Có nên góp vốn kinh doanh nhà hàng?

Thông thường nhà hàng do một người sáng lập nhưng có những nhà hàng có hai hay nhiều thành viên cùng hợp tác kinh doanh. Với một người làm chủ thì quyền và nghĩa vụ khá dễ dàng, nói một cách đơn giản “lời ăn lỗ chịu”, nhưng nếu từ hai thành viên trở lên cùng làm chủ một nhà hàng thì vừa có thuận lợi vừa có thể xẩy ra rắc rối trong điều hành, phân chia nợ, và các quyền, nghĩa vụ liên quan.

Trên thống kê thường có khoảng 70% nhà hàng thất bại vì những cuộc xung đột giữa những nhà đồng sáng lập.

Dưới đây là một số hình mẫu tiêu biểu mà bạn có thể gặp:

co-nen-gop-von-kinh-doanh-nha-hang

Khi nhà đồng sáng lập là bạn bè

Nhà đồng sáng lập này thường là một người bạn quen trước khi cùng nhau lập ra nhà hàng, quán ăn. Họ có thể rất tốt bụng hào hứng thậm chí nhiệt tình thái quá với ý tưởng của bạn, tuy nhiên, khi hết thời kỳ “trăng mật”, họ thường “mất lửa” và sẽ trì trệ trong công việc.

Khi nhà đồng sáng lập là thiên tài

Trong công việc kinh doanh nhà hàng, nhà đồng sáng lập loại này thường có thể là (bếp trưởng, chuyên gia tài chính kế toán, marketing…). Tất nhiên, các nhà đồng sáng lập này thường rất giỏi. Bạn sẽ thích họ ngay từ cái nhìn đầu tiên và rất muốn hợp tác với họ. Tuy nhiên, hãy tính kỹ vì thường họ thông minh đến độ chẳng cần hợp tác với bạn, họ thuộc tuyt người không thể lắng nghe ý kiến của bất cứ ai trừ bản thân họ.

Khi nhà đồng sáng lập là người góp vốn chính

co-nen-gop-von-kinh-doanh-nha-hang q

Tùy thuộc vào mô hình kinh doanh nhà hàng của bạn mà mức độ cần thiết cho việc huy động vốn là nhiều hay ít. Có một số trường hợp bạn có ý tưởng tốt, kế hoạch tốt, mặt bằng thuận tiện, và tin chắc vào khả năng chiến thắng, tuy nhiên bạn thiếu vốn. Đây là lúc bạn sẽ gặp những nhà đồng sáng lập thế này, người luôn cố gắng biến mọi thứ thành điều khoản hợp đồng giấy trắng, mực đen. Họ luôn lo lắng về việc phân chia mọi thứ trước khi thực sự tạo ra điều gì.

Khi nhà đồng sáng lập là những người thích vạch ra chiến lược

Không phủ nhận, công việc kinh doanh nhà hàng cũng như trong công tác quản lý nhà hàng, việc vạch ra một chiến lược cụ thể để bám sát và đi theo luôn là một điều đúng đắn. Tuy nhiên, một cách thái quá thì thật là không nên chút nào. Những nhà đồng sáng lập kiểu này thường rất thích cùng bàn bạc với bạn về chiến lược phát triển nhà hàng ( Chúng ta sẽ nâng tầm nhà hàng ra làm sao? Khi nào sẽ mở cơ sở mới? Chiến lược phân chia lợi nhuận sẽ thế nào? Nhà hàng ta sẽ ở tầm cỡ abc, xyz…).

Họ tạo ra các kế hoạch vĩ đại để cách mạng hóa thế giới, nhưng lại không biết phải làm sao để có thể có được 100 khách hàng đầu tiên, phải giải quyết khiều nại của khách hàng như thế nào, sắp xếp công việc nhân viên ra sao.

Tất nhiên, chúng ta cũng cần điểm qua một số các điều sau:

Lợi ích

Khi có nhiều thành viên cùng thành lập nhà hàng thì nguồn tài chính trở nên dễ dàng. Bởi vì mở nhà hàng đòi hỏi khá nhiều tiền nên việc nhiều người cùng đóng góp sẽ chia sẻ gánh nặng ngân sách và giảm thiểu rủi ro một khi việc kinh doanh bị đình trệ.

co-nen-gop-von-kinh-doanh-nha-hang 2

Việc có hai hay nhiều người cùng chung tay xây dựng một nhà hàng sẽ giúp bổ sung kỹ năng, kinh nghiệm quản lý cho nhau. Chẳng hạn, một người giỏi kế toán, có khả năng quản lý nhưng lại không hiểu về các món ăn kết hợp với một người có khả năng đầu bếp giỏi để mở nhà hàng là một quyết định kinh doanh đúng đắn.

