng này có thể nói là lời giải đáp hoàn hảo cho câu hỏi nếu như bạn muốn đầu tư tại một vùng quê . Chim công Lam trên thị trường hiện nay được bán với giá 8-30 triệu/con trưởng thành. Nếu là công giống sẽ có mức giá trung bình 3 triệu/con. Để nuôi được một chú chim công từ khi bóc trứng đến lúc trưởng thành cần khoảng thời gian 2 năm.

Làm một bài toán nhỏ về lợi nhuận: giả sử chúng ta chọn 40 con giống và nuôi trong 2 năm, như vậy tổng số vốn ban đầu bỏ ra bằng 120 triệu,cho đến thời điểm chim công được bán với giá 25 triệu/ con thì số tiền mang về bằng : 25 (triệu)*40(con) = 1 tỷ VNĐ, nếu trừ đi các chi phí chăn nuôi và hao hụt do bệnh chết , ít nhất chúng ta sẽ lãi 700 triệu-800 triệu.

Hiện nay nhu cầu chơi chim công rất lớn, tuy nhiên không phải ai cũng dám đầu tư vốn và thời gian vì chưa hiểu rõ cách chăn nuôi và lo lắng rủi ro. Do vậy nếu bạn thâm nhập vào thị trường nuôi công hiện nay đồng thời khảo sát kỹ lưỡng thị trường , tin chắc bạn sẽ thành công với ý tưởng phát triển tại nông thôn này.

Gợi ý một số thông tin cơ bản về chăn nuôi chim công:

+ Chim công trưởng thành cần nuôi trong thời gian 1.8 năm-2 năm, có khối lượng từ 13kg-15kg.

+ Khởi nghiệp bằng chăn nuôi chim công tại nông thôn thì lời khuyên cho bạn nên đầu tư một con chim công mái, chim mái có thể đẻ từ 30-40 quả mỗi kỳ, trong năm sẽ có 3 kỳ chim công mái đẻ.

+ Chim công thông thường ăn giun, côn trùng, thóc, hạt bắp ngô, các loại rau xanh… do vậy chi phí thức ăn cho chim cũng không tốn kém.

+ Về nguồn gốc con giống, hiện nay trên thị trường có 2 loại chim công: Công Ấn Độ, Công Trung Quốc, khi mua con giống bạn cần tìm hiểu kỹ các đặc điểm hoặc nhờ chuyên gia cùng đến cơ sở con giống để khảo sát.

6. CHĂN NUÔI LỢN DÂN DÃ ( HEO MỌI-HEO ĐEN-LỢN RỪNG) TẠO RA MẶT HÀNG THIẾT YẾU Ở NÔNG THÔN VÀ BÁN RA THÀNH PHỐ

Chúng ta nên hiểu lợn chăn nuôi dân dã và nuôi chuồng khác nhau hoàn toàn. Đối với lợn được nuôi dân dã bạn sẽ phải cần một khu diện tích đủ lớn để lợn có thể chạy, đào bới giống như một mô hình sinh thái nhỏ.

Mục đích của đầu tư chăn nuôi lợn dân dã là mang lại một sản phẩm có chất thịt đặc biệt, rắn và thơm khác biệt hoàn toàn loại thịt lợn được nuôi chuồng ( nhão và ra nhiều nước khi đun nấu). Lợn được nuôi dân dã phải được nuôi bằng những thức ăn tự nhiên như rau xanh, cám nấu… và không sử dụng cám tăng trọng.

Lợn được nuôi dân dã cũng có giá bán cao hơn, và điều quan trọng là chất thịt của loại lợn này khác biệt hoàn toàn với lợn nuôi chuồng, chính sự phân biệt này mới có thể giúp bạn làm giàu theo cách như thế, trái lại nếu chúng ta sử dụng thức ăn công nghiệp và có diện tích chăn nuôi không đủ lớn sẽ khiến con giống của bạn trở thành loại lợn thông thường.

>>  Kế hoạch kinh doanh tiệm Trang trí làm đẹp Điện thoại

ĐỊNH HƯỚNG TRONG MÔ HÌNH CHĂN NUÔI LỢN DÂN DÃ

+ Đầu tư vốn mua con giống, số lượng mua trong một lứa chăn có thể từ 15-20 con.

+ Thức ăn sử dụng được chế biến từ gạo, chuối, rau xanh…

+ Về vấn đề diện tích chăn nuôi: Thiết kế một khu vườn và chuồng có diện tích trung bình 270m2-500m2.

