Đánh giá nhu cầu chăm sóc sức khỏe người già Việt Nam

Tuy tuổi thọ con người Việt Nam được cải thiện, nhưng tuổi thọ khỏe mạnh hay số năm sống mà con người không mang ốm đau bệnh tật thì vẫn thấp ở mức khoảng 66 năm, do số năm ốm đau trung bình của một người Việt Nam là khoảng 7,3 năm (hay 11% tổng tuổi thọ) (Bảng 1). Tuổi thọ cao nhưng gánh nặng bệnh tật cũng rất lớn, đặc biệt là đối với người cao tuổi càng dễ mắc bệnh. Dẫn đến nhu cầu chăm sóc ý tế tăng cao và tỷ lệ phụ thuộc người già tăng, gây áp lực lên dân số lao động, chính phủ và hệ thống bảo hiểm xã hội.

Bảng 1: Tuổi thọ khỏe mạnh của Việt Nam so với khu vực

Nước Xếp hạng HDI

 

(1)

Tuổi thọ khi sinh (2007)

(2)

Tuổi thọ khỏe mạnh khi sinh (2007)

(3)

Thời gian ốm đâu tính bằng phần trăm tuổi khi sinh

(4)=[(2)-(3)]/(2)*100

Malaysia 66 74.1 66 11
Thái Lan 87 68.7 65 5
Trung Quốc 92 72.9 68 7
Philippin 105 71.6 64 11
Indonesia 111 70.5 61 13
Việt Nam 116 74.3 66 11
Lào 133 64.6 54 16
Ấn độ 134 63.4 57 10
Campuchia 137 60.6 55 9

Nguồn: UNDP, Báo cáo phát triển Con người 2009

Dân số tỷ lệ hỗ trợ tiềm năng sẽ giảm mạnh, trong khi chỉ số già hóa tăng lên (Bảng 2).

Bảng 2. Chỉ số già hóa và tỷ lệ hỗ trợ tiềm năng ở Việt Nam,  1979-2049

Năm 1979 1989 1999 2009 2019 2024 2029 2034 2039 2044 2049
Chỉ số già hóa 16 17 24 36 50 65 85 107 124 141 158
Tỷ lệ hỗ trợ tiềm năng 7.44 7.43 7.33 7.27 5.29 4.60 3.83 3.27 2.88 2.51 2.20

Nguồn: Tổng điều tra dân số năm 1979,1989,1999 và 2009 và Dự báo dân số của GSO (2010)

Bảng 2 cho thấy, chỉ số già hóa sẽ vượt ngưỡng 100 vào khoảng năm 2033. Đây là thời điểm Việt Nam bắt đầu có dân số cao tuổi nhiều hơn dân số trẻ em. Dự báo dân số cũng cho thấy tỷ lệ hỗ trợ tiềm năng giảm nhanh chóng trong thời gian tới khi tốc độ tăng của dân số cao tuổi ngày càng lớn. Nếu năm 2009, cứ 7 người trong độ tuổi lao động sẽ hỗ trợ 1 người cao tuổi thì đến năm 2049, tỷ số này chỉ còn là 2, tức giảm hơn 3 lần.Việc tỷ lệ hỗ trợ tiềm năng giảm nhanh chóng cho thấy trách nhiệm đáp ứng nhu cầu của người già phụ thuộc ngày càng đè nặng lên dân số ở độ tuổi lao động. Làm cho lực lượng lao động thu nhỏ và số lượng người cao tuổi phụ thuộc tăng lên sẽ có nghĩa là giảm sút về thu nhập bình quân đầu người, tỷ lệ tiết kiệm, đầu tư và năng suất cũng như việc tăng chi tiêu công cho an sinh xã hội, chăm sóc sức khoẻ và phúc lợi của người cao tuổi. Không những thế, tỷ lệ hỗ trợ tiềm năng giảm còn dẫn đến nguy cơ vỡ quỹ Bảo hiểm xã hội,đặc biệt đối với các hệ thống trả lương hưu nhưở Việt Nam theo hình thức trả lương trong đó những người lao động hiện tại chi trả cho những người đang nghỉ hưu.

Nguồn: Tổng hợp

Để lại một bình luận