Home / Phát triển doanh nghiệp / Tin tức / Doanh nghiệp vừa và nhỏ là kênh đầu tư hấp dẫn hậu Covid-19

Doanh nghiệp vừa và nhỏ là kênh đầu tư hấp dẫn hậu Covid-19

Một khảo sát đối với 200 nhà đầu tư cho thấy, 58,5% các nhà đầu tư nhận định rằng tài trợ vốn cho doanh nghiệp vừa và nhỏ qua các nền tảng fintech là một kênh đầu tư hấp dẫn trong môi trường kinh tế đầy thách thức hiện nay đại dịch Covid-19.

Kết quả khảo sát Nhà đầu tư 2020 được đưa ra dựa trên bài trắc nghiệm dành cho 200 nhà đầu tư tại Việt Nam đã được Validus công bố ngày 20/11. Kết quả khảo sát cho thấy sự đồng nhất với xu hướng trong khu vực và toàn cầu, cho thấy fintech sẽ trở thành một kênh tài chính mới và dần dần sẽ thay thế cho các mô hình tài chính hiện tại, nhất là đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME).

VGP News :. | Đón làn sóng đầu tư mới bằng hạ tầng, nguồn nhân lực chất  lượng | BÁO ĐIỆN TỬ CHÍNH PHỦ NƯỚC CHXHCN VIỆT NAM
Ông Swaroop Shah – Giám đốc điều hành của Validus Việt Nam giải thích sự quan tâm đầu tư đối với các SME xuất phát từ khả năng kiểm soát đại dịch và khả năng phục hồi kinh tế ổn định và mạnh mẽ của Việt Nam. Do đó, các nhà đầu tư tìm kiếm những cơ hội đầu tư mới có khả năng thu lợi nhuận tốt và cởi mở hơn với các kênh đầu tư mới thay thế như fintech. Với những nỗ lực số hóa của Việt Nam trong thời gian gần đây nhằm đẩy nhanh sự phục hồi kinh tế của đất nước, chắc chắn các nhà đầu tư sẽ dần tự tin hơn vào việc sử dụng và trải nghiệm các kênh đầu tư mới áp dụng công nghệ kỹ thuật số.55% các nhà đầu tư tham gia cuộc khảo sát cho biết đại dịch Covid-19 đã khiến họ phải thay đổi chiến lược đầu tư trong ngắn hạn và dài hạn. 79,5% các nhà đầu tư muốn tìm kiếm cơ hội đầu tư ở các SME vì muốn đa dạng hóa danh mục đầu tư, giảm thiểu rủi ro và 61% cho rằng các khoản đầu tư thay thế có thể mang lại lợi nhuận tốt hơn cho họ so với các kênh đầu tư truyền thống như cổ phiếu và bất động sản.

Bên cạnh tìm kiếm các nhà đầu tư, các doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện nay cũng có thể tiếp cận dễ dàng với các nguồn tài chính thay thế như các nguồn tài chính tín chấp thông qua các ứng dụng tài chính trong bối cảnh môi trường cho vay truyền thống thông qua ngân hàng ngày càng bị thắt chặt bởi điều kiện kinh tế hiện tại.

Theo tính toán, nền kinh tế số hóa của của Việt Nam đang tiếp tục tăng trưởng với hai con số, dự kiến đạt 52 tỉ USD vào năm 2025, và các ứng dụng tài chính tại Việt Nam đang chứng kiến tốc độ tăng trưởng người dùng hoạt động hàng tháng mạnh mẽ tới 73% – cao nhất trong khu vực. Với nhu cầu tài chính của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tăng mạnh, thị trường cho vay ngang hàng của Việt Nam dự báo sẽ đạt 7,8 tỉ USD trong năm nay. nay. Sự tăng trưởng mạnh mẽ này khẳng định nhu cầu của các nhà đầu tư trong việc tìm kiếm những nền tảng cho vay đáng tin cậy dựa trên lòng tin, ngay cả khi luật điều chỉnh tại Việt Nam hiện đang ở giai đoạn thí điểm.

Thu Thủy

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *