Đề án cơ giới hóa sản xuất và thu hoạch một số cây trồng chính của tỉnh Tây Ninh

Đề án cơ giới hóa sản xuất và thu hoạch một số cây trồng chính của tỉnh Tây Ninh

I. Sự cần thiết lập đề án.

Trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu rộng hiện nay, công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn được coi là yêu cầu cần thiết, nhất là khi chúng ta đang nỗ lực tập trung triển khai xây dựng nông thôn mới. Trong quá trình đó, không thể không nhắc đến cơ giới hóa nông nghiệp.

Cơ giới hoá nông nghiệp nông thôn là một nội dung quan trọng mà Đảng và Nhà nước ta đặt ra trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Trong những năm qua, hoạt động cơ  giới hoá nông nghiệp đã có những tác động tích cực vào việc làm thay đổi bộ mặt của nông thôn, đồng thời giảm bớt sức lao động của người nông dân trong các khâu sản xuất.

Theo các chuyên gia ngành nông lâm cho biết, với cây lúa nước thì cơ bản đã cơ giới hóa được nhiều khâu. Tuy nhiên, với cây trồng cạn thì trái ngược lại gần như là chưa có gì, ngoài khâu làm đất, ngoài máy cày, máy kéo làm đất. Cũng có nhiều đề tài khoa học về cơ giới hóa cây trồng các loại, cũng có nghiên cứu sản xuất thử, nhưng tới nay áp dụng cho bền vững và đại trà thì vẫn chưa khẳng định được.

Thực tiễn đã chứng minh hiệu quả của cơ giới hóa nông nghiệp nhưng đến nay việc ứng dụng máy móc trong sản xuất nông nghiệp trên cả nước nói chung vẫn còn hạn chế. Ngay cả ở cây trồng thế mạnh như cây lúa của vùng ĐBSCL thì dù diện tích làm đất bằng máy đạt 100%, bơm tưới hơn 90%, nhưng thu hoạch bằng máy có nơi hiện cũng mới đạt khoảng 40% diện tích. Còn sản lượng lúa được sấy và bảo quản đúng kỹ thuật thì rất thấp.

Chính thực trạng này hàng năm đã gây ra những tổn thất không nhỏ cho ngành hàng sản xuất kinh doanh lúa gạo Việt Nam. Theo thống kê của Bộ NN&PTNT, hiện tại thất thoát lúa trong công đoạn thu hoạch và sau thu hoạch là gần 3,2 triệu tấn lúa/năm, tương đương 760 triệu USD. Riêng tổn thất ở khâu sấy mất khoảng 970.000 tấn, tương đương 233 triệu USD.

Thực tế cho thấy, giải bài toán cơ giới hóa cho nông nghiệp không phải là việc làm trong “một sớm một chiều” mà đòi hỏi phải có thời gian. Bởi vấn đề này không chỉ liên quan đến vốn, nhân lực và các chính sách ưu tiên, hỗ trợ mà còn cả điều kiện về hệ thống hạ tầng, …

Chính phủ đã có Quyết định số 65/2011/QĐ-TTg, ngày 02/12/2011 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông sản, thủy sản nhằm hỗ trợ lãi suất vốn vay cho nông dân trong lĩnh vực mua máy móc, thiết bị sản xuất sẽ tạo điều kiện cho nông dân giảm đi một phần khó khăn về vốn trước những khó khăn về kinh tế như hiện nay. Tuy nhiên, theo đánh giá của Bộ NN&PTNT, việc triển khai Quyết định trên vẫn còn nhiều khó khăn và nông dân còn khó tiếp cận, do đó, thời gian tới, rất cần sự điều chỉnh cho phù hợp và thuận lợi hơn.

Với mục tiêu đặt ra đến năm 2020, nước ta phấn đấu cơ bản trở thành nước công nghiệp. Việc ứng dụng và phát triển công nghiệp, đẩy mạnh cơ giới hóa nông nghiệp cũng là một nội dung không thể thiếu. Nói cách khác là, trong chặng đường vươn tới mục tiêu đó thì nội dung cơ bản là phải làm sao giải quyết được vấn đề công nghiệp hóa – hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.

Tây Ninh là một tỉnh ở khu vực Đông Nam Bộ, có diện tích tự nhiên 4.039,6683 km2. Phía Tây và Tây Bắc giáp với Vương quốc Campuchia; phía Đông giáp với tỉnh Bình Dương và Bình Phước; phía Nam giáp Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Long An. Dân số năm 2012 tỉnh Tây Ninh ước là 1.090.140 người. Trong 10 năm (2001 – 2011), nền kinh tế của tỉnh Tây Ninh liên tục phát triển. Tổng sản phẩm (GDP) của tỉnh liên tục tăng ở mức cao, bình quân trên 14% /năm, trong đó 05 năm (2000 – 2005) tăng 14,02%/ năm, (2006 – 2011)  tăng 14,17%/năm, so với cả nước tốc độ tăng gấp 02 lần. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch nhanh và đúng hướng: theo hướng tăng dần tỉ trọng của công nghiệp, xây dựng và thương mại, dịch vụ trong GDP.

Theo cục Thống kê tỉnh Tây Ninh, hiện tại trên địa bàn của tỉnh có 5.686 máy kéo các loại, 25.432 máy bơm nước, 226 máy tuốt lúa, trên 460 máy thu hoạch lúa (bao gồm cả máy gặt xếp dải và máy gặt đập liên hợp) và một số máy chuyên dùng làm đất, rạch hàng, trồng mía, tách hạt bắp, bứt quả đậu phộng,…

Qua thực tế đã khẳng định hiệu quả của chủ trương áp dụng cơ giới hóa nông nghiệp: canh tác kịp thời vụ, thực hiện đúng quy trình, giảm nhẹ và giảm số công lao động, giảm chi phí và giá thành sản phẩm, tăng thu nhập cho người nông dân,…

Để cụ thể hóa dự án. Nhưng chuyên gia của Lập dự án Á Châu đã tiến hành nghiên cứu và hoàn thiện dự án. Đã được UBND tỉnh tây Ninh Phê duyệt.

II. Nội dung phát triển cơ giới hóa trong sản xuất và thu hoạch đối với một số cây trồng chính của tỉnh Tây Ninh.

II.1. Quan điểm.

  • Phát triển cơ giới hóa phục vụ sản xuất và thu hoạch lúa, khoai mì và đậu phộng nhằm đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn theo hướng SX hàng hóa, tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ;
  • Ưu tiên đầu tư trang thiết bị cơ khí phục vụ sản xuất & thu hoạch tại các vùng nguyên liệu tập trung, đồng thời chú trọng các khâu công việc nặng nhọc, thời vụ khẩn trương;
  • Phát triển cơ giới phục vụ nông nghiệp và phát triển nông thôn. Ưu tiên các quy mô nhỏ và vừa phù hợp với địa phương, kết hợp với khai thác cơ sở trang thiết bị hiện có với đầu tư công nghệ tiên tiến.

II.2. Mục tiêu.

1. Mục tiêu chung.

Thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn với phân công lại lao động ở nông thôn, ưu tiên phát triển cơ giới hóa vào các đối tượng có khối lượng hàng hóa, giá trị kinh tế cao và thị trường ổn định; tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ và trang thiết bị kỹ thuật để nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên, duy trì nền nông nghiệp bền vững và bảo vệ môi trường sinh thái.

Chú trọng phát triển cơ giới hóa các khâu nặng nhọc, thời vụ khẩn trương, sử dụng nhiều lao động nhằm giảm bớt áp lực lao động nông thôn, tăng giá trị sản phẩm nông sản; tăng nhanh thiết bị kỹ thuật trong nông nghiệp và nông thôn bảo đảm các khâu sản xuất chủ yếu về nông nghiệp đều cơ bản được cơ giới hóa.

Góp phần phát triển mức độ trang bị động lực của ngành nông nghiệp tỉnh đạt bình quân 2 – 2,5 CV/ha canh tác đến năm 2020.

2. Mục tiêu cụ thể.

  • Cơ giới hóa cây lúa.
  • Khâu gieo trồng (cấy): Vẫn tồn tại phương pháp xạ như hiện nay, đồng thời thí điểm công nghệ cấy mạ khay bằng máy.
  • Khâu thu hoạch: Đến năm 2015 đạt 60% và đến năm 2020 đạt trên 85% thu hoạch bằng máy.
  • Cơ giới hóa cây đậu phộng.
  • Khâu gieo trồng: Đến năm 2015 đạt 20 – 25% tổng diện trồng đậu phộng áp dụng công nghệ gieo bằng máy và đến năm 2020 đạt 40 – 45% tổng diện tích đất trồng đậu phộng áp dụng công nghệ gieo bằng máy.
  • Khâu thu hoạch: Đến năm 2015 đạt 20% và đến năm 2020 đạt trên 35% diện tích trồng đậu phộng thu hoạch bằng máy.
  • Cơ giới hóa cây mì.
  • Khâu chặt hom và gieo trồng: Đến năm 2015 đạt 10 – 15% tổng diện trồng mì áp dụng công nghệ chặt hom và gieo trồng bằng máy và đến năm 2020 đạt 20 – 25% tổng diện tích đất trồng chặt hom và gieo trồng bằng máy.
  • Khâu chăm sóc (làm cỏ, xới đất): Đến năm 2015 đạt 20% tổng diện trồng mì áp dụng công nghệ làm cỏ, xới đất bằng máy và đến năm 2020 đạt 35 – 40% tổng diện tích đất trồng mì áp dụng công nghệ làm cỏ, xới đất bằng máy.
  • Khâu thu hoạch: Đến năm 2015 đạt 10% và đến năm 2020 đạt trên 25% diện tích trồng mì thu hoạch bằng máy.

III. Các giải pháp chủ yếu.

Đẩy mạnh cơ giới hóa trong nông nghiệp là một trong những giải pháp hàng đầu nâng cao năng suất lao động trong nông nghiệp. Việc đưa cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp nói chung, sản xuất các loại cây trồng chính của tỉnh nói riêng đang được các địa phương rất quan tâm và là nhu cầu cấp thiết trong sản xuất nông nghiệp hiện nay để phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nông dân góp phần hiện thực hóa Nghị quyết TW 7 về “nông nghiệp, nông dân, nông thôn”.

1. Quy hoạch đất đai, kết cấu hạ tầng.

  1. a) Về đất đai.
  • Kết hợp giữa kế hoạch, quy hoạch sử dụng đất với việc cải tạo, chỉnh trang đồng ruộng. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất.
  • Tập trung chỉ đạo, triển khai chuyển đổi, tích tụ ruộng đất quy mô lớn, tạo thành vùng sản xuất tập trung (cánh đồng mẫu lớn).
  1. b) Cơ sở hạ tầng.
  • Đẩy mạnh công tác quy hoạch và phát triển hệ thống điện và hệ thống giao thông nội đồng với bề rộng đường tối thiểu là 3m để xe cơ giới có thể đi lại; củng cố và hoàn thiện hệ thông kênh mương thủy lợi để chủ động trong việc tưới tiêu nước.
  • Tăng cường đầu tư xây dựng hệ thống giao thông nông thôn, giao thông và thủy lợi nội đồng (bê tông hóa kênh mương, cứng hóa giao thông,…).
  • Đầu tư hoàn thiện hệ thống điện lưới phục vụ sản xuất.

2. Thông tin tuyên truyền.

  • Thông qua Đài phát thanh – Truyền hình tỉnh, Báo chí, Đài truyền thanh các địa phương, các phương tiện thông tin đại chúng,… tuyên truyền cho người dân nhận thức về lợi ích, hiệu quả của việc áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất.
  • Phối hợp với các đoàn thể, quần chúng tuyên truyền cho người dân về thực hiện cơ giới hóa trong sản xuất là góp phần giải quyết khó khăn về lao động, đảm bảo tính thời vụ, góp phần nâng cao năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm giá thành sản phẩm, góp phần phát triển sản phẩm một cách bền vững.
  • Tuyên truyền cho người dân thông qua hình thức phổ biến các mô hình cơ giới hóa cánh đồng mẫu lớn.

3. Công tác khuyến nông, chuyển giao khoa học công nghệ.

  • Chuyển giao các giống cây trồng có năng suất, chất lượng cao, thuận lợi trong quá trình áp dụng cơ giới hóa; xây dựng mô hình cánh đồng mẫu lớn, áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất từ khâu làm đất, gieo trồng, chăm sóc đến thu hoạch có hiệu quả kinh tế cao để tổ chức tham quan, hội thảo, tuyên truyền và nhân rộng.
  • Tổng kết các mô hình sản xuất áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất nhằm đánh giá thành tựu và đề ra phương án nhân rộng trong sản xuất.
  • Giới thiệu và tư vấn cho người dân lựa chọn thiết bị, máy móc; phối hợp với các đơn vị chuyển giao tổ chức các lớp tập huấn về vận hành, sử dụng và sửa chữa thông thường.
  • Hướng dẫn người dân thực hiện đúng quy trình sản xuất đối với từng loại cây trồng (lúa, mì và đậu phộng), thời điểm gieo trồng, chăm sóc và thu hoạch phù hợp, đảm bảo chất lượng, gắn với việc áp dụng cơ giới hóa trong từng khâu.
  • Thực hiện tốt Nghị định số 02/2010/NĐ-CP ngày 08/01/2010 của Chính phủ về khuyến nông và Thông tư số 183/2010/TTLT-BTC-BNN ngày 15/11/2010 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về Hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước cấp đối với hoạt động khuyến nông.

4. Đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cơ giới hóa trong sản xuất và thu hoạch một số cây trồng chính.

  • Có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng thanh niên nông thôn trở thành những người công nhân sử dụng máy có trình độ chuyên môn, tay nghề vững vàng, biết vận hành và chăm sóc bảo dưỡng máy đúng kỹ thuật. Khi có những kỹ thuật mới trong quản lý, sử dụng máy cần tổ chức tập huấn kịp thời.
  • Tăng cường đào tạo, đào tạo lại cán bộ kỹ thuật có kỹ năng và trình độ chuyên môn giỏi, phối hợp với các trường đào tạo nghề để đào tạo công nhân lành nghề về chế tạo, sử dụng và sửa chữa máy, nhất là đối với thanh niên nông thôn. Biên soạn lại, bổ sung vào giáo trình, giáo án cho phù hợp với yêu cầu mới; biên soạn và xuất bản những tài liệu phổ biến kiến thức khoa học kỹ thuật về cơ giới hóa nông nghiệp, phát hành rộng rãi trong nông thôn.
  • Hỗ trợ trực tiếp cho người đi học nghề tiền mua tài liệu, chi phí đi lại và một phần tiền sinh hoạt ăn uống trong thời gian tập trung về cơ sở đào tạo, miễn học phí cho người đi học. Đối với con em hộ nghèo, hộ chính sách, được trợ cấp thêm học bổng và hỗ trợ các điều kiện khác để đi học.
  • Tại các vùng nông thôn mở các lớp đào tạo tại chổ cho thanh niên nông thôn, ngoài ra cần kết hợp với phương pháp tuyên truyền nhằm giúp cho người dân nhận thức được vai trò của cơ giới hóa nông nghiệp.

5. Tổ chức sản xuất.

  • Phát triển hình thức sản xuất liên doanh, liên kết với doanh nghiệp, hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung đưa cơ giới hóa vào sản xuất. Phát triển nhanh các hợp tác xã, tổ hợp tác sản xuất nhằm tích tụ ruộng đất, góp vốn phát triển vùng sản xuất hàng hóa, áp dụng cơ giới hóa và sử dụng có hiệu quả công suất của máy móc, thiết bị, giảm thiểu hao mòn vô hình máy móc, thiết bị.
  • Hình thành và phát triển các tổ, đội hợp tác cơ giới hóa nhằm khai thác hiệu quả máy móc thiết bị, đồng thời thuận tiện trong quá trình vay vốn, xin hỗ trợ trong việc mua sắm máy móc thiết bị.
  • Hợp tác giữa nông dân với ngân hàng và cơ sở bán phụ tùng, máy móc thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp.
  • Khuyến khích hình thành các hợp tác xã, tổ hợp tác dịch vụ cơ khí nông nghiệp (bao gồm: Làm đất, chăm sóc, thu hoạch, sửa chữa, cung cấp phụ tùng thay thế,…).
  • Đối tượng được hưởng ưu đãi của đề án: người dân, các hợp tác xã, tổ hợp tác sản xuất, dịch vụ.

 

Để lại một bình luận