Chuyên ngày thứ hai

Chuyện ngày thứ hai

Chuông cửa reo. Người vợ sau một hồi nhăn nhó đành phải xuống tầng dưới mở cửa đón khách vì người chồng nhất quyết không chịu rời mắt khỏi trận bóng đang đi vào phút đá bù giờ căng thẳng.
Ðứng trước cửa là Bob, người hàng xóm của họ. Bob nói: Tôi rất ngưỡng mộ vẻ đẹp của cô. Nếu cô có thể để cho tôi hôn một lần, tôi sẽ đưa cho cô 2000 đôla. Mặc dù rất tức giận vì lời đề nghị khiếm nhã của người hàng xóm nhưng vì số tiền quá lớn nên người vợ vẫn để cho Bob hôn mình và, như đã thoả thuận, nhận được 2000 đôla.
Khi người vợ quay trở lên gác và thông báo rằng Bob vừa đến, người chồng hỏi lại: Bob đến à? Hắn có trả 2000 đôla hắn vay anh từ năm ngoái chứ?
Bài học: Trong một công ty, các bộ phận luôn luôn phải chia sẻ thông tin với nhau. Nếu không sẽ dẫn đến tình trạng làm việc chồng chéo lên nhau hoặc bỏ sót việc, hoặc mỗi người nói một phách khi người ngoài hỏi về thông tin trong công ty. Người quản lý phải tổ chức sao cho từng bộ phận biết rõ những thông tin cần thiết cho chức năng của họ.
Chuyện ngày thứ ba
Một chàng trai trẻ ngoan đạo gặp một cô gái xinh đẹp xin đi nhờ xe. Khi đi trên đường, anh ta phát hiện ra cô gái có đôi chân dài rất đẹp. Vì mải ngắm đôi chân đó mà anh suýt nữa đâm vào một cột điện ven đường.
Sau khi phanh xe, anh ta vờ làm như vô tình đặt tay lên chân cô gái. Cô gái nói: Anh hãy nhớ lại điều 129 của Kinh thánh. Vì là một chàng trai ngoan đạo, anh ta liền xin lỗi cô gái và rất lấy làm xấu hổ.
Khi về nhà anh ta tự nhủ mình phải đọc lại điều 129 để không bao giờ mắc phải những lỗi lầm như vậy nữa. Nhưng điều 129 hoá ra là: Hãy tiến lên, bạn sẽ giành thắng lợi.
Bài học: Trước khi ra bất cứ quyết định nào, cần chuẩn bị đầy đủ thông tin. Ðôi khi bạn có thể để tuột khỏi tầm tay những cơ hội lớn chỉ vì quên kiểm tra lại 1% bé xíu những thông tin mà bạn cho là vụn vặt không đáng quan tâm thôi đấy. Ngoài ra, đặt câu hỏi cũng là một kỹ năng cần rèn luyện.
Chuyện ngày thứ tư
Một nhân viên bán hàng, một nhân viên hành chính và một giám đốc đang cùng đi ăn trưa thì nhặt được một chiếc lọ. Khi họ mở nắp chiếc lọ, một vị thần bay ra và cho họ ba điều ước, mỗi người một điều.
Hai nhân viên tranh nhau ước trước. Cuối cùng, vì nhân viên bán hàng nhặt được cái chai, anh ta giành được quyền ước đầu tiên. Anh ta nói: Tôi muốn ngay bây giờ được đến đảo Bahamas du lịch trên một chiếc thuyền và không phải nghĩ gì đến công việc. Ngay lập tức điều ước hiệu nghiệm, anh nhân viên biến mất.
Ðiều ước thứ hai là của nhân viên hành chính. Anh này ước được thần chai đưa đến Hawaii nghỉ ngơi, đỡ phải giải quyết đống giấy tờ chồng chất ở cơ quan. Lời ước cũng thành sự thật ngay tức thì.
Ðến lượt ông giám đốc. Ông nói: Tôi ước hai nhân viên của tôi sẽ quay lại chỗ làm việc ngay sau giờ ăn trưa.boss.gif
Bài học: Luôn để sếp là người được nói trước và bạn là người biết lắng nghe. Kể cả khi bạn không tán thành với quan điểm của sếp hay có những sáng tạo muốn nhanh chóng được công nhận. Kiên nhẫn và chọn đúng thời điểm để góp ý, bạn sẽ thấy sếp không phải là nguời quá khó thuyết phục.
Chuyện ngày thứ năm
Một chú chim nhỏ bay về miến Nam để trú đông. Trời rất lạnh mà chú chim lại rất yếu ớt. Nó bị rơi xuống một cánh đồng lớn. Một người nông dân đang cầy bừa vô tình đổ một ít bùn lên người chú chim nhỏ. Chú chim mắc kẹt dưới bùn nhưng lại được sưởi ấm.
Chú cảm thấy rất vui và bắt đầu hát. Một con mèo đi ngang qua nghe thấy tiếng hót, nó đến chỗ chú chim, cào bùn cho chú chim thoát ra và ăn thịt chú chim nhỏ.
Bài học: Không phải ai giải thoát cho bạn khỏi hoàn cảnh khó khăn cũng là bạn của bạn. Khi bạn đang mắc kẹt trong một hoàn cảnh không dễ dàng gì, tốt nhất là nên im lặng. Ðừng cố than phiền hay kể lể, bởi bạn mới là người duy nhất biết rõ mình phải làm thế nào để có thể tự giải thoát cho bản thân.
Chuyện ngày thứ sáu
Một con đại bàng đậu trên cây và nghỉ ngơi. Một con thỏ đi qua thấy vậy rất thích thú. Nó cũng bắt chước, ngồi dưới gốc cây và nghỉ ngơi. Bất ngờ, một con cáo đi ngang qua, nó nhảy vào và ăn thịt con thỏ.
Bài học: Trước khi muốn giống như một người ở trên cao, bạn phải biết làm việc chăm chỉ đã, đừng nghĩ quá nhiều đến chuyện nghỉ ngơi hay dừng phấn đấu, và bạn phải biết vị trí của mình đang ở đâu. Với một công ty cũng vậy, để có thể chiếm được vị trí vững chắc ở một thị trường, công ty đó phải cạnh tranh để tạo được thương hiệu riêng đã.
Chuyện ngày thứ bảy
Ah… bạn làm việc cả tuần rồi thì thứ bảy phải nghỉ ngơi chứ!
Chuyện của ngày chủ nhật
Đây là một câu chuyện có vẻ quen thuộc với chúng ta nhưng được mở rộng bởi CEO (Chief Executives Officer) của Coca Cola như sau:
Ngày xửa ngày xưa, có một con rùa và một con thỏ cãi nhau xem ai nhanh hơn. Chúng quyết định giải quyết việc tranh luận bằng một cuộc thi chạy đua. Chúng đồng ý lộ trình và bắt đầu cuộc đua. Thỏ xuất phát nhanh như như bắn và chạy thụt mạng một hồi, và sau khi thấy rằng đã bỏ khá xa bạn rùa, thỏ nghĩ nó nên nghỉ mệt dưới một tán cây bên đường và thư giãn trước khi tiếp tục cuộc đua. Thỏ ngồi dưới bóng cây và nhanh chóng ngủ thiếp đi. Rùa từ từ vượt qua thỏ và sớm kết thúc đường đua, dành chiến thắng. Thỏ giựt mtortoise.jpgnh tỉnh giấc và nhận ra rằng nó đã bị thua.
Bài học: chậm và ổn định đã chiến thắng cuộc đua.
—————
Nhưng cuộc sống không quá đơn giản như thế, câu chuyện được tiếp tục phát triển thêm:
Thỏ vô cùng thất vọng vì để thua và nó cố suy nghĩ. Nó nhận ra rằng nó đã thua chỉ vì quá tự tin, bất cẩn và thiếu kỷ luật. Nếu nó không xem mọi thứ quá dễ dàng và chắc thắng, thì rùa không thể nào có cửa hạ được nó. Vì thế, nó quyết định thách thức một cuộc đua mới. Rùa đồng ý. Lần này, thỏ chạy với tất cả sức lực của nó và chạy suốt một mạch về đích. Nó bỏ xa rùa đến mấy dặm đường.
Bài học: Nhanh và vững chắc sẽ chiến thắng cái chậm và ổn định.
Nếu có 2 người trong công ty của bạn: một người chậm, nguyên tắc và đáng tin cậy; một người khác nhanh và vẫn đáng tin cậy ở những việc anh ta làm. Người nhanh và đáng tin cậy chắc chắn sẽ được thăng chức nhanh hơn. Chậm và chắc là điều tốt, nhưng nhanh và tin cậy là điều tốt hơn.
———————–
Nhưng câu chuyện cũng không dừng lại ở đây. Rùa đã suy ngẫm kết quả và nhận ra rằng: nó không có cách nào thắng được thỏ trên đường đua vừa rồi. Nó suy nghĩ thêm một tí nữa và rồi thách thỏ một cuộc đua khác, nhưng có một chút thay đổi về đường đua. Thỏ đồng ý. Họ bắt đầu cuộc đua. Như đã tự hứa với lòng mình là phải luôn nhanh, thỏ bắt đầu chạy và chạy với tốc độ cao nhất cho đến bên bờ sông. Vạch rabit.gifđích đến lại còn đến 2 Km nữa ở bên kia sông! Thỏ dành ngồi xuống và tự hỏi không biết làm sao đây. Trong lúc đó, rùa đã đến nơi, lội xuống sông và bơi qua bờ bên kia, tiếp tục chạy và kết thúc đường đua.
Ý nghĩa từ câu chuyện: Trước tiên, cần phải xác định ưu thế của mình, và sau đó là biết chọn sân chơi phù hợp.
————————–
Câu chuyện vẫn chưa dừng lại.
Đến đây, thỏ và rùa đã trở thành đôi bạn thân thiết và họ cùng nhau suy ngẫm. Cả hai nhận ra rằng cuộc đua sau cùng có lẽ sẽ có kết quả tốt hơn. Vì thế, chúng quyết định tổ chức một cuộc đua cuối cùng, nhưng chúng sẽ cùng chạy chung một đội. Cuộc đua bắt đầu, thỏ cõng rùa chạy đến bên bờ sông, rùa lội xuống sông và cõng thỏ bơi qua bên kia bờ sông. Lên đến bờ, thỏ lại cõng rùa đưa cả hai cùng về đích. Và chúng cùng nhận ra rằng đã về đích sớm hơn rất nhiều so với các lần đua trước.
Bài học: Thật tuyệt vời nếu mỗi người đều thông minh và đều có ưu điểm riêng, nhưng trừ khi các bạn cùng làm việc với nhau trong một đội và cùng chia xẻ, cống hiến ưu thế của từng người, bạn sẽ không bao giờ thực hiện công việc được hoàn hảo bởi vì luôn luôn có những trường hợp bạn không thể làm tốt hơn người khác. Điều quan trọng của làm việc theo nhóm là phải chọn được người trưởng nhóm trong từng trường hợp cụ thể. Phải chọn được người có ưu thế về lĩnh vực mà họ làm trưởng nhóm. Còn nhiều bài học nữa từ câu chuyện này. Lưu ý rằng cả thỏ và rùa đều không hề đầu hàng hay nản chí sau thất bại. Thỏ quyết tâm làm việc hăng hơn và cố gắng nhiều hơn sau khi phải thất bại cay đắng. Rùa phải thay đổi chiến lược vì nó đã cố gắng làm việc hết sức. Trong cuộc sống, khi phải chịu đựng, đối mặt với thất bại, có thể đó cũng là thời điểm thích hợp để cố gắng hơn và nỗ lực nhiều hơn nữa, nhưng đôi khi cũng cần phải thay đổi chiến lược và thử tìm kiếm giải pháp khác. Và đôi khi phải làm cả hai. Thỏ và rùa cũng đã học thêm một bài học để đời khác: thay vì chúng chống đối (hay cạnh tranh) với nhau, chúng bắt đầu tìm cách giải quyết tình huống, và chúng đã cùng nhau làm tốt hơn rất nhiều.
Khi Roberto Goizueta đảm nhận vị trí CEO của Coca Cola vào những năm 1980, ông đã phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt với Pepsi. Nhân viên của ông ta đang tập trung vào cạnh tranh với Pepsi và cố gắng tăng thị phần từng 0,1%. Goizueta quyết định không cạnh tranh với Pepsi mà thay vào đó là tìm cách chiếm thị phần. Ông ta hỏi các nhân viên và biết rằng trung bình mỗi ngày, mỗi người Mỹ uống các loại nước là 14 ounces (đơn vị đo lường của Mỹ), trong đó thì Coke chỉ có 2 ounces/ngày/người. Rõ ràng việc cạnh tranh không chỉ là Pepsi mà còn là nước, trà, cà phê, sữa và các loại nước trái cây. Mọi người sẽ dễ dàng tìm thấy Coke bất kể khi nào họ cần uống. Coke quyết định đầu tư các máy bán coca cola tự động ở khắp các góc đường. Doanh thu tăng nhảy vọt và cho đến nay thì Pepsi vẫn không thể nào theo kịp.
Kết luận: câu chuyện ngụ ngôn thỏ và rùa đã dạy cho chúng ta khá nhiều bài học lý thú. Ý tưởng quan trọng nhất là “nhanh và vững chắc” sẽ luôn đánh bại “chậm và ổn định”; làm việc với những ưu điểm của bạn, đầu tư nhiều tài nguyên và làm việc theo nhóm sẽ luôn chiến thắng bất cứ một cá inhân nào; không bao giờ đầu hàng hay nản chí sau thất bại. Và cuối cùng, phải tìm giải pháp cho mọi tình huống, không chống lại cuộc chiến.
———– fox.gif
Tiếp tục đua:
Thỏ và Rùa được cáo thách đua. Chúng tự tin và nhận lời. Đích đến là hang cáo, khá xa. Chạy đến tối mệt mờ cả mắt, không nhấc nổi chân thì về đích. Chúng ngồi thở không ra hơi, vừa lúc đó cáo về………
Buổi tối, cáo ăn cơm có thỏ và rùa. Từ đó, chả có những thằng rỗi hơi chạy loạn xạ trong rừng.
Kết luận: Thỏ nướng và rùa hầm là số 1.

Để lại một bình luận