CẦN LÀM GÌ ĐỂ MỞ TIỆM CHĂM SÓC THÚ CƯNG

1. Trang bị kiến thức về chăm sóc thú cưng

Bạn không thể kinh doanh một loại hình nào nếu không có một chút hiểu biết gì về nó. Hãy trang bị cho mình những kiến thức cơ bản và cần thiết nhất. Để mở cửa hàng chăm sóc thú cưng hiệu quả, bạn phải trang bị cho mình những điều sau:

mở cửa hàng chăm sóc thú cưng

– Kiến thức về các loại động vật mà mình kinh doanh: bao gồm chủng loại, đặc điểm, tập tính, thức ăn phù hợp…

– Kiến thức về các loại sản phẩm mình bày bán: Nếu bạn cho rằng, kinh doanh đơn giản là bán sản phẩm cho người cần, sau đó nhận tiền thì bạn nên suy nghĩ lại. Mặc dù bạn cung cấp sản phẩm cho khách hàng nhưng bạn phải hiểu rõ về chúng và đưa ra lời khuyên cho khách hàng về cách thức sử dụng. Hầu hết các loại đồ chơi, thức ăn cho động vật đều xuất xứ từ nước ngoài nên không nhiều người có thể hiểu được. Vì vậy, điều bạn cần làm là phải hướng dẫn cho họ một cách tỉ mỉ về cách sử dụng, công dụng…

– Kiến thức về sức khỏe động vật bao gồm bệnh tật, triệu chứng, cách chữa trị… Mặc dù bạn không phải là bác sĩ thú y nhưng việc bổ sung kiến thức về những điều trên là không bao giờ thừa.

2. Chi phí dự trù trước khi mở cửa hàng

Để khởi nghiệp mở một cửa hàng chăm sóc thú cưng bao gồm bán các mặt hàng về đồ dùng phụ kiện và spa dành cho chó mèo dự tính kinh phí từ 50 – 100 triệu. Nếu mở một cửa hàng tại nhà thì chi phí sẽ tiết kiệm hơn rất nhiều.

Đầu tiên bạn cần nghiên cứu thị trường, nên tìm mặt bằng tại những nơi như trung tâm thành phố, nơi tập trung dân cư dân trí cao. Về mặt bằng, bạn cần thuê nơi có không gian rộng lớn để tiện để thú cưng và các đồ phụ kiện kèm theo. Dự kiến chi phí mặt bằng này khoảng 5 đến 10 triệu đồng.

kinh doanh cửa hàng chăm sóc thú cưng

Nếu bạn chỉ tập trung vào kinh doanh sản phẩm dành cho thú cưng thì dự tính chi phí nhập đồ sẽ rơi vào tầm 60-70 triệu. Những sản phẩm bạn cần bán như thức ăn, lồng, đồ chơi được làm từ nhựa, sắt hoặc gỗ thông cho thú cưng; các loại thức ăn cho thú cưng như các dòng sản phẩm: Royal Canin, Pedigree, Blisk, Me O, CP Classic…, dầu tắm và các sản phẩm làm đẹp cho thú cưng; thời trang như quần áo, nón, dây dắt và vòng cổ cho thú cưng….

Ngoài ra, khi mở cửa hàng chăm sóc thú cưng bạn sẽ phải đầu tư một khoản để trang trí, thiết kế cửa hàng với chi phí dự tính tầm 20 triệu. Ngoài cách tính chi phí mở cửa hàng, bạn còn dự tính khoản chi phí thu nhập đầu vào và đầu ra trong 1 tháng để nắm rõ lợi nhuận dự kiến để biết cách kinh doanh của mình có hiệu quả không.

3. Tìm địa điểm mở cửa hàng

Vị trí mở cửa hàng chăm sóc thú cưng cực kỳ quan trọng bởi vị trí quyết định tới rất nhiều yếu tố như: chi phí thuê mặt bằng, lượng khách vãng lai tiềm năng. Để chọn được mặt bằng mở cửa hàng ưng ý thì bạn nên đi khảo sát, đưa ra đánh giá và hỏi về giá cả thuê, bởi chi phí cho mặt bằng cũng ảnh hưởng ít nhiều đến các khoản khác khi kinh doanh.

cửa hàng chăm sóc thú cưng

Những người yêu chó mèo và nuôi chó mèo thường không tiếc chi những khoản tiền lớn để chăm sóc và mua phụ kiện cho chó mèo. Nhóm người này thường thuộc gia đình có điều kiện và có thu nhập tốt. Vì thế khi mở shop dành cho chó mèo các bạn nên lựa chọn những khu vực có khu dân cư, khu vực có nhiều người qua lại. Điều kiện kinh tế dân sinh sống ổn chút, điều đặc biệt hơn nữa là có nhiều người nuôi chó mèo. Không nhất nhất bạn phải mở shop ở mặt đường lớn mà bạn có thể mở trong ngõ gần khu chợ hay trường học nơi có nhiều người thường xuyên qua lại.

4. Tìm nguồn hàng kinh doanh

Sau khi đã lựa chọn được địa điểm mở cửa hàng phù hợp thì việc tiếp theo là tìm nguồn cung cấp sản phẩm chất lượng. Nhưng đặc biệt giá thành phải rẻ, mẫu mã đang dạng, phong phú. Bạn có thể tìm kiếm các nhà cung cấp phụ kiện thú cưng, thức ăn cho chó mèo, thuốc chữa bệnh cho chó mèo trên mạng qua công cụ tìm kiếm Google. Hoặc tìm những cửa hàng sỉ trên phương tiện truyền thông internet.

Với một chút khéo léo và nhạy bén về thời trang hoặc xu hướng thị trường thú cưng. Bạn có thể tự thiết kế đồ chơi, trang phục… Các sản phẩm tự tay thiết kế, sản xuất bạn có thể bán tại cửa hàng, bệnh viện thú cưng, câu lạc bộ yêu động vật… Hoặc đưa mẫu mã lên web, các trang mạng xã hội lớn hay các tờ báo mạng lớn để thu hút khách hàng hơn.

kinh doanh thú cưng

Hay nếu bạn có điều kiện để nghiên cứu và sản xuất thức ăn cũng hãy bắt đầu. Bởi vì đây là lĩnh vực tiềm năng và mảnh đất này chưa ai “khai hoang” sẽ giúp bạn thành triệu phú.

Một điều lưu ý dành cho bạn đó là khi mới kinh doanh chỉ nên nhập 1 số lượng có hạn về thực phẩm. Khi lượng khách hàng đã ổn định hãy mở rộng quy mô. Điều đó giúp bạn vừa kiểm soát được thời hạn hàng hóa, quản lý được hàng tránh tồn kho hết hạn gây thất thoát chi phí.

5. Trang trí, thiết kế cửa hàng chăm sóc thú cưng

Khi mở bất kỳ một cửa hàng nào bạn cũng cần trang trí cửa hàng cho bắt mắt. Vì nếu bạn trang trí cửa hàng hời hợt, qua loa không tạo điểm nhấn sẽ giảm đi giá trị uy tín cửa hàng. Một số đồ trang trí cửa hàng gồm: Tủ kính để đồ phụ kiện, kệ treo đồ, quầy thanh toán, máy tính, máy in hóa đơn, máy quét mã vạch, camera an ninh, điều hòa…

Nếu như bạn muốn kinh doanh cửa hàng chăm sóc thú cưng có lãi và tận dụng mặt bằng cửa hàng thì bạn nên mở thêm dịch vụ spa chó mèo, trông giữ chó mèo. Với những người đã có nghiệp vụ thú y và bằng về bác sĩ thú y thì có thể mở thêm dịch vụ bán thuốc thú y. Khám chữa bệnh đi kèm với shop bán phụ kiện thì tốt hơn vì nó sẽ giúp cửa hàng bạn tăng lợi nhuận nhiều hơn.

6. Xây dựng kế hoạch kinh doanh

Việc lập cho mình một kế hoạch kinh doanh là điều cần thiết để tránh gặp những rủi ro, phân bổ chi phí phù hợp và đưa ra những định hướng kinh doanh trong từng giai đoạn. Nếu như kế hoạch kinh doanh không tốt, không ổn thì chi phí phát sinh sẽ có rất nhiều thứ phải đầu tư.

Lượng khách hàng và ý tưởng kinh doanh này khá đa dạng nhưng không tập trung. Nên ngoài việc xây dựng cửa hàng truyền thống để khách hàng dễ lựa chọn. Tốt hơn nữa bạn nên mở rộng hình thức kinh doanh này lên Internet để tiếp cận lượng khách hàng hiệu quả hơn.

dịch vụ chăm sóc thú cưng

So với các hình thức kinh doanh khác thì kinh doanh thú cưng cũng không mấy khác nhau. Việc quảng cáo và bán hàng trên web, các trang mạng xã hội là hình thức kinh doanh đầy tiềm năng. Ngoài ra bạn cũng cần biết những kênh quảng cáo phổ biến hiện nay mà mọi người đang sử dụng để tạo độ phủ thương hiệu như quảng cáo trên Google, Facebook, tận dụng các hội nhóm thú cưng… Một số kênh quảng cáo khác bạn cũng nên tham khảo như: Youtube, diễn đàn, Shopee, Tiki,… tài trợ các cuộc thi thú cưng và buổi offline.

Thêm vào đó, nếu bạn muốn kinh doanh hiệu quả, chuyên nghiệp hơn thì việc sử dụng phần mềm quản lý bán hàng là điều vô cùng cần thiết. Bạn cũng đừng lo lắng nếu như mình không có kinh nghiệm trong việc này, vì với phần mềm quản lý bán hàng SaleKit bạn hoàn toàn có thể yên tâm và dễ dàng kiểm soát tình hình kinh doanh của mình. Chìa khóa thành công là hãy ưu tiên chất lượng sản phẩm và luôn cập nhật xu hướng thị trường.

Để lại một bình luận