VỚI CÁC KIẾM TIỀN Ở NÔNG THÔN NÀY, LỢI NHUẬN CÓ THỂ THU LÀ

Nếu như công việc chăn nuôi của bạn thuận lợi, mỗi kg thịt lợn có thể được bán với giá 120.000 VNĐ-200.000 VNĐ/kg , và mỗi chú lợn trưởng thành có trọng lượng khoảng 20kg, doanh thu cuối cùng bạn có thể tự tính toán.

Rõ ràng giá trị của loại lợn được chăn nuôi theo cách dân dã như thế này cho lợi nhuận gấp đối, gấp 3 lần so với thịt theo nuôi chuồng. Hiện nay nuôi thịt heo rừng đang dần phát triển tại vùng quê Việt Nam, trong tương lai tin chắc đặc sản này càng mở rộng hơn nữa.

7. MỞ XƯỞNG SẢN XUẤT GÌ Ở NÔNG THÔN: NHÀ LÀM ĐẬU PHỤ

Nếu mỗi miếng đậu phụ bán với giá 2500 VNĐ thì chỉ cần chúng ta bán được 100 miếng mỗi ngày là có thể kiếm được ít nhất 250.000 VNĐ, vào những ngày đẹp trời, kháo nước thì có thể số lượng bán được lên đến 150 miếng. Ở quê với số tiền kiếm được như thế này là cả một vấn đề của rất nhiều người, tuy nhiên qua sự tính toán để đi đến quyết định đầu tư của bạn, mình tin chúng ta sẽ thành công.

Đậu phụ là một loại thực phẩm được chế biến từ thực vật, mang nguồn gốc rất tự nhiên vì vậy được các nhà sư và những người ăn chay chọn làm món ăn chính trong bữa cơm, bạn có thể đến nhà những vị khách hàng này, trao đổi với họ về vấn để thường xuyên giao đậu tới mỗi ngày. Làm như vậy mỗi ngày mở mắt thức dậy chúng ta đã có một khoản tiền nho nhỏ bỏ túi, tất nhiên là để bán hàng được theo cách này bạn cũng sẽ cần giảm giá đi nhưng mà bạn sẽ vẫn lời dù giảm giá cả.

Những bước chính để làm đậu phụ:

+ Đậu tương sau khi mua về hoặc lấy của nhà( tự trồng) đem ngâm.

+ Đãi và tách lớp vỏ bã

+ Khử trùng và trộn

+ Thực hiện quá trình đông tụ để có thể dập khuôn và cuối cùng là làm nguội miếng đậu bằng nước.

Đây là những bước cơ bản để có thể làm đậu phụ, còn nhiều bước chi tiết khác bạn cần tìm hiểu kỹ hơn để có thể mở một cơ sở làm đậu phụ tư nhân.

Trở ngại lớn nhất khi chúng ta bắt đầu mở quán là đã có một người làm đậu phụ trước đó, họ chiếm phần lớn người mua trong thôn , xã. Nhưng sẽ có rất nhiều người muốn mua, và họ sẽ để lộ những bất cập, yếu điểm của mình, bạn hãy khai thác triệt để nhược điểm đó của họ và trở thành người cung cấp đậu thứ 2 cho người dân. Đừng lo lắng không bán được hàng, vấn đề quan trọng là chúng ta cần xây dựng niềm tin cho người dân bằng mối quan hệ tình làng nghĩa xóm thay vì chỉ là những người mua bán bình thường, đó cũng chính  là đặc điểm của thị trường kinh doanh tại vùng quê.

8. MỞ QUÁN SỬA CHỮA XE MÁY, XE ĐẠP

Sửa chữa xe máy tại vùng quê khá truyền thống, được nhiều người áp dụng, tuy nhiên mình chắc chắn với bạn rằng nếu mở thêm một quán nữa trong thôn bản nơi bạn sống chắc chắn có thể thu lời , khoản lãi này có nhiều hay không thì còn tùy vào tay nghề và khả năng của bạn.

Lợi nhuận có thể thu về từ cách làm giàu ở nông thôn này có thể từ 200.VNĐ-500.000 VNĐ mỗi ngày( tùy thuộc khả năng , trình độ và mối quan hệ với người dân xung quanh).

