Dự án đầu tư trại gà thả vườn
I. GIỚI THIỆU CHỦ ĐẦU TƯ VÀ DỰ ÁN
I.1. Giới thiệu về chủ đầu tư.
- Chủ đầu tư: Công ty TNHH xây dựng thương mại Cát Minh.
- Giấy phép kinh doanh: 0304498556
- Đăng ký lần đầu: 27 tháng 07 năm 2006
- Đăng kí thay đổi lần thứ 7: ngày 14 tháng 10 năm 2014
- Đại diện pháp luật: Phạm Thanh Thảo
- Chức vụ: Giám đốc
- Địa chỉ trụ sở: 80/59/41 Dương Quảng Hàm, Phường 5, Quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.
I.2. Mô tả sơ bộ thông tin dự án.
- Tên dự án: Trại Gà Thả Vườn Xã Thô
- Địa điểm xây dựng: Xã Hàm Trí, Hàm Thuận Bắc, Bình Thuận
- Diện tích xây dựng: 45.5 ha
- Quy mô đầu tư: Trang trại gà thả vườn 100.000 con/lứa
- Mục tiêu chung: Xây dựng mô hình chăn nuôi gà thả vườn quy mô lớn theo hướng trang trại tập trung chuỗi giá trị; xây dựng tiêu chuẩn, thương hiệu, xúc tiến phát triển thị trường cho thương hiệu trứng gà Bình Thuận góp phần phát triển kinh tế xã hội.
- Mục đích đầu tư:
+ Tạo việc làm và nâng cao mức sống cho lao động địa phương;
+ Chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp, góp phần phát triển kinh tế xã hội địa phương;
+ Đóng góp cho thu ngân sách một khoản từ lợi nhuận kinh doanh
- Hình thức đầu tư: Đầu tư xây dựng mới
- Hình thức quản lý: Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án thông qua ban Quản lý dự án.
- Thời gian hoạt động của dự án là 10 năm, từ tháng 1 năm 2017 dự án sẽ đi vào hoạt động
- Sản phẩm từ dự án: gà thịt và phân bón.
II. BỐI CẢNH VÀ CĂN CỨ CỦA DỰ ÁN
II.1. Căn cứ xác định sự cần thiết và tính cấp thiết của dự án.
Gia cầm là loài cho sản phẩm thịt làm thực phẩm cho con người phổ biến nhất trên thế giới, chiếm khoảng 30% sản phẩm thịt trên toàn thế giới, đặc biệt là thịt gà.
Chăn nuôi gà ở Việt Nam phát triển mạnh trong những năm qua. Xu hướng chăn nuôi với quy mô lớn, đảm bảo an toàn dịch bệnh ngày càng phát triển trong khi chăn nuôi nhỏ lẻ giảm dần. Tuy nhiên, ngành này đang phải đối mặt sự cạnh tranh vô cùng khốc liệt với thịt gà nhập khẩu.
Xu hướng chọn thịt gà để cung cấp đạm động vật cho bữa ăn hàng ngày vì nhiều dưỡng chất, giá thành rẻ, tiết kiệm được nguồn thức ăn chăn nuôi, nguồn nước, đồng thời giảm tác động tiêu cực đến môi trường đã mở ra một thị trường đầy tiềm năng. Thêm vào đó, lợi nhuận từ chăn nuôi gà những năm qua đã hấp dẫn nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước, dẫn đến đường đua ngày càng khốc liệt hơn.
Ở góc độ người chăn nuôi, để tồn tại và phát triển cần giảm thấp giá thành, đầu tư theo hướng sản xuất mô hình trang trại chăn nuôi quy mô lớn, áp dụng khoa học công nghệ trong lựa chọn con giống chất lượng cao, kiểm soát dịch bệnh, quản lý theo phương thức hiện đại hoặc mô hình liên kết trong sản xuất như mô hình chăn nuôi gia công, hợp tác xã và các chuỗi sản xuất khép kín. Nếu có thể, tự sản xuất thức ăn chăn nuôi. Đây chính là cách mà các doanh nghiệp đứng đầu ngành gia cầm thế giới đã làm.
II.2. Địa điểm thực hiện dự án
Bình Thuận là một tỉnh duyên hải Nam Trung bộ, liền kề với vùng kinh tế trọng điểm phía nam. Diện tích tự nhiên 7.830 km2, dân số khoảng 1,165 triệu người. Phía Bắc và Đông Bắc giáp Ninh Thuận, phía Tây Bắc giáp Lâm Đồng, phía Tây giáp Đồng Nai và phía Tây Nam giáp Bà Rịa – Vũng Tàu. Tỉnh có 10 đơn vị hành chính bao gồm: 1 thành phố, 1 thị xã và 8 huyện. Thành phố Phan Thiết là trung tâm văn hoá – chính trị – kinh tế – xã hội của tỉnh Bình Thuận.
Bình Thuận có vị trí thuận lợi để phát triển kinh tế, cách Thành phố Hồ Chí Minh 200 km, cách Bà Rịa Vũng Tàu 120 km, có Quốc lộ 1A, Quốc lộ 55, Quốc lộ 28, đường sắt Bắc – Nam đi qua.
Thiên nhiên đã ưu đãi cho Bình Thuận nguồn tài nguyên tương đối phong phú và đa dạng để phát triển ngành kinh tế biển, nông lâm nghiệp, công nghiệp chế biến, khai thác và đặc biệt là dịch vụ du lịch.
Kết cấu hạ tầng kinh tế – kỹ thuật đã được cải thiện đáng kể, cụ thể: hệ thống giao thông đã được cải tạo đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, nguồn cung cấp điện được bảo đảm từ lưới điện quốc gia, hệ thống cấp nước đã được cải tạo, mở rộng cung cấp đủ nước cho đô thị, khu du lịch, khu công nghiệp, hệ thống thông tin liên lạc thường xuyên được nâng cấp, mở rộng và hiện đại hoá.
Những năm gần đây tỉnh Bình Thuận cũng đã thu hút nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước đến đầu tư kinh doanh, đạt hiệu quả cao, góp phần làm cho nền kinh tế của tỉnh ngày càng sôi động. Để không ngừng phát triển, tỉnh Bình Thuận luôn xác định phải xây dựng một môi trường đầu tư – kinh doanh thực sự hấp dẫn, có sức cạnh tranh, đồng thời cần phải chuẩn bị tốt và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhanh chóng cải thiện hệ thống kết cấu hạ tầng, thực hiện tốt chính sách thu hút đầu tư, thông thoáng, minh bạch và bảo đảm tính nhất quán. Vì vậy mô hình chăn nuôi gà tập trung tận dụng những tiềm năng của tỉnh, phù hợp với những điều kiện kinh tế xã hội và đinh hướng, quy hoạch phát triển của tỉnh.
II.3. Kết luận về sự cần thiết đầu tư.
Trước khi quyết định đầu tư chủ đầu tư đã tiến hành đánh giá tính khả thi về kinh tế, xã hội của dự án căn cứ vào những tiềm năng và lợi thế sẵn có, cũng như nhu cầu thị trường. Dưới đây là các cơ sở chính để hình thành dự án đầu tư:
– Thịt gà là thực phẩm gia súc phổ biến trên thế giới, là một trong những loại thịt được con người sử dụng nhiều nhất, cùng với thịt lợn và thịt bò.
– Nhu cầu tiêu thụ thịt gà ngày càng tăng, giá thịt gà, trứng gà cũng như giá con giống đang tăng lên nhanh chóng.
– Chủ đầu tư có đủ kinh nghiệm và kĩ thuật để thực hiện dự án.
– Dự án đem lại hiệu quả kinh tế cao cho chủ đầu tư, góp phần giải quyết việc làm cho người dân và đóng góp đáng kể vào ngân sách nhà nước.
Với niềm tin sản phẩm do chúng tôi tạo ra sẽ được người tiêu dùng trong nước ưa chuộng, với niềm tự hào sẽ góp phần tăng giá trị tổng sản phẩm nông nghiệp, tăng thu nhập và nâng cao đời sống của nhân dân và tạo việc làm cho lao động tại địa phương, chúng tôi tin rằng dự án đầu tư này là sự đầu tư cần thiết trong giai đoạn hiện nay.
III. QUY MÔ DỰ ÁN – TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN
III.1. Quy mô dự án
Dự án được đầu tư trang trại bao gồm chuồng trại quy mô 100.000 con/ lứa và bãi chăn trồng cỏ làm thức ăn cho gà.
III.2. Các hạng mục công trìn
III.3. Tiến độ thực hiện dự án
III.3.1. Thời gian thực hiện
Dự án Trại gà thả vườn Xã Thô được thực hiện trong thời gian 10 năm từ tháng 9 năm 2016 dự án tiến hành xây dựng và hoạt động thử nghiệm đến năm 2017 chính thức đi vào hoạt động ổn định.
III.3.2. Công việc cụ thể
– Điều tra thị trường.
– Khảo sát mô hình các trang trại điển hình.
– Nghiên cứu, kiểm tra nguồn nước.
– Tìm hiểu nguồn giống.
– Đánh giá chất lượng đất.
– Điều tra về điều kiện tự nhiên.
– Lập báo cáo nghiên cứu khả thi và báo cáo đầu tư.
– Trình hồ sơ xin chấp thuận đầu tư.
– Khảo sát mặt bằng lập phương án quy hoạch.
– Khảo sát hạ tầng kỹ thuật (điện, nước).
– Đề xuất các chính sách ưu đãi cho dự án.
– Nhận quyết định phê duyệt của Tỉnh.
– Nhận bàn giao mặt bằng.
– Bàn giao mốc giới.
– Đánh giá tác động môi trường.
– Đánh giá khả năng cách ly khu chăn nuôi đảm bảo bò không nằm trong vùng dịch bệnh.
– Quy hoạch xây dựng.
– San lấp mặt bằng.
– Cải tạo đất.
– Khởi công xây dựng.
+ Xây dựng chuồng trại: Đấu giá thiết bị, công nghệ; Đào tạo Cán bộ quản lý, kỹ thuật, công nhân; Nhập, lắp đặt thiết bị;
– Cập nhật, cải tiến chuồng trại theo mô hình công nghệ cao …
IV.TỔNG MỨC ĐẦU TƯ VÀ NGUỒN VỐN THỰC HIỆN DỰ ÁN
IV.1. Tổng mức đầu tư
Tổng mức đầu tư của dự án là 14,579,419,000 đồng bao gồm: Chi phí xây dựng và lắp đặt, Chi phí máy móc thiết bị; Chi phí quản lý dự án; Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng; Dự phòng phí và các khoản chi phí khác.
ĐVT: 1000 đồng
IV.2. Nguồn vốn đầu tư của dự án
Với tổng mức đầu tư 14,579,419,000 đồng. Trong đó vốn chủ sở hữu chiếm 31% tương đương 4,579,419,000 đồng. Ngoài ra công ty dự định vay 69% trên giá trị tổng mức đầu tư, tức tổng số tiền cần vay là 10,000,000,000 đồng. Nguồn vốn vay này dự kiến vay trong thời gian 5 năm 4 tháng với lãi suất 10%/năm. Thời gian ân hạn trả vốn gốc là thời gian xây dựng và thời gian trả nợ là 5 năm. Phương thức trả nợ: trả nợ gốc đều hàng năm và lãi vay phát sinh tính theo dư nợ đầu kỳ.
V.HIỆU QUẢ KINH TẾ – TÀI CHÍNH CỦA DỰ ÁN
V.1. Báo cáo thu nhập của dự án.
V.2. Các chỉ tiêu tài chính
Vòng đời hoạt động của dự án là 10 năm không tính năm xây dựng
Dòng tiền thu vào bao gồm: tổng doanh thu hằng năm; nguồn thu từ vốn vay ngân hàng; giá trị tài sản thanh lí con giống, thay đổi khoản phải thu.
Dòng tiền chi ra gồm: các khoản chi đầu tư ban đầu như xây lắp,mua sắm MMTB; chi phí hoạt động hằng năm (không bao gồm chi phí khấu hao); chênh lệch khoản phải trả và chênh lệch quỹ mặt, tiền thuế nộp cho ngân sách Nhà Nước.
Dựa vào kết quả ngân lưu vào và ngân lưu ra, ta tính được các chỉ số tài chính, và kết quả cho thấy:
Hiện giá thu nhập thuần của dự án là :NPV = 28,935,834 ,000 đồng >0
Suất sinh lợi nội tại là: IRR = 48.7% >> WACC
Thời gian hoàn vốn tính là 3 năm 7 tháng, tuy nhiên thời gian trên bao gồm cả năm xây dựng.
⇒ Dự án có suất sinh lợi nội bộ và hiệu quả đầu tư khá cao.
Qua quá trình hoạch định, phân tích và tính toán các chỉ số tài chính trên cho thấy dự án mang lại lợi nhuận cao cho chủ đầu tư, suất sinh lời nội bộ cũng cao hơn sự kỳ vọng của nhà đầu tư, và khả năng thu hồi vốn nhanh.
V.3. Đánh giá hiệu quả kinh tế – xã hội.
Dự án “Trại gà thả vườn Xã Thô” có nhiều tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế xã hội. Đóng góp vào sự phát triển và tăng trưởng của nền kinh tế quốc dân nói chung và của khu vực nói riêng. Nhà nước và địa phương có nguồn thu ngân sách từ Thuế GTGT, Thuế Thu nhập doanh nghiệp. Tạo ra công ăn việc làm cho người lao động và thu nhập cho chủ đầu tư.
VI.KẾT LUẬN
Việc thực hiện đầu tư “Trại gà thả vườn Xã Thô” sẽ góp phần đáng kể trong việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp, tạo việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống người dân địa phương. Bên cạnh đó, chăn nuôi gà cũng đã cung ứng nguồn nguyên liệu thịt quan trọng, đáp ứng yêu cầu thị trường tỉnh Bình Thuận và các tỉnh lân cận.
Chúng tôi khẳng “Trại gà thả vườn Xã Thô” đáp ứng được nhu cầu và lợi ích kinh tế – xã hội. Riêng về mặt tài chính được đánh giá rất khả thi thông qua kế hoạch vay vốn sử dụng vốn, chi phí đầu tư, chi phí hoạt động và nguồn doanh thu có căn cứ dựa vào phân tích điều kiện kinh tế tình hình thị trường trong nước.