CHI PHÍ CHI TIẾT ĐỂ MỞ QUÁN KARAOKE

Bạn muốn mở quán karaoke để kinh doanh… và bạn đang tìm hiểu chi phí đầu tư để tạo nên một phòng karaoke chuyên nghiệp. Bài viết này sẽ phân tích bài toán chi phí đầu tư giúp bạn.

Khi bạn có dự định làm một phòng karaoke để kinh doanh hoặc phòng hát gia đình bạn thường thắc mắc không biết chi phí thi công hết khoảng bao nhiêu? Và bạn đã phải tốn nhiều thời gian để tham khảo giá các nơi. Chẳng hạn như việc lên ý tưởng thiết kế trang trí phòng karaoke đó ra sao? thi công phòng karaoke hết bao nhiêu tiền? Bài trí phòng như thế nào? Bàn ghế, loa đài dùng loại gì? tổng thể hết bao nhiêu tiền?… Vậy để giúp bạn rõ hơn trong việc lựa chọn đưa ra phương án phù hợp để quyết định đầu tư cho phòng hát karaoke của mình. Hưng Thịnh đưa ra chi tiết 1 số dự toán về chi phí để đầu tư 1 phòng karaoke hoàn chỉnh cho bạn.

Chi phí tổng hợp để thi công phòng karaoke

Nội Dung Chính

A – Chi phí thiết kế cho 1 phòng karaoke:

Kể từ ngày 22/10 năm 2010 đến nay khi quý khách hàng làm việc với Hưng Thịnh chúng tôi có chính sách hỗ trợ khách hàng là: luôn tư vấn và thiết kế miễn phí mọi công trình kể cả những công trình chúng tôi không thi công [ Miễn phí thiết kế phòng karaoke ]. Những hạng mục được miễn phí cho khách hàng gồm (Miễn phí thiết kế 3d phòng karaoke, miễn phi bóc tách bổ kỹ thuật chi tiết, lập hồ sơ dự toán miễn phí, lập hồ sơ xin giấy phép kinh doanh miễn phí, giám sát thiết kế, giám sát tác giả miễn phí…) Như vậy bạn sẽ không phải lo vấn đề chi phí thiết kế karaoke.

B- Chi phí thi công hoàn thiện phòng karaoke :

Để có một phòng hát karaoke hoàn chỉnh bạn cần phải đầu tư chi phí thi công làm các phần sau: (1) Phần thô + (2) Phần trang trí & tiêu âm + (3) Lắp đặt hệ thống điện & ánh sáng + (4) Lắp đặt hệ thống cấp hút khí tổng +(5) Bàn ghế, nội thất, bục sân khấu + (6) Ti vi, điều hòa + (7) Âm thanh + (8) Khác ( Cửa, nền sàn…)

1 – Chi phí thi công phần thô cho phòng karaoke :

Phần thô là phần cách âm và tạo cốt trần và vách . Vật liệu sử dụng để thi công cách âm như: Cao su non, cao su lưu hóa, Rockwool, bông thủy tinh, túi khí, foam… Tùy từng điều kiện tại công trình chúng tôi sẽ tư vấn cho bạn công trình của mình sẽ sử dụng những loại vật liệu nào. Tuy nhiên khung xương nên làm bằng khung thép hộp mạ kẽm, lớp gỗ nền nên là gỗ ép Malaysia. Tuyệt đối không nên sử dụng thạch cao làm cốt nền cho phòng karaoke vì thạch cao không đảm bảo độ chắc chắn để giữ các vật liệu trang trí trên bề mặt sau này.

Hình ảnh thi công phần thô tạo cốt

Thi công phần thô bar karaoke

Thi công phần thô tạo cốt cho bar karaoke

Hình ảnh thi công phần thô bar karaoke

Phần này bạn có thể liên hệ trực tiếp bên mình hoặc bên nào khác để biết thêm chi tiết. Nhưng về cơ bản đối với một phòng karaoke khoảng 25m2 thì chi phí thi công cách âm và tạo cốt sẽ khái tính như sau :

– Cách âm vách và cốt vách:

Diện tích vách cách âm = (Dài + Rộng) x Cao x 2 tương đương (5 + 5) x 2.7 x 2 = 54 m2. Đơn giá trên m2 dao động 270.000 vnđ / m2 đến 480.000 vnđ/m2 tùy vào điều kiện phải thực hiện các cách sử dụng vật liệu khác nhau. Vậy chi phí để thực hiện cách âm vách rơi vào khoảng 54 x 250.000= 13,5 triệu đồng đến 54 x 480.000= 25,92 triệu đồng.

– Cách âm trần và cốt trần :

Diện tích trần cách âm = (Dài x Rộng) tương đương (5 x 5) = 25 m2. Đơn giá trên m2 dao động 180.000 vnđ / m2 đến 380.000 vnđ/m2 tùy vào điều kiện phải thực hiện các cách sử dụng vật liệu khác nhau. Vậy chi phí để thực hiện cách âm vách rơi vào khoảng 25 x 250.000= 6,25 triệu đồng đến 25 x 380.000=  9,5 triệu đồng.

Như vậy tổng chi phí phần thô dao động: Khoảng từ 13,5 + 6,25 = 19,75 triệu đồng đến 25,92 + 9,5= 35.42 triệu đồng

Các loại vật liệu cách âm karaoke cần phải đảm bảo chất lượng, tránh mua phải hàng giả hàng nhái hoặc hàng không đạt tiêu chuẩn phòng cháy chữa cháy… và cách thức thi công phần thô cũng cần đúng quy trình để phát huy tối đa khả năng cách âm.

2 – Chi phí tổng hợp phần trang trí và tiêu âm cho phòng karaoke :

Phần trang trí tiêu âm chính là phần trang trí phòng karaoke kết hợp xen kẽ các vật liệu mềm có tác dụng tán âm nhằm triệt tiêu bớt âm thanh trên bề mặt vách. Khi âm thanh được tiêu âm đúng kỹ thuật trên bề mặt vách sẽ giúp âm thanh trong phòng karaoke của bạn được mềm, mượt mà và hay hơn. Trang trí tiêu âm gồm trang trí tiêu âm trần và vách .

1. Trung bình

Phòng karaoke mức độ trung bình

2. Trung bình khá

Phòng karaoke mức độ trung bình khá

3. Mức độ khá

Phòng karaoke mức độ khá

4. Mức độ Vip

Phòng karaoke mức độ vip

– Chi phí với kiểu thi công trang trí phòng karaoke dạng trung bình:

Chi phí dự trù vào khoảng 20 triệu – 30 triệu đồng /phòng.Vật liệu trang trí sử dụng ở mức độ trung bình chủ yếu là: Deco thạch cao, sơn sần, sơn mầu, giấy dán tường.( Dạng này bây giờ rất ít chủ đầu tư làm. Vì chi phí đầu tư rất thấp đi kèm với chất lượng công trình không tốt. Sẽ nhanh lỗi thời và khó cạnh tranh với các quán khác. Tuy nhiên có thể phù hợp dạng này ở các khu vực vùng quê hoặc khu dân cư ít hoặc khu vực đấy chưa có quán nào)

– Chi phí với kiểu thi công trang trí phòng karaoke dạng trung bình khá:

Chi phí dự trù vào khoảng 35 triệu – 50 triệu /phòng. Vật liệu trang trí sử dụng chủ yếu là: Gỗ mdf – mhf, giả da, nỉ AK, gương, kính mầu, fip, kính sơn cát, mosaic, alu, giấy dán tường, CNC, mica thường, khung tranh…

– Chi phí với kiểu thi công trang trí phòng karaoke dạng khá:

Chi phí dự trù vào khoảng 55 triệu – 70 triệu /phòng.Vật liệu trang trí sử dụng chủ yếu là: Gỗ mdf – mhf,  da nỉ cao cấp, da ép 3d, gương lascote, kính mầu, fip, sơn cát, alu, nhựa pu, phù điêu compusite, CNC, mica Đài Loan cao cấp, hút nổi, alu, đèn hiệu ứng theo nhạc hoặc automatic…

– Chi phí với kiểu thi công trang trí phòng karaoke dạng khá vip:

Chi phí dự trù vào khoảng 75 triệu – 95 triệu /phòng.Vật liệu trang trí sử dụng chủ yếu là: Gỗ mdf – mhf chủ yếu sử dụng mhf,  da nỉ cao cấp, da ép 3d, gương lascote, kính mầu, fip, sơn cát, alu, nhựa pu, phù điêu compusite, CNC, mica Đài Loan cao cấp, hút nổi, alu, 3duv, sơn mạ crome cao cấp, đèn hiệu ứng theo nhạc hoặc automatic, màn hình led P5-P6-P10…

– Chi phí với kiểu thi công trang trí phòng karaoke dạng ” Vip cao cấp “:

Với mức độ Vip cao cấp chi phí dự trù sẽ phụ thuộc vào mức độ đầu tư vip, mức độ sử dụng vật liệu cao cấp. Chủ yếu phụ thuộc vào thiết kế và mức độ chi của chủ đầu tư. Dạng Vip cao cấp thường làm cho các công trình mang đặc thù riêng biệt, dành cho các công trình tiêu điểm tại các thành phố lớn. Khi thi công trang trí phòng karaoke vip theo dạng này chủ đầu tư sẽ tạo được tiếng vang lớn. Thi công phòng karaoke theo mức độ này chỉ phù hợp cho các công trình đặc biệt chuyên nghiệp.

3 – Chi phí tổng hợp phần hệ thống điện và ánh sáng cho phòng karaoke :

Phần này gồm tổng hợp thiết bị điện cơ bản và thiết bị ánh sáng sân khấu chuyên nghiệp.

– Tổng hợp chi phí thiết bị điện cơ bản:

Các thiết bị điện cơ bản như ( Dây điện 1.5, dây điện 2.5, gen điện, ổ cắm, attomat, hạt công tắc…). Tổng chi phí cho các thiết bị điện cơ bản như vậy trên 1 phòng karaoke vào khoảng từ 1,2 triệu đến 3 triệu đồng.

– Tổng hợp chi phí hệ thống ánh sáng cơ bản:

Các thiết bị, vật tư ánh sáng như (Led, dowlight, đèn hộp, đèn mica led, apdate, bộ cảm biến ánh sáng…). Tổng chi phí cho các thiết bị vật tư ánh sáng cơ bản như vậy trên 1 phòng karaoke vào khoảng từ 6 triệu đến 12 triệu đồng.

Như vậy tổng chi phí phần lắp đặt hệ thống điện & ánh sáng cơ bản dao động: Khoảng từ 1,2 + 6 = 7,2 triệu đồng đến 3 + 12= 15 triệu đồng

a. Đèn moving 12 mắt

Đèn moving 12 mắt

b. Đèn moving 6 mắt

Đèn moving 6 mắt

c. Đèn moving 9 mắt

Đèn moving 9 mắt

d. Đèn moving Head

Đèn moving head

– Thiết bị ánh sáng sân khấu chuyên nghiệp: Bình thường với một phòng karaoke do Hưng Thịnh thiết kế và thi công thì khi không có những thiết bị ánh sáng sân khấu phụ trợ thì phòng karaoke của bạn cũng đã đẹp và hoàn hảo lắm rồi… bởi lẽ trong phần thi công trang trí chúng tôi đã có đầy đủ hệ thống ánh sáng cần thiết như led, màn hình led… để phòng karaoke của bạn đã thật sự lung linh và đẳng cấp rồi.

Tuy nhiên nếu các chủ đầu tư muốn phòng karaoke của mình thực sự ánh sáng chất lượng hơn, tăng cảm giác mạnh hơn cho khách hàng sử dụng dịch vụ… thì có thể mua và lắp thêm những ánh sáng sân khấu chuyên nghiệp. Những loại ánh sáng này nếu có thêm sẽ làm tăng thêm sự đẳng cấp cho phòng karaoke của bạn. Thông thường để đầu tư thêm ánh sáng chuyên nghiệp cho 1 phòng karaoke 25 m2 bạn sẽ phải mua thêm 1 lazer + đèn quay tam giác hoặc moving hear… tổng chi phí sẽ rơi vào tầm 10 đến 15 triệu cho phòng karaoke như vậy.

4 – Chi phí tổng hợp phần hệ thống cấp, hút khí tổng cho từng phòng karaoke :

Phần này gồm hệ thống hút khí tổng và hệ thống cấp khí tươi.

– Đối với hệ thống hút khí tổng:

Các thiết bị như ( Quạt hút li tâm, hệ thống ống hút & cút nối, quạt hút tổng). Tổng chi phí vào khoảng 3,5 triệu/ phòng.

– Đối với hệ thống cấp khí tươi:

Các thiết bị như ( Quạt cấp đẩy khí, hệ thống ống cấp & cút nối, quạt đẩy). Tổng chi phí vào khoảng 2,5 triệu / phòng.

Như vậy tổng chi phí phần lắp đặt hệ thống cấp hút khí rơi vào khoảng: 3,5 + 2,5 = 6 triệu đồng/ phòng.

5 – Chi phí tổng hợp phần bàn ghế, bục sân khấu nếu có :

– Chi phí đầu tư mua bàn karaoke:

Một phòng karaoke sử dụng khoảng 2 chiếc bàn kích thước mỗi chiếc khoảng ( 0,65 m x 1,25 m). Bàn có nhiều loại và giá thành cũng có nhiều loại Click! để tham khảo mẫu bàn karaoke & giá Cơ bản giá bàn giao động từ 3 triệu đến 7,5 triệu đồng/cái . Vậy sẽ phải chi 3 x 2=6 triệu đến 7,5 x 2=15 triệu đồng tiền bàn trên 1 phòng karaoke 25 m2.

Mẫu bàn karaoke

Bàn karaoke

Mẫu bàn karaoke

Bàn karaoke

– Chi phí đầu tư mua ghế karaoke:

Một phòng karaoke 25m2 sẽ sử dụng khoảng 11 m dài ghế. Ghế có nhiều loại, nhiều chất liệu như ghế giả da, ghế da cao cấp, ghế nỉ AK, ghế nỉ cỏ may cao cấp và đương nhiên giá thành thay đổi theo chất liệu Click! để tham khảo mẫu ghế karaoke & giá Cơ bản giá bàn giao động từ 900 nghìn đến 1,5 triệu đồng/m dài .Vậy sẽ phải chi 0,9 x 11=9,9 triệu đến 1,5 x 11=16,5 triệu đồng tiền ghế trên 1 phòng karaoke 25 m2

Mẫu ghế karaoke

ghế karaoke cổ điển

Mẫu ghế karaoke

Ghế karaoke

-Bục sân khấu phòng karaoke:

Một phòng karaoke 25m2 có thể có hoặc không sử dụng bục sân khấu. Nếu có sử dụng sẽ làm không gian phòng thêm sinh động và thú vị hơn. Tuy nhiên ta cũng có thể tiết kiệm bằng cách không hoặc tạm thời chưa sử dụng. Với phòng 25 m2 bục sân khấu chi phí sẽ vào khoảng 3 triệu đồng

Như vậy tổng chi phí phần bàn ghế, bục sân khấu vào khoảng: 6 + 9,9 + 0 = 15,9 triệu đến 15 + 16,5 + 3 = 34,5 triệu đồng.

6 – Chi phí điều hòa và tivi cho phòng karaoke :

– Chi phí mua tivi:

Một phòng karaoke sử dụng 1 hoặc 2 cái tivi. Đa phần chỉ cần sử dụng tivi Plasma. Có thể sử dụng 1 tivi 47 inch hoặc 1 tivi 47inch và 1 tivi 42inch. Giá thị trường tivi plasma 47inch LG 47LN5400 khoảng 10,6 triệu đồng, tivi plasma 42inch LG 42PW450 khoảng 7,5 triệu đồngVậy phải chi 10,6 triệu đến 10,6 + 7,5=18,1 triệu đồng cho 1 phòng karaoke 25 m2

– Chi phí mua điều hòa:

Một phòng karaoke 25 m2 sử dụng 1 điều hòa 18000 BTU. Đa phần chỉ cần sử dụng điều hòa 1 chiều. Giá thị trường Điều hòa Panasonic KC18PKH-8 loại 2 cục 1 chiều khoảng 13,950,000 vnđ

Như vậy tổng chi phí phần tivi & điều hòa vào khoảng: 10,6 + 13,95 = 24,55 triệu đến 18,1 + 13,95 = 32,05 triệu đồng.

7 – Chi phí tổng hợp phần âm thanh cho phòng karaoke :

Dàn âm thanh karaoke

Tổng hợp chi phí âm thanh cho 1 phòng karaoke sẽ bao gồm nhiều hạng mục (Hệ thống loa, amply, cục đẩy, sub bass, micro, đầu chọn bài KTV, dây mic, dây âm thanh và giá loa…

Cơ bản chi phí âm thanh phòng karaoke 25m2 sẽ sử dụng như sau:

– Kết hợp 2 hoặc 3 cặp loa (Loa có thể sử dụng như BMB 450 SE, BMB SE 900, JBL KS 310, JBL KI 112 …)

– Amply jarguar PA 203N Gold hoặc âm ly số Kx100

– Cục đẩy Crown 800, Crown 1200, Crown 2500 hoặc yamaha ….

– Sub bass Yamaha ( Bass 30), King House

– Micro Shure UG X9, Shure UG X10 Shure PG58 hoặc Shure SM58 hoặc khác…hoặc có dây, hoặc không dây… bây giờ nên sử dụng không dây

– Đầu chọn bài Viet KTV hoặc Hanet KTV hoặc Vina KTV

Tổng chi phí để có bộ âm thanh cơ bản cho một phòng karaoke hoàn chỉnh rơi vào khoảng từ 60 đến 95 triệu. Tuy nhiên nếu khách hàng muốn âm thanh phòng karaoke của mình phải hay hơn, đẳng cấp hơn… chúng ta có thể dùng âm thanh chuyên nghiệp cao cấp hơn như JBL KP4012 hay JBL KP6012… Tuy nhiên chi phí đầu tư âm thanh phòng karaoke của bạn có thể lên tới 170 đến 200 triệu trên 1 phòng karaoke.

Xem thêm chuyên muc: Tư vấn âm thanh phòng karaoke chuyên nghiệp

8 – Chi phí đầu tư các hạng mục khác :

Cửa, nền sàn, thiết bị phòng cháy chữa cháy, giấy phép hoạt động..

Về phần cửa ,sàn, nền… phần này đa phần đã có sẵn từ hiện trạng công trình. Tuy nhiên nếu chưa có và chủ đầu tư phải làm mới thì chúng tôi khuyên bạn nên dùng cửa Euro Window 2 lớp, hoặc cửa nhựa lõi thép kính 2 lớp. Nền nhà không nên làm ghạch quá tối mầu dễ gây cảm giác bẩn và mất đi vẻ sang trọng cho phòng karaoke sau này…

Phần thiết bị phòng cháy hoặc thủ tục giấy phép hoạt động… phần này tùy ở từng khu vực hay địa phương sẽ có mức độ khó dễ và mức độ giá khác nhau… chủ đầu tư tự tìm hiểu.

C- Tổng hợp chi phí cho 1 phòng karaoke hoàn chỉnh.

1. Chi phí thiết kế karaoke: Miễn phí

2. Chi phí phần thô cách âm: Dao động khoảng từ 19,75 triệu đến 35,42 triệu đồng

3. Chi phí trang trí tiêu âm karaoke:

+ P/c trung bình: Chi phí dự trù khoảng 20 tr – 30 triệu đồng

+ P/c trung bình khá: Chi phí dự trù khoảng 35 tr – 50 triệu đồng

+ P/c khá: Chi phí dự trù khoảng 55 tr – 70 triệu đồng

+ P/c” khá – víp “: Chi phí dự trù khoảng 75 tr – 95 tr /phòng

4. Chi phí Lắp đặt hệ thống điện & ánh sáng: Dao động khoảng  7,2 triệu đồng đến 15 triệu đồng

5. Chi phí Lắp đặt hệ thống cấp hút khí: Dao động khoảng 6 triệu đồng

6. Chi phí bàn ghế, nội thất, bục sân khấu: Dao động khoảng 15,9 triệu đến 34,5 triệu đồng

7. Chi phí Ti vi, điều hòa: Dao động khoảng 24,55 triệu đến 32,05 triệu đồng

8. Chi phí đầu tư Âm thanh: Dao động khoảng từ 60 đến 95 triệu

Chi phí tổng hợp thi công phòng karaoke

 

Như vậy về cơ bản mức độ dao động chủ đầu tư phải chi phí để hoàn thiện thiết kế thi công phòng karaoke hoàn chỉnh khoảng 25 m2 là:

GIÁ TRỊ CHI PHÍ ĐẦU TƯ THẤP NHẤT CHO 1 PHÒNG KARAOKE :

=> Tổng chi phí = Tổng từ 1 đến 8= 19,75+20+7,2+6+15,9+24,55+60=  153,4 triệu đồng.

GIÁ TRỊ CHI PHÍ ĐẦU TƯ CAO NHẤT CHO 1 PHÒNG KARAOKE :

=> Tổng chi phí = Tổng từ 1 đến 8= 35,42+95+15+6+34,5+32,05+95=  312,98 triệu đồng.

Đây là hạng mục dự toán chi phí thiết kế thi công phòng karaoke dùng trong kinh doanh. Đối với hình thức làm phòng hát karaoke gia đình thì mức độ chi phí cũng không có nhiều điểm khác. Về cơ bản chi phí làm phòng karaoke gia đình cũng tương đương mức độ chi phí này

Để lại một bình luận