Mình bật mí cho bạn biết thông tin , hiện nay tại Việt Nam thì nghề kinh doanh và sửa chữa xe máy là một trong những ngành đem lại doanh thu lớn nhất trừ một số ngành có lợi nhuận cao khác như ngân hàng, dầu khí, khám chữa bệnh… song các chính sách quản lý của Việt Nam đang có xu hướng giảm thiểu phương tiện cá nhân, có nghĩa là giảm số lượng xe máy, ô tô, mọi người sẽ sử dụng các phương tiện để di chuyển. Nói như vậy không có nghĩa là cửa hàng sửa chữa xe tại vùng quê của bạn không có khách hàng, thậm chí là số lượng còn tăng hơn. Bởi vì giảm phương tiện cá nhân là để hạn chế tắc đường, tai nạn giao thông tại thành phố, thủ đô. Đồng nghĩa với việc các nhà sản xuất xe máy tại Việt Nam sẽ tấn công đến thị trường nông thôn, tức là nông dân sẽ sở hữu nhiều xe máy hơn và đương nhiên số lượng khách hàng của bạn sẽ nhiều hơn.

Định hướng về tương lai lâu dài là như vậy, nhưng cách đầu tư và phát triển cửa hàng của bạn thì nên làm như thế nào, mình sẽ gợi ý những bước cơ bản để bạn có thể tự tìm hiểu:

+ Đầu tiên chúng ta cần xác định nguồn nhập linh kiện và phụ tùng có mức giá phải chăng.

+ Thuê một cửa hàng có vị trí mọi người dễ nhìn thấy biển hiệu ( giá cửa hàng có diện tích từ 20-30m2 ở nông thôn mình dự tính chỉ từ 500.000 VNĐ-1 triệu đồng/tháng).

+ Sửa xe cho những người có tiếng nói và tầm ảnh hưởng trong thôn, bản. Hành động này chính là hành động quảng cáo, marketing, giới thiệu dịch vụ sửa chữa xe máy của bạn cho mọi người trong làng, xã. Bạn hiểu ý của mình nói chứ ?

+ Đừng bao giờ thu phí sửa chữa quá cao, bởi vì người ở quê sống bằng cái tình chứ không vì tiền.

Nói như vậy không có nghĩa là tiền lãi sẽ giảm mà doanh thu sẽ tăng theo số lượng khách hàng. Càng nhiều khách hàng biết rằng bạn sửa xe giá rẻ thì tiền lãi càng nhiều.

9. CỬA HÀNG CHUYÊN KINH DOANH ĐẶC SẢN QUÊ HƯƠNG MÌNH

Mình đã gặp nhiều người luôn tự hỏi nên buôn bán gì ở nông thôn, nhưng mà thực ra câu trả lời nằm ngay trong vùng quê của bạn. Kinh doanh đặc sản quê hương cảu bạn là một cách làm giàu ở nông thôn rất sáng tạo, bởi vì những mặt hàng này quá thông thường với người dân quanh đó và việc mua một món hàng thân thuộ không có gì là xa lạ, cái đặc biệt ở đây là bạn nhận được tiền lãi. Rõ ràng mô hình như thế này tưởng rằng bình thường nhưng lại không bình thường.

Ví dụ như bạn đã từng nghe qua sản phẩm bánh đậu xanh tại tỉnh Hải Dương ? Đó là một đặc sản tại miền đất này, tuy nhiên không phải nhà nào cũng làm bánh đậu xanh và việc chúng ta mở một gian hàng là trung tâm chuyên bán bánh cho cả làng , cả xã chắc chắn sẽ mang lại doanh thu.

Lưu ý trong dự định phát triển này là chúng ta cần xây dựng được lòng tin, tình cảm với nhiều người trong thôn , xã. Bởi vì thứ đặc sản đó quá quen thuộc cho nên mối quan hệ với người mua rất quan trọng. Hãy tạo cảm giác thân thiện với hàng xóm, an hem gần xa để họ giúp bạn truyền miệng cửa hàng của mình. .

10. MỞ CỬA HÀNG GỘI ĐẦU, CẮT TỈA TÓC, CHĂM SÓC TÓC

Độc đáo, mới lạ , thiết thực là một từ ngữ ám chỉ cách đầu tư kiếm tiền này. Nhu cầu làm đẹp, chăm sóc tóc hiện nay không chỉ phổ biến tại trung tâm thành phố mà còn lan rộng đến các vùng nông thôn. Thực ra thì những phụ nữ trung niên có nhu cầu sử dụng các dịch vụ về tóc là rất lớn, nhưng vì quan niệm văn hóa làng xóm, thôn bản đã khiến mong muốn của chị em bị hạn chế.

Khi bạn mở một cửa hàng chăm sóc tóc đã khích lệ nhu cầu thực tế của những phụ nữ đang bị bó buộc như thế, thực tế thì trong xã hội hiện đại, những chị em vùng quê . Một thị trường hoàn toàn mới, trong khi những người cùng kinh doanh dịch này tại thành phố phải chật vật thì bạn lại trở thành người đi đầu hốt bạc tại nông thôn.

