Cách định giá nhanh startup dựa trên dòng đời phát triển

Trước khi quyết định đầu tư vào một công ty nào đó, câu hỏi quan trọng nhất đó là: Doanh nghiệp này trị giá bao nhiêu?

Thông thường các nhà đầu tư đều vướng phải bẫy trả giá cao, bởi vì cho rằng có nhiều người khác cũng đang sẵn sàng bỏ tiền ra. Tuy nhiên hãy ngừng làm điều đó. Một khoản đầu tư chỉ tốt khi startup được định giá đúng.

Về lý thuyết, giá trị của một tài sản tài chính là giá trị chiết khấu của dòng tiền trong tương lai. Thật không may, dự đoán dòng tiền trong tương lai của một startup lại không thật sự đáng tin cậy. Phải là doanh nghiệp càng lâu năm, phương pháp này mới càng chính xác và đáng tin cậy.

Thay vào đó, các nhà đầu tư có thể sử dụng 4 phương pháp “Ngón tay cái” dưới đây khi cần định giá một startup nhanh chóng. Cũng cần lưu ý thêm rằng nếu như có thể sử dụng cả 4 phương pháp cùng một lúc, bạn có thể củng cố và chắc chắn hơn về câu trả lời.

Định giá startup theo giai đoạn

Đây là phương pháp dễ nhất: Định giá một startup theo giai đoạn phát triển. Startup càng tiến triển được xa bao nhiêu, phát triển nhiều thế nào, thì rủi ro càng ít lại và họ được định giá càng cao.

Định giá theo giai đoạn thông thường sẽ như thế này:

Dưới đây là các giai đoạn điển hình của một startup:

Phương pháp giá trị tương lai

Phương pháp này dựa trên giả định cơ bản là các nhà đầu tư tìm kiếm mức lợi nhuận gấp 5 – 10 lần đối với khoản đầu tư của họ trong giai đoạn 5 năm. Nhà đầu tư cần hỏi những câu hỏi sau:

– Công ty này có thể được bán với mức giá là bao nhiêu trong 5 năm tới kể từ bây giờ?

Giả sử là 100 triệu USD. Bạn có thể xác định con số này thông qua việc so sánh với một vài trường hợp startup tương tự.

– Các doanh nhân định giá công ty hiện tại bao nhiêu?

Giả sử là 10 triệu USD. Như vậy nó phù hợp với mong muốn thu về lợi nhuận gấp 10 lần ban đầu của bạn, tương đương mức giá trị từ 10 – 100 triệu USD, chưa tính đến việc cổ phần bị pha loãng sau này.

– Bạn nghĩ khoản đầu tư của mình sẽ bị pha loãng ra sao trong những vòng sau?

Nên nhớ là sẽ có nhiều đơn vị nữa đầu tư vào startup và làm loãng cổ phần của bạn. Như vậy giả sử cổ phần của bạn bị pha loãng 1 nửa mà nếu ở mức định giá 100 triệu USD như kể trên tức là để vẫn đạt được mức lợi nhuận gấp 10 lần, giá trị công ty này cần đạt được phải là 200 triệu USD.

Phương pháp định giá theo giá trị phạm vi giới hạn

– Startup cần bao nhiêu?

Thông thường một startup mới kinh doanh cần khoảng 500.000 USD để hoạt động 18 tháng và có đủ động lực để phát triển tiếp. Các nhà đầu tư không nên cố gắng thoả thuận dưới mức này bởi nó sẽ hạn chế hoạt động kinh doanh của startup, từ đó tăng nguy cơ thất bại và kết quả cuối cùng là khoản đầu tư thua lỗ.

– Nhà đầu tư muốn nhận bao nhiêu? 

Việc cho các nhà đầu tư nắm giữ tới 50% cổ phần sẽ khiến các nhà sáng lập có ít cổ phần và động lực hơn để làm việc chăm chỉ. Mức tiêu chuẩn thường nằm trong khoảng từ 10 – 30%.

Pre-money valuation là giá trị công ty trước khi gọi vốn. Post-money valuation là giá trị công ty sau khi gọi vốn. New funding là số vốn gọi được thêm trong vòng mới.

Post-money valuation = pre-money valuation + new funding

Cố phần chia cho người đầu tư = new funding/post-money valuation

Như vậy, nếu mức 500.000 USD và 10 – 30% là cố định thì thường giá trị công ty post-money vào khoảng 1,6667 triệu USD (khi đổi lấy 30% cổ phần) và 5 triệu USD (khi đổi lấy 10% cổ phần). Do đó, giá trị pre-money vào khoảng 1,17 triệu USD và 4,5 triệu USD.

Phương pháp định giá kiểu Berkus

Được tạo ra bởi Dave Berkus, phương pháp định giá này dùng để áp dụng cho doanh nghiệp chưa có doanh thu và định giá cơ bản dựa trên sự phát triển của startup. Giá trị cao nhất là 2 triệu USD (hoặc nhiều trường hợp lên tới 2,5 triệu USD). Bạn chỉ cần thêm 1/2 triệu USD cho mỗi giai đoạn phát triển thêm của startup.

Kết luận

Nhìn chung việc định giá doanh nghiệp ở bất kỳ giai đoạn nào trong vòng đời của nó cũng đều rất khó khăn, đặc biệt là thời kỳ đầu. 4 phương pháp kể trên giúp nhà sáng lập startup và cả nhà đầu tư có cái nhìn rõ hơn về giá trị tại mỗi vòng.

Dĩ nhiên cũng có những ngoại lệ. Tuy nhiên một vài ngoại lệ là hợp lý còn một số khác thì không. Ngoài ra bên cạnh định giá, còn rất nhiều yếu tố khác cần được cân nhắc khi muốn đầu tư vào một startup. Nhưng nói tóm lại, với một cơ hội đầu tư vào startup, đầu tiên bạn cần phải định giá được giá trị của nó trước và xem xét tới những yếu tố tiếp theo để đưa ra quyết định.

Nguồn: Cafe Biz

Để lại một bình luận