Trở ngại

Chẳng hạn, nếu mất khả năng kinh doanh thì hai hay nhiều bên rất dễ xẩy ra bất đồng khi phải cùng bỏ thêm tiền để duy trì hoạt động nhà hàng.

Tính cách cá nhân của từng người dễ gây xung đột trong cách quản lý, mà nếu không có cách giải quyết hay hợp tác, sẽ dễ dẫn đến hủy hoại nhà hàng.

Thỏa thuận

Cách tốt nhất để một nhà hàng có từ hai thành viên trở lên hòa hợp, tránh được xung đột có khả năng xảy ra và điều hành tốt việc kinh doanh thì các bên cần phải thiết lập những thỏa thuận bằng văn bản. Những thỏa thuận ấy cần bám sát những chủ điểm sau:

Đóng góp của các bên

Thông thường, việc đóng góp của các bên là bằng tiền mặt hoặc một thành viên nào đó đóng góp tài sản cố định. Chẳng hạn, các bên có thể đóng góp tiền bạc để mua sắm thiết bị và trang trải các chi phí khác nhau trong quá trình xây dựng nhà hàng và một bên khác có thể không đóng góp bằng tiền mà bằng bất động sản.

Phân chia lời lỗ

co-nen-gop-von-kinh-doanh-nha-hang 3

Một trong cách dễ dàng nhất để phân bổ lời lỗ là các bên chia đều nhau, nếu có sự thỏa thuận trước. Nhưng hầu hết các bên phân bổ lời lỗ theo tỉ lệ vốn góp.

Quyền của các bên

Hiểu đơn giản đây là việc phân chia ai quản lý, được quyền quyết định đến đâu trong quá trình điều hành nhà hàng. Càng phân chia cụ thể quyền hạn các bên trong thì càng khó xẩy ra xung đột về cách quản lý nhà hàng hay quyền lợi .

Chấp nhận người mới

Nếu kinh doanh thuận lợi thì yên tâm nhưng khi nhà hàng gặp khó, phải mở cửa cho đối tác mới có tiềm lực tài chính và kỹ năng quản lý cùng chung sức. Do đó, cần có các quy định cho việc này, như chấp nhận thêm bao nhiêu thành viên, số vốn góp, quyền lợi, nghĩa vụ nợ,… Quy định này cũng nhằm chống một thành viên nào đó muốn thâu tóm nhà hàng. Phương pháp chung trong việc chấp nhận thành viên mới là các thành viên cũ phải biểu quyết theo đa số.

Rút vốn

Đôi khi một số thành viên vì lý do nào đó muốn bán cổ phần hay rút vốn khỏi nhà hàng. Cần lường trước điều này để tránh làm cho nhà hàng bị sụp đổ do dòng tiền dùng để kinh doanh bị rút đi đột ngột.

co-nen-gop-von-kinh-doanh-nha-hang 4

Do đó, cần có quỵ định cụ thể trong trường hợp này, như cần thông báo trước bao lâu, ai sẽ mua lại cổ phần của thành viên đó với giá bao nhiêu, kể cả cần quy định cho người thừa kế cổ phần đó nếu một khi người sở hữu cổ phần trong nhà hàng qua đời.

Giải quyết tranh chấp

Dù đã có thỏa thuận kinh doanh ràng buộc nhau, nhưng tranh chấp vẫn có thể xẩy ra. Do đó, hãy phác thảo những dự báo cho các giải pháp giải quyết xung đột nếu có. Một cách dễ dàng và hữu hiệu nhất là mời bên thứ ba có uy tín và quyền lực để trung hòa các tranh chấp trong nhà hàng, nếu như không muốn giải quyết bằng con đường tòa án.

Cần có luật sư

Nếu như không có khả năng xây dựng các quy định quyền và nghĩa vụ của các thành viên góp vốn trong nhà hàng, hãy thuê luật sư thực hiện điều đó. Luật sư là những người am hiểu pháp luật, có thể lường được các tình huống bất đồng, tranh chấp… Thuê luật sư có khi phải tốn số tiền không nhỏ nhưng đổi lại, sẽ yên tâm kinh doanh.

Theo Kinh Doanh Nhà Hàng

Để lại một bình luận