CÓ 500 TRIỆU TIỀN NHÀN RỖI NÊN KINH DOANH GÌ ?

Kinh doanh làm giàu là điều mà rất nhiều người đang muốn làm, bạn có 500 triệu và muốn bắt đầu con đường kinh doanh làm giàu. 6 ý tưởng kinh doanh làm giàu với số tiền 500 triệu sau sẽ cho bạn một số gợi ý.

1. Bạn có thể gửi tiết kiệm ngân hàng, giải pháp “ăn chắc, mặc bền”

Hiện nay có rất nhiều chương trình gửi tiết kiệm ngân hàng với lãi xuất ưu đãi. Nếu bạn không có khả năng kinh doanh và muốn có một khoản tiền lãi đều đặn hàng tháng. Gửi tiết kiệm ngân hàng là một lựa chọn hợp lý.

2. Mở siêu thị mini hay cửa hàng bách hóa

Với 500 triệu đồng bạn hoàn toàn có thể mở một siêu thị mini hoặc cửa hàng tiện ích tạ khu cư dân mình sinh sống để phục vụ nhu cầu của mọi người.

Buôn bán gì với 500 triệu? Vậy hãy mở một siêu thị mini, hay cửa hàng tạp hóa nhỏ đi. Ưu điểm của siêu thị mini là tất cả những hàng hóa thiết yếu đều có sẵn trên kệ, được sắp xếp khoa học nên khách hàng rất dễ nhìn thấy, thanh toán cực nhanh, giá thành rẻ hơn so với các đại lý,… Đặc biệt là thời đại ai ai cũng bận rộn với công việc, gia đình, có thể tiện trên đường đi làm, đón con,… ghé vào là có thể mua được thứ mình muốn khỏi phải tới những siêu thị lớn mất thời gian. Tại sao có 500 triệu trong tay mà lại không mở một cửa hàng tiêu dùng tiện lợi, một xu hướng kinh doanh năm 2019 tới đây?.

Mở cửa hàng tiện lợi thì chắc chắn bạn phải đang sống ở những nơi đông đúc, phát triển như thành phố, thị trấn lớn, gần khu công nghiệp, trường học… sẽ thu hút được nhiều khách hàng hơn. Tiếp theo là giá thành. Bạn chắc chắn phải bán rẻ hơn các đại lý rồi, có như vậy khách hàng mới chọn mua tại siêu thị mini của bạn nhiều hơn, bạn sẽ thu được lợi nhuận nhiều hơn. Trong một bài chia sẻ trước, tôi đã có nói rất kỹ các bước để mở một cửa hàng tạp hóa nhỏ, hay siêu thị mini thành công, các bạn có thể xem lại trong bài 9 Bước mở cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini.

3. Đầu tư 500 triệu vào quán ăn uống, ăn vặt

Khi chưa biết kinh doanh, buôn bán gì với số vốn 500 triệu thì bạn có thể chọn cách kinh doanh này. Nhu cầu ăn uống ngày nay không còn là no, mà phải ngon, phải lạ, và các món ăn vặt luôn đáp ứng thừa đáp ứng được điều kiện này. Hơn thế nữa việc mở quán ăn vặt sẽ cực ít rủi ro, không lo thua lỗ. Nếu có 500 triệu mà vẫn chưa biết khởi đầu năm 2018 như thế nào, hãy tự tin mở quán ăn uống, ăn vặt chắc chắn sẽ đem đến cho bạn thành công!.

Ý tưởng này phù hợp với rất nhiều đối tượng, chỉ cần là bạn yêu thích kinh doanh, đam mê và hiểu biết về các món ăn là ok. Nhưng để hiện thực hóa ý tưởng này bạn nhất thiết không được bỏ qua hai chú ý sau đây:

Thứ nhất là đồ ăn phải ngon, phải lạ hợp khẩu vị của phần đa khách hàng. Chỉ cần đồ ăn ngon, trang trí đẹp mắt, nhiều một chút thì quán của bạn sẽ nhanh chóng đông khách lên thôi.

Thứ hai là không gian và giá cả. Không gian quán phải đủ rộng để khách ngồi thoải mái, sạch sẽ, ngăn nắp gây thiện cảm cho khách ngay từ khi bước vào. Giá cả đương nhiên là phải rẻ rồi thì bạn mới cạnh tranh được với các quán khác.

4. Mở quán cafe – những điều cần lưu ý

Với 500 triệu, bạn có thể mở quán cafe khá “hoành tráng” ở khu trung tâm Hà Nội hoặc TP. Hồ Chí Minh.

Tuy nhiên, một điểm rất cần lưu ý là cạnh tranh ở khu trung tâm cực cao, hơn nữa các chuỗi cửa hàng cafe lớn đã chiếm hầu hết vị trí đắc địa. Theo ý kiến của nhiều chủ tiệm cafe, với 500 triệu không nên mở quán cafe ở khu trung tâm.

Địa điểm này chỉ nên mở quán cafe nếu bạn dự định kinh doanh chuỗi cafe, hoặc bạn muốn làm một quán cafe có chất rất riêng. 500 triệu không đủ để đầu tư và duy trì kinh doanh trong thời gian đầu.

Phương án tối ưu hơn là mở quán cafe ở vùng ven. Chẳng hạn như ở Hà Nội là Cầu Giấy, Từ Liêm hay Hà Đông.

Điều quan trọng nhất là vị trí. Quán cafe phải đặt ở nơi hội tụ nhiều dân văn phòng và không nên nằm trên đường 1 chiều.

Thêm vào đó, quán phải có mặt bằng đủ rộng bởi khách đến cafe hiện nay cần không gian, họ ngồi rất lâu để làm việc. Mặt bằng quán nên vào khoảng 100m2, có chỗ để xe cả ô tô lẫn xe máy.

Các quán cafe kiểu cũ thường hay kê nhiều bàn nhưng hiện xu hướng này đã thay đổi. Với mặt bằng 100m2, nên có khoảng 12 bàn (ngồi 4 người) là hợp lý đối với bàn ghế dạng sofa. Cũng có thể kết hợp với các dạng bàn ghế tiện ích (bàn ghế đơn). Tựu chung, công suất tối đa là khoảng 50 người.

Thời gian hoạt động thường là từ 7h30 đến 22h30, tương đương 15 tiếng.

Về hiệu suất kinh doanh, tính 3 tiếng/lượt khách thì mỗi lượt được 2/3 số ghế, tức là khoảng trên 30 lượt khách là kịch bản rất tốt. Như vậy, với kịch bản rất tốt này, một ngày sẽ có 30 x 5 = 150 lượt khách. Kịch bản kém hơn ở khoảng 100 lượt khách.

Chi phí vận hành cố định sẽ vào khoảng 50 – 60 triệu/tháng bao gồm tiền thuê nhà, lương nhân viên, tiền điện, Internet, nước và các chi phí khác. Chi phí nguyên vật liệu khoảng 30% doanh thu. Chi phí marketing tùy thuộc vào quan điểm của chủ quán.

Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng phải sau khoảng 6 tháng, quán cafe mới bắt đầu có lượng khách tương đối ổn định. Vậy nên, đừng để tâm lý rơi vào trạng thái lạc quan thái quá để rồi thất vọng.

Kể cả khi đã đầu tư ổn thì vận hành cũng không ít khó khăn bởi nhân sự biến đổi liên tục, không có tính cam kết, ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ (cafe là ngành dịch vụ).

Tóm lại, nếu không chuyên tâm thì dễ lỗ. Vì thế bạn không nên vừa làm việc hành chính, vừa mở quán cafe như nghề tay trái. Nếu có, nên tập trung mở quán cafe trước, khi quán ổn định mới thuê người quản lý để đi làm hành chính.

5. Kinh doanh giày, tại sao không?

Với 500 triệu, bạn có thể kinh doanh giày với tỷ suất lợi nhuận khá cao, nhưng cần lưu ý rủi ro. Nguyên nhân là số vốn này chỉ có thể kinh doanh hàng không chính hãng (thường gọi là hàng fake), nên có thể bị tịch thu, mất hết vốn.

Thêm vào đó, 500 triệu không nên mở shop ngoài mặt đường bởi nhiều người nhòm ngó. Nếu lượng khách đến shop nhiều thì bạn mới nên mở ngoài mặt đường. Mở shop trong ngõ lớn là một lựa chọn tốt.

Bạn cũng cần lưu ý rằng giày rất nhiều size, nhiều mẫu. Khi mới kinh doanh giày nên nhập nhiều mẫu với số lượng ít để định hình thị trường cần gì và để hàng không bị tồn.

Khi kinh doanh lớn hơn, ví dụ nhập 500, 1.000 đôi thì phải có kho.

Một điều nữa là kinh doanh giày không chính hãng sẽ gặp khó trong quảng cáo vì vấn đề bản quyền. Chẳng hạn quảng cáo, livestream trên facebook có thể bị sập, phải thay facebook liên tục.

Hầu hết shop bán giày đều nhập hàng Quảng Châu. Có một đặc điểm mà bạn nên biết là mẫu giày đẹp ở Quảng Châu chưa chắc đã là đẹp ở Việt Nam và ngược lại, mẫu xấu ở Quảng Châu có thể là đẹp ở Việt Nam. Vì vậy, mấu chốt là bạn phải nhìn ra được mẫu giày nào sẽ được ưa chuộng ở Việt Nam.

Nhiều chủ shop giày thành công nhờ vào việc mua mẫu xấu với giá rẻ bên Quảng Châu nhưng về Việt Nam lại là hàng “hot”, bán được giá cao, nhờ đó lãi rất đậm.

Một vấn đề khi nhập hàng là nếu bạn lấy chỉ khoảng vài trăm chiếc thì rất khó tiếp cận với xưởng sản xuất ở Quảng Châu vì họ chỉ sản xuất với đơn hàng từ 1.000 đôi trở lên. Vì vậy, bạn phải thực hiện qua trung gian.

Thậm chí, kể cả khi nhập trên 1.000 đôi, nhiều chủ shop vẫn sử dụng trung gian, chấp nhận giá cao hơn để giảm thiểu rủi ro bị tịch thu hàng.

Về chi phí vận hành shop kinh doanh giày, lương và chi phí khác chiếm khoảng 20% tổng chi phí vận hành, chi phí thuê địa điểm chiếm khoảng 30%, 50% là chi phí quảng cáo.

Cuối cùng, một lưu ý nữa là việc bán sản phẩm qua shop sẽ có chi phí cao hơn. Nếu bán online thì nên có sản phẩm, có địa điểm để khách cảm thấy đáng tin cậy, nhất là khi livestream trên facebook. Ngoài ra, bạn có thể bán hàng online qua Shopee, website, kênh cá nhân..

6. Đầu tư bất động sản cho thuê

Với 500 triệu rất khó đầu tư bất động sản đất nền hoặc chung cư tại các đô thị lớn như Hà Nội, TP. HCM, kể cả ở vùng ven. Vì vậy, nếu muốn theo nghiệp “buôn đất” thì đầu tư bất động sản cho thuê là một lựa chọn hợp lý.

Theo khảo sát thực tế, một căn hộ ở Times City (Hà Nội) được cải tạo một chút và cho thuê khách du lịch (khách lẻ) qua sàn Airbnb sẽ đem về khoảng 20 triệu đồng/tháng.

Trong khi đó, giá thuê dài hạn một căn hộ Times City hiện khoảng 12 triệu/tháng. Như vậy, lãi gộp là khoảng 7 triệu đồng/tháng/căn. Trừ đi các chi phí điện, nước, vệ sinh… rơi vào khoảng 3 – 4 triệu đồng/tháng thì lãi mỗi căn ít nhất là khoảng 3 triệu đồng.

Với 500 triệu đồng, bạn có thể đầu tư thuê khoảng 6 căn tính tiền 6 tháng/lần (chi phí thanh toán ngay là 432 triệu đồng), còn lại gần 60 triệu đồng cải tạo nhà.

Theo những số liệu đã đề cập phía trên, doanh thu toàn chuỗi bất động sản cho thuênày trong 6 tháng sẽ đạt 20 x 6 x 6 = 720 triệu đồng. Trừ đi các chi phí, tổng lợi nhuận trong 6 tháng ước tính ít nhất đạt 3 x 6 x 6 = 108 triệu đồng.

Tuy nhiên, ở thời gian đầu, bạn chỉ nên thuê 1 căn kinh doanh thử để có kinh nghiệm. Không phải ai cũng có duyên với nghề “buôn đất”.

Một phân khúc bất động sản cho thuê tiềm năng khác là nhà thổ cư. Nhiều người kinh doanh bất động sản cho thuê đã thành công khi thuê nhà thổ cư ở phố cổ và cho thuê khách du lịch. Theo chia sẻ từ “người trong cuộc”, lượng khách rất đông, doanh thu thấp điểm 80 triệu đồng/tháng; cao điểm vào tháng 10 – 12 đạt 90 – 100 triệu đồng/tháng.

Dù hơi “lạ” nhưng bất động sản nghĩa trang hiện cũng đang rất “hot”, nhu cầu ngày càng tăng trong khi quỹ đất thì bị giới hạn. Tỷ suất lợi nhuận của loại hình này khá cao nhưng bạn phải lưu ý đến tính đặc thù. Nếu biết cách chọn được mảnh đất tốt, nhất là về phong thủy thì có thể bán lại với giá cao hơn thị trường khá nhiều.

Đầu tư gì, kinh doanh gì với 500 triệu đồng?

Nguyên tắc kinh doanh “không bỏ tất cả trứng vào 1 giỏ”. Với 500 triệu đồng, bạn cần chia thành nhiều cấu phần: có thể mua nhà 200 triệu, gửi ngân hàng 100 triệu, bỏ vốn kinh doanh 200 triệu. Đây là giải pháp đề phòng rủi ro mà nhiều nhà đầu tư lớn vẫn làm mà chúng ta nên cân nhắc

Nếu bạn kinh doanh, bạn có thể khởi nghiệp kinh doanh ở bất kỳ nghề nào nhưng điều quan trọng bạn phải hiểu rõ ngành và lĩnh vực bạn muốn đầu tư. Làm thợ, thậm chí học việc trước rồi mở xưởng kinh doanh là điều nhiều người đã và đang làm.

Nếu không hiểu thị trường, không hiểu sản phẩm kinh doanh và đối thủ kinh doanh và bạn là người mới thì phá sản sẽ ngay tức khắc xảy ra nếu bạn không có kế hoạch tốt.

Hùn vốn kinh doanh với gia đình, anh em, bạn bè là hình thức khá phổ biến. Đây là dạng góp cổ phần và cùng chịu trách nhiệm về hiệu quả kinh doanh. Điểm lợi là khắc phục được yếu về tài chính, kinh nghiệm và thị trường.

Tuy nhiên, nhược điểm là: đa phần đều kinh doanh nhỏ lẻ thiếu bền vững, không bù trừ giữa các bên về: năng lực quản lý cũng như năng lực tài chính. Dễ nảy sinh mâu thuẫn khi kinh doanh thất bát vì cơ chế hùn vốn, hợp tác kinh doanh đa phần không qua chứng thực chính quyền địa phương.

Để lại một bình luận