11. CỬA TIỆM GIẶT KHÔ VÀ LÀ HƠI CÁC LOẠI CHĂN, QUẦN ÁO

Có nhiều người làm giàu bằng cách này đấy , người ở vùng quê hiện nay cũng đang có xu hướng lười hơn, thay vì phải vất vả, chật vật với những chiếc chăn, mền , quần áo cỡ lớn họ chỉ mất một khoản tiền nhỏ mang đến cửa tiệm của bạn là xong. Song nhiều khoản tiền nhỏ cộng dồn với nhau lại trở thành số tiền cực lớn cho bạn.

Với cách khởi nghiệp này, ban đầu chúng ta sẽ phải đầu tư máy giặt khô máy là hơi, và một số thiết bị khác. Hiện nay trên thị trường, giá trung bình một chiếc máy giặt khô từ 80 triệu đến 150 triệu. Tại vùng quê , chúng ta nên thuê mức phí từ .3.000 VNĐ/kg-6.000 VNĐ/kg quần áo, chăn mền, đối với các loại áo da, áo lông vũ, áo có chất liệu đặc biệt cần tính theo chiếc( mức giá cụ thể bạn có thể tự định tùy theo khả năng kinh tế nơi bạn sinh sống).

Chi phí đầu tư ban đầu cho mô hình khởi nghiệp này khá đắt, tuy nhiên đây là một dự định kinh doanh lâu dài tại quê của mình, nếu chúng ta không mạo hiểm, không chấp nhận thử thách sẽ rất khó để có thể làm giàu.

12. KINH DOANH ĐẦU THU PHÁT SÓNG VÔ TUYẾN ĐIỆN

Cùng với sự phát triển của xã hội, nhu cầu sử dụng các loại đầu thu sóng vô tuyến điện thay cho giàn ăng-ten hiện nay tăng mạnh. Thậm chí nhiều vùng nông thôn mà mình đã có dịp rời Hà Nội đi tham quan, người dân ở đó họ không còn sử dụng cây cần ăng-ten ngày xưa nữa. Và mình chợt nghĩ ra rằng, trong một thôn xã có diện tích nhỏ như vậy thì người kinh doanh đầu thu sóng vô tuyến điện ở đó rất lãi. Và thế là hôm nay, mình viết lại ý tưởng này cho bạn.

Dự tính số vốn ban đầu trung bình 30-40 triệu . Ngoài ra bạn cũng cần học biết những kỹ năng lắp ráp, chỉnh sửa , cài đặt để thiết bị có thể tương thích với màn hình Tivi.Trong quá trình sử dụng của khách hàng nếu có hư hỏng , bạn cũng cần hỗ trợ họ sửa chữa và có thể thì đổi sản phẩm mới cho người dùng( trong thời gian bảo hành). Cho nên nếu bạn là phụ nữ, con gái thì nên trao đổi với chồng, bạn trai của mình, họ sẽ giúp đỡ được cho bạn nhiều hơn.

Lưu ý khi bán hàng tại nông thôn

Khu chợ ăn từ thị trấn về quê

các món ăn mà bọn họ bán bao gồm: Đồ ăn sáng bún, phở, bánh nếp, bánh trưng, bánh tẻ,b ánh trôi, đồ nhậu…IFrame

Ở mỗi vùng nông làng thì đủ sức sẽ có được những doanh thu ít nhiều không giống nhau, nhưng nói tầm thường thì người nông dân người ta muốn đặt đơn hàng với mức giá rẻ nhất đủ sức cho dù cho là cống phẩm đó chất lượng cao.

nếu bạn mang khái niệm unique nào thì giá tiền đó về nông buôn bản mua bán thì k được rồi.

Để đủ sức khuyến mãi xuất bán cho khách

mục tiêu của việc thẩm định giá bán 1 món đồ ăn thấp là đẻ hấp dẫn càng nhiều khách hàng, thậm chí là cả , cả thôn đến ăn sáng, ăn trưa ở quán của doanh nghiệp.

Nếu có mức giá thành thấp thì bạn cần phải nhập được các nguyên liệu có giá tốtđể triển khai đc việc đó thì bạn cần phải lượn mọi chỗ khảo sát  đánh giá để đủ sức so sánhsau cuối bạn lập biểu đo đạt là nên chọn nguồn nguyên vật liệu nào thì tốt cho kế hoạch kinh doanh của chính mình.

Thu tiền không để nợ qua ngày

mục đích của công ty khi kinh doanh đồ ăn là bán để thu tiền về ngay lập tức, sử dụng thế thì tiền vốn thế hệ xoay vòng đc. Nhưng thói quen kinh doanh ở nông làng mạc có điểm nhấn là hay mua chịu, nợ.

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *