Home / Thông tin dự án / Dự án đầu tư / Dự án trồng sầu riêng Musang King ứng dụng công nghệ cao tại Bà Rịa – Vũng Tàu.

Dự án trồng sầu riêng Musang King ứng dụng công nghệ cao tại Bà Rịa – Vũng Tàu.

Dự án trồng sầu riêng Musang King ứng dụng công nghệ cao tại Bà Rịa – Vũng Tàu.

I. Sự cần thiết xây dựng dự án.

Để ngành nông nghiệp Việt Nam phát triển tốt, sản phẩm đạt chất lượng cao và có khả năng cạnh tranh trên thị trường, một trong những nhiệm vụ quan trọng là phải đề ra chiến lược phát triển, ứng dụng khoa học công nghệ ở tất cả các khâu của quá trình sản xuất.

Việc sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao thực sự cần thiết, bởi nông nghiệp công nghệ cao giúp giải quyết được vấn đề môi trường sinh thái và đáp ứng được nhu cầu phát triển sản xuất trong cơ chế thị trường, hội nhập quốc tế.

Xây dựng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là bước đi cần thiết. Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của các ngành công nghiệp, nông nghiệp cũng đã có những bước tiến mới, có tính cạnh tranh cao cả về chất lượng và giá cả. Bên cạnh các nước tiên tiến như Israel, Mỹ, Anh, Phần Lan… và khu vực lãnh thổ ở Châu Á cũng đã chuyển nền nông nghiệp theo hướng sản xuất số lượng là chủ yếu sang nền nông nghiệp chất lượng, ứng dụng công nghệ sinh học, công nghệ tự động hoá, cơ giới hoá, tin học hoá… để tạo ra sản phẩm có chất lượng cao, an toàn, hiệu quả. Những mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đã được triển khai thành công tại Trung Quốc và Đài Loan. Trung Quốc hiện đã có khoảng 800 khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và trên 7.000 mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại các vùng sinh thái khác nhau. Những khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao này đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển nền nông nghiệp hiện đại của Trung Quốc: Tăng nhanh được năng suất cây trồng, vật nuôi và thủy sản; tạo được giống mới có mang gen kháng sâu bệnh; các giống mới có chất lượng cao và đồng nhất.

Sự xuất hiện của ngành nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao sẽ tạo ra môi trường thích hợp cho những sáng tạo khoa học, công nghệ và đào tạo nhân lực cho ngành sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, thuận tiện cho sự chuyển hóa tri thức thành sản xuất hàng hóa.

Thời gian qua, sản xuất nông nghiệp ở nước ta phát triển khá nhanh, với những thành tựu trong các lĩnh vực chọn tạo giống, kỹ thuật canh tác…, tạo ra khối lượng sản phẩm, hàng hoá đáng kể góp phần thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế quốc dân. Tuy nhiên, nền nông nghiệp của nước ta đa số vẫn còn manh mún, quy mô sản xuất nhỏ, phương thức và công cụ sản xuất lạc hậu, kỹ thuật áp dụng không đồng đều dẫn đến năng suất thấp, giá thành cao, chất lượng sản phẩm không ổn định, đặc biệt là vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm, dẫn đến khả năng cạnh tranh kém trên thị trường. Vì vậy, để thúc đẩy xây dựng một nền nông nghiệp tiên tiến, thu hẹp khoảng cách so với các nước phát triển, đặc biệt là trong xu thế hội nhập hiện nay, việc ứng dụng công nghệ cao là cần thiết, đóng vai trò làm đầu tàu, mở đường cho việc đưa nhanh tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp và chuyển đổi nền nông nghiệp truyền thống, thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng hiện đại hoá.

Nhận thức được tầm quan trọng của việc phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 176/QĐ-TTg, ngày 29/01/2010 về việc phê duyệt Đề án phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến năm 2020.

Đồng thời kết hợp với việc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đang kêu gọi các nhà đầu tư tham gia các dự án Nông Nghiệp Công Nghệ Cao. Công ty Chúng tôi tiến hành triển khai lập dự án “Trồng cây sầu riêng ứng dụng công nghệ cao tại huyện Châu Đức” trình các cơ quan ban ngành có liên quan, xem xét và phê duyệt chủ trương đầu tư của dự án.

II. Mục tiêu dự án.

  • Đầu tư xây dựng hoàn chỉnh đồng bộ hệ thống cơ sở vật chất để hình thành vùng trồng cây sầu riêng ứng dụng Công nghệ cao trong sản xuất nhằm tạo ra sản phẩm chất lượng cao phục vụ xuất khẩu, góp phần xây dựng thương hiệu nông nghiệp Việt Nam nói chung và tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu nói riêng.
  • Là mô hình kiểu mẫu, từ đó dự án có thể chuyển giao khoa học kỹ thuật cho người dân trên địa bàn, đồng thời là đầu mối giúp nông dân chứng nhận tiêu chuẩn GlobalGAP trong sản xuất và Công ty sẽ tiến hành ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm, tạo mối liên kết sản xuất với người dân trong vùng xây dựng chuỗi giá trị trong sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
  • Hình thành vùng sản xuất nông sản và thực phẩm sạch có thương hiệu và đầu ra ổn định, bền vững tạo niềm tin cho người tiêu dùng và thị trường xuất khẩu. Góp phần thực hiện thành công mục tiêu, định hướng phát triển nông nghiệp công nghệ cao của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu theo Đề án số 04/ĐA/TU của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu về Phát triển ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao đến năm 2020, tầm nhìn 2025.

III. Nhu cầu sử dụng đất thực hiện dự án là 40 ha.

IV. Tổng mức đầu tư và nguồn vốn thực hiện dự án.

STT Nội dung Thành tiền (1.000 đồng)
I Xây dựng 17.217.410
I.1 Khu chế biến – điều hành 3.123.750
1 Văn phòng và nhà điều hành 440.000
2 Nhà trực công nhân viên 270.000
3 Nhà bảo vệ, nhà để xe 30.000
4 Xưởng sơ chế đóng gói và dán nhãn 1.050.000
5 Kho thành phẩm 500.000
6 Giao thông, sân bãi nội bộ khu nhà máy 360.000
7 Cây xanh cảnh quan 189.550
8 Hàng rào bảo vệ khu nhà máy 284.200
I.2 Khu sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao 14.093.660
1 Sản xuất 11.093.660
Vườn trồng sầu riêng ứng dụng công nghệ cao (đã bao gồm hệ thống tưới và chi phí kiến thiết cơ bản vườn cây) 9.103.660
Giao thông nội đồng 1.890.000
Hồ chứa nