DỰ ÁN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO
LÝ DO GỌI VỐN ĐẦU TƯ:
Thời gian gần đây, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm đang trở thành vấn đề nhức nhối, ảnh hưởng xấu đến tâm lý, sức khỏe của người tiêu dùng và đặc biệt là ảnh hưởng đến uy tín của các nhà sản xuất nông nghiệp chân chính. Hãy cùng chúng tôi xây dựng một nền nông nghiệp sạch bền vững tại Việt Nam. Gọi vốn đầu tư
I. Giới thiệu dự án:
Dự án của chúng tôi góp phần nâng cao chất lượng, sản lượng và giá trị thương hiệu cho nông sản sạch của Việt Nam. Sản phẩm của dự án bao gồm:
1. Hệ thống hỗ trợ sản xuất nông nghiệp sạch theo mô hình Internet of Things:
Hệ thống này được triển khai tại nông trại của nhà sản xuất. Nhà sản xuất có thể sống tại khu vực nông thôn hoặc ở thành thị nhưng thuê một khu đất ở nông thôn để sản xuất nông nghiệp sạch. Hệ thống này cho phép ghi lại nhật ký quá trình sản xuất. Hệ thống này bao gồm:
– Mạng lưới các nút cảm biến để giám sát các thông số kỹ thuật trong suốt chu kỳ sản xuất. Tùy theo mục đích và yêu cầu, các nút cảm biến có thể được tích hợp nhiều loại cảm biến khác nhau để theo dõi các thông số kỹ thuật trong quá trình sản xuất như độ PH, EC, nồng độ oxy hòa tan trong ao hồ nuôi trồng thủy sản, nhiệt độ, độ ẩm không khí và đất; bức xạ mặt trời; lượng mưa; áp suất khí quyển; đường kính thân hoặc trái; cảm biến đo độ pH, EC của dung dịch phân bón hòa tan; cảm biến đo hàm lượng nitrat còn tồn dư trong thực phẩm; camera quan sát giúp nhà sản xuất và người tiêu dùng có thể theo dõi được quá trình sản xuất và đóng gói thực phẩm theo quy chuẩn. Ngoài ra, các nút cảm biến được kết nối với hệ thống tưới tiêu trong nông trại để quản lý việc tưới tiêu dựa trên độ ẩm của đất giúp tiết kiệm nước tưới, điện năng và tăng năng suất cây trồng.
– Phần mềm giám sát và kiểm soát các thông số môi trường trong nông trại: Các thông số kỹ thuật trong suốt chu kỳ sản xuất được gửi đến một Website.
+ Thông qua website này nhà sản xuất có thể quản lý, giám sát nông trại từ xa qua mạng Internet. Ví dụ: Nhờ việc kết hợp các cảm biến như nhiệt độ, độ ẩm và ánh sáng để phát hiện, cảnh báo được các nguy cơ sương muối; giám sát và cảnh báo nồng độ oxy hòa tan trong ao hồ nuôi trồng thủy sản khi ở mức dưới ngưỡng cho phép; giám sát các điều kiện môi trường để phòng ngừa bệnh cho cây trồng/vật nuôi; giám sát và kiểm soát các điều kiện trong vườn ươm hoặc các loại cây trồng phụ thuộc nhiều vào điều kiện thời tiết như vườn nho hoặc các trái cây nhiệt đới.
+ Tất cả các thông tin về điều kiện sinh trưởng, phát triển của cây trồng/vật nuôi sẽ giúp cho nhà sản xuất nông nghiệp xác định được những điều kiện tối ưu cho cây trồng/vật nuôi bằng cách so sánh các số liệu thu hoạch trong chu kỳ sản xuất tốt nhất.
+ Ngoài ra, nhà sản xuất cũng có thể chỉ đạo quá trình sản xuất cho nhân viên qua mạng Internet một cách thoải mái tại nhà riêng của họ.
+ Thông qua Website, nhà phân phối và người tiêu dùng cũng có thể giám sát quy trình sản xuất, các điều kiện môi trường trong quá trình sản xuất, truy tìm nguồn gốc quy trình sản xuất lô sản phẩm và phát hiện được thực phẩm đã hết hạn.
2. Hệ thống hỗ trợ quá trình phân phối sản phẩm nông nghiệp sạch:
Sau khi đã được đóng gói và sẵn sàng cho việc vận chuyển, sản phẩm nông nghiệp có thể bị hư hỏng trong quá trình vận chuyển và lưu kho. Các công nghệ được tích hợp trong thiết bị phần cứng (các cảm biến, GPS, đồng hồ thời gian thực…) sẽ giúp nhà sản xuất, nhà phân phối, công ty vận tải có thể kiểm soát trong thời gian thực các điều kiện hàng hóa ở đâu và khi nào. Thiết bị phần cứng có thể phát hiện các điều kiện môi trường trong quá trình vận chuyển như nhiệt độ cao, môi trường ẩm ướt, hoặc liệu Container có bị mở trái phép hay không?… Thiết bị phần cứng sẽ gửi dữ liệu về Website thông qua mạng GPRS/3G.
