Có 10 bước giúp bạn vươn tới cái đích “được tin cậy”.
Lắng nghe: Để thực sự lắng nghe, đặt quan điểm của bạn và phán đoán cá nhân của bạn sang một bên. Lắng nghe quan điểm của người nói và xem điều gì quan trọng với họ. Luôn mở các cơ hội mà người nói đưa ra. Lắng nghe đòi hỏi phải nghe, tiếp nhận và hiểu bằng cả lí trí và tình cảm. Lắng nghe tốt nghĩa là thể hiện sự tôn trọng và đánh giá cao những người khác.
Truyền đạt cởi mở, trực tiếp và đầy đủ. Hãy rõ ràng và chính xác trong việc đưa ra thông tin cũng như trong việc diễn tả suy nghĩ, quan điểm và cảm xúc của bạn. Che giấu sẽ chỉ dẫn đến sự nghi ngờ mà thôi. Thường xuyên thảo luận hai chiều cũng như hay tiếp xúc với mọi người sẽ khiến người khác cảm thấy bạn dễ gần và hay quan tâm đến họ.
Tôn trọng những người khác: Thể hiện sự chu đáo và tôn trọng mọi người trong tổ chức. Thừa nhận mỗi người vì giá trị và đóng góp riêng của họ. Tôn trọng mọi người, không tính đến vị trí của họ trong tổ chức cao hay thấp. Điều này sẽ động viên họ làm việc tốt nhất.
Duy trì sự bảo mật: Có lẽ thứ phá hoại sự tin cậy phổ biến nhất chính là hay tiết lộ thông tin mật. Giữ kín những thông tin làm ăn và thông tin cá nhân. Việc ngồi lê đôi mách sẽ chỉ làm hủy hoại các mối quan hệ và việc làm ăn mà thôi.
Duy trì sự chính trực: Sự thật có thể làm người khác tổn thương nhưng hậu quả lâu dài của sự thiếu trung thực không chỉ làm mất sự tin cậy của những người khác mà cả sự tin cậy của chính mình. Khi bạn không trung thực, bạn sẽ không tin bạn có thể kiểm soát được hậu quả của hành động của mình. Trở thành một hình mẫu về sự chính trực, luôn để suy nghĩ, lời nói và hành động của bạn phải nhất quán với nhau.
Giữ lời: Chỉ hứa những điều bạn biết chắc là bạn có thể giữ lời. Khi hoàn cảnh không cho phép bạn giữ đúng lời hứa, hãy cho người khác biết bằng thái độ trực tiếp và kịp thời. Khi bạn để ai đó thất vọng, rất khó để lấy lại sự tin tưởng và trung thành của họ dành cho bạn.
Đáng tin cậy: Mọi người muốn biết rằng họ có thể tin tưởng ai đó. Những điều không dự đoán và thiếu nhất quán sẽ làm người khác căng thẳng và có những phán đoán không cần thiết.
Có trách nhiệm: Chịu trách nhiệm cho các rắc rối hoặc thất bại. Việc đổ lỗi cho người khác chỉ tạo ra cảm giác sợ hãi và giảm những thông tin cần thiết. Tìm cách tiếp cận chủ động với các vấn đề thì vấn đề sẽ càng được giải quyết sớm.
Trao quyền: Giao dự án và trách nhiệm mà không có quyền lợi thích hợp, chẳng hạn quyền đựơc ra quyết định, thì điều này sẽ phát ra một thông điệp là người đó chưa được tin cậy hoặc không được xem là có khả năng giải quyết vấn đề. Xây dựng sự tự tin cho chính bạn và cho những người khác bằng việc ủy thác dần dần quyền lợi và hỗ trợ cũng như cung cấp các nguồn lực cần thiết để đảm bảo thành công.
Đánh giá cao những người dám mạo hiểm: Gạt sự sợ hãi khỏi tổ chức và tạo ra nhóm được động viên bằng việc khen thưởng cho những người mạo hiểm và có nhiều sáng kiến. Khoan dung cho các sai lầm và xem chúng như những cơ hội để học hỏi. Thường xuyên khích lệ để họ có thêm sự tự tin.