Dự án Phát triển hệ sinh thái nông nghiệp thông minh nhằm nâng cao giá trị sản xuất – tỉnh Yên Bái

Dự án Phát triển hệ sinh thái nông nghiệp thông minh nhằm nâng cao giá trị sản xuất – tỉnh Yên Bái

I. Sự cần thiết xây dựng dự án.

Một trong những mô hình kinh tế được ưu tiên phát triển và đã đạt được thành tựu khá lớn ở nước ta đó là mô hình phát triển hệ sinh thái nông nghiệp thông minh, trong đó có hệ sinh thái rừng thông minh. Có thể nói đây là mô hình kinh tế mới ra đời và phát triển ở Việt Nam, tuy còn khá mới mẻ song việc áp dụng mô hình trồng rừng, chế biến khép kín và kết hợp trong chăn nuôi đã giúp nhiều gia đình, doanh nghiệp vươn lên làm giàu. Đồng thời với những mô hình hệ sinh thái thông minh như vậy sẽ góp phần làm giảm thiểu tối đa những vấn đề về việc ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi và bảo vệ sức khỏe của những người xung quanh, đồng thời hướng đến mục tiêu phát triển bền vững, thông minh.

Hiện nay cơ cấu sản xuất ở nước ta đang tiếp tục chuyển đổi nhanh theo hướng xây dựng những mô hình sản xuất với quy mô công nghiệp. Mô hình kinh tế với quy mô sản xuất tập trung mang tính hàng hóa đóng vai trò quan trọng góp phần thúc đẩy sự phát triển nông nghiệp, nông thôn. Rất nhiều địa phương của nước ta hiện nay đang áp dụng thành công những mô hình này và những mô hình này đang dần chứng tỏ sự hiệu quả kinh tế vượt trội trong lĩnh vực nông nghiệp.

Việc phát triển mô hình kinh tế trang trại theo mô hình sinh thái VAC-R là một hướng đi đúng, cần được đầu tư và khuyến khích nhiều hơn trong cả nước. Điểm lợi của mô hình trang trại khép kín này là người chăn nuôi có thể tận dụng triệt để nguồn nước, nguồn thức ăn, các loại chất thải để đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Vườn và chuồng, chuồng có mối quan hệ hỗ trợ rất mật thiết. Vườn cung cấp các loại thức ăn cho chăn nuôi, ngược lại chuồng cung cấp phân bón được chế biến từ chất thải gia súc, gia cầm cho cây trồng trong vườn. Ao cung cấp nước tưới và bùn làm tăng chất lượng đất cho cây trồng trong vườn, ngược lại nhiều loại cây trong vườn có thể làm nguồn thức ăn rất tốt cho cá trong ao.

Rất nhiều sản phẩm và nguyên liệu được lấy từ ao là nguồn thức ăn bổ sung có giá trị dinh dưỡng cao cho vật nuôi. Ban đầu người chăn nuôi lấy nước từ ao lên để rửa sạch và vệ sinh hệ thống chuồng trại chăn nuôi. Sau đó họ lại tiếp tụng tận dụng nước thải đó đã qua khâu xử lý đưa quay trở lại ao để trở thành nguồn dinh dưỡng tốt nhất, cần thiết cho sự phát triển cho cá trong ao.

Còn những chất thải của gia súc gia cầm sẽ tạo ra những lượng khí sinh học được dùng thay cho những loại chất đốt truyền thống, vì những loại chất đốt truyền thống thường gây ô nhiễm môi trường nên việc sử dụng những loại khí sinh học góp phần làm giảm ô nhiễm môi trường. Đồng thời chất thải của các loại khí này được dùng làm phân bón hữu cơ có giá trị dinh dưỡng cao cung cấp cho cây trồng. Mô hình VAC-R là mô hình tổng hợp khép kín vì người chăn nuôi biết tận dụng một cách hiệu quả và triệt để nhờ những gì có trong đó từ chất thải, thức ăn, khí đốt…

Từ những yếu tố trên, để tồn tại và phát triển một cách bền vững. Công ty Cổ phần Lâm nghiệp phối hợp với lập dự án Á Châu tiến hành nghiên cứu và lập dự án “Phát triển hệ sinh thái nông nghiệp thông minh nhằm nâng cao giá trị sản xuất ”.

II. Mục tiêu dự án.

Xây dựng, phát triển sản phẩm lâm nghiệp kết hợp sản xuất nông nghiệp (chăn nuôi, thuỷ sản, và trồng trọt) đảm bảo chất lượng cao hướng tới hoàn thiện chuỗi sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm rừng và chăn nuôi trồng trọt dưới tán. Phát triển hệ thống sản xuất với hệ sinh thái thông minh, bền vững, an toàn và thân thiện với môi trường.

  • Xây dựng chuỗi sản xuất khép kín, nâng cao hiệu quả kinh tế trong quá trình sản xuất.
  • Tạo ra các sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi kết hợp chất lượng cao theo tiêu chuẩn VietGAP.
  • Góp phần phát triển kinh tế của địa phương, đặc biệt là các dự án khép kín, sản xuất theo công nghệ hữu cơ, thân thiện với môi trường với hệ sinh thái thông minh – bền vững.

III. Quy mô đầu tư của dự án.

  1. Quan điểm sản xuất:
    • Kết hợp sản xuất dược liệu, được trồng dưới tán với đối tượng lựa chọn là cây Ba Kích.
    • Các sản phẩm cành, nhánh tỉa tán của cây rừng hàng năm sẽ được vận chuyển về nhà máy để chế biến thành viên nén xuất khẩu.
    • Bố trí quỹ đất nhất định để chăn nuôi gà, bò, dê theo tiêu chuẩn VietGAP để từ đó thu về lượng chất thải, là nguồn nguyên liệu để sản xuất phân hữu cơ. Từ đó nguồn phân sẽ được cung cấp ngược lại bón cho cây trồng.
    • Các sản phẩm gỗ khai thác dự án sẽ đầu tư xây dựng nhà máy chế biến gỗ thành phẩm. Đồng thời thu mua nguyên liệu gỗ từ rừng trồng của các hộ dân, tổ chức trên địa bàn để đáp ứng nhu cầu chế biến của nhà máy.
    • Nguồn dược liệu dưới tán sẽ được sơ chế tại chổ, nhằm đãm bảo chất lượng sản phẩm và nâng cao giá trị gia tăng.
  2. Quy mô sản xuất cụ thể:

Dự án tính toán và lựa chọn quy mô sản xuất từ quỹ đất hiện có và cân đối quy mô để tạo ra một hệ sinh thái thông minh, với tiêu chí phát triển hiệu quả về kinh tế và bền vững đối với hệ sinh thái, môi trường. Quy mô sản xuất, cụ thể như sau:

  • Trồng rừng tái tạo kết hợp dược liệu dưới tán:
  • Chăn nuôi kết hợp:
  • Chăn nuôi bò với quy mô đàn là: 200 con sinh sản.
  • Chăn nuôi dê: 500 con.
  • Nuôi gà thả vườn: 1.000 con thường xuyên.
    • Xây dựng xưởng sản xuất phân hữu cơ vi sinh: 15.000 tấn/năm.
    • Đầu tư xây dựng mới xưởng chế biến pellet (viên đốt) từ gỗ công suất 50.000 tấn/năm.

IV. Hiệu quả của dự án.

Dự án phát triển bền vững và mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nhà đầu tư. Các thông số tài chính mà lập dự án Á Châu phân tích cho thấy hiệu quả cao trong đầu tư.

Để lại một bình luận