3. Kênh kết nối cung cầu phục vụ cho việc phát triển nền nông nghiệp sạch bền vững tại Việt Nam:
Kênh kết nối cung cầu là nơi quảng bá, tìm kiếm, mua bán các sản phẩm/dịch vụ giữa các bên có liên quan trong chuỗi sản xuất các sản phẩm nông nghiệp sạch tại Việt Nam. Các đối tượng tham gia vào kênh kết nối này bao gồm: Các nhà sản xuất nông nghiệp sạch; các nhà phân phối sản phẩm nông nghiệp sạch (chuỗi các siêu thị); người tiêu dùng các sản phẩm nông nghiệp sạch (người dân, nhà hàng, khách sạn…); các công ty vận tải; các cơ quan kiểm định chất lượng nông nghiệp sạch; các nhà sản xuất giống cây trồng/vật nuôi; các nhà cung cấp vật tư nông nghiệp (phân bón, thuốc trừ sâu, máy móc nông nghiệp…); các chuyên gia nông nghiệp. Kênh kết nối này sẽ phục vụ đắc lực cho việc phát triển nền nông nghiệp sạch bền vững tại Việt Nam. Lợi ích của các bên khi tham gia kênh kết nối này bao gồm:
– Nhà sản xuất nông nghiệp sạch sẽ quảng bá được các sản phẩm nông nghiệp đến khách hàng, tìm kiếm được giống cây trồng/vật nuôi phù hợp cho năng suất cao, tìm mua được các thiết bị vật tư nông nghiệp, tìm kiếm và tham khảo ý kiến chuyên gia nông nghiệp trong quá trình sản xuất, đăng ký kiểm định quy trình sản xuất với các cơ quan chức năng.
– Khách hàng có thể tìm mua được các sản phẩm nông nghiệp sạch có nguồn gốc rõ ràng và được kiểm định chất lượng bởi các cơ quan chức năng.
– Các bên còn lại khi tham gia kênh kết nối có thể cung ứng các sản phẩm/dịch vụ phụ trợ phục vụ cho chuỗi cung ứng các sản phẩm nông nghiệp sạch ra thị trường như dịch vụ vận tải, dịch vụ chuẩn đoán và điều trị bệnh cho cây trồng/vật nuôi, dịch vụ kiểm định quy trình sản xuất nông nghiệp sạch, các thiết bị máy móc, phân bón phục vụ cho sản xuất nông nghiệp sạch, giống cây trồng/vật nuôi mới…
II. Quá trình hình thành dự án:
– 6/2015: Nhóm bắt đầu nghiên cứu và đề xuất giải pháp cho hệ thống hỗ trợ sản xuất nông nghiệp sạch theo mô hình Internet of Things và hệ thống hỗ trợ quá trình phân phối sản phẩm nông nghiệp sạch.
– 6/2016: Bộ sản phẩm mẫu đầu tiên của dự án đã được hoàn thiện.
– 7/2016: Sản phẩm của dự án được triển khai thử nghiệm tại khu vực nhà kính, Trường ĐH Công nghệ thông tin và Truyền thông Thái Nguyên. Gọi vốn đầu tư
– 11/2016: Sản phẩm của dự án được trình diễn và giới thiệu tại Triển lãm công nghệ và kết nối Techdemo 2016 do Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên phối hợp với Bộ Khoa học Công nghệ tổ chức.
– 12/2016: Sản phẩm của dự án lọt vào top 10 sản phẩm xuất sắc nhất tại vòng chung kết cuộc thi thiết kế vi điều khiển do công ty Texas Instruments tổ chức tháng 12/2016 tại Trường ĐH Bách Khoa Thành phố Hồ Chí Minh.
– 1/2017: Nhóm xây dựng bộ nhận dạng thương hiệu cho sản phẩm.
– 2/2017: Nhóm bắt đầu xây dựng kênh kết nối cung cầu nhằm kết nối các bên tham gia trong chuỗi cung ứng các sản phẩm nông nghiệp sạch.
– 4/2017: Sản phẩm của dự án được triển khai tại khu vực nuôi trồng thủy sản của gia đình ông Phạm Quốc Thịnh, TP Sông Công, Thái Nguyên.
– 5/2017: Hoàn thành kênh kết nối cung cầu phiên bản thử nghiệm đầu tiên. Gọi vốn đầu tư
III. Dự định tiếp theo của dự án:
– 8/2017: Hoàn tất thủ tục thành lập doanh nghiệp. Gọi vốn đầu tư
– 9/2017: Thuyết phục các bên có liên quan trong chuỗi cung ứng sản phẩm nông nghiệp sạch tham gia vào kênh kết nối cung cầu. Miễn phí cho khách hàng 3 tháng sử dụng đầu tiên và tiếp nhận thêm ý kiến phản hồi của khách hàng. Gọi vốn đầu tư
– 11/2017: Bán các sản phẩm hỗ trợ quá trình sản xuất, vận chuyển nông nghiệp sạch cho các khách hàng tiềm năng đang tham gia kênh kết nối cung cầu.
– 1/2018: Bắt đầu thu phí khách hàng khi đăng tin quảng bá sản phẩm trên kênh kết nối cung cầu.
IV. Tỉ lệ sử dụng vốn huy động:
– Giai đoạn 1: Hoàn thiện ứng dụng
Từ 8/2017 – 12/2017: Cần sử dụng 600 triệu cho nhân sự để hoàn thiện các tính năng của kênh kết nối cung cầu, cần sử dụng 300 triệu cho đầu tư sản xuất thiết bị phần cứng.
– Giai đoạn 2: Triển khai ứng dụng
Cần sử dụng 100 triệu cho marketing sản phẩm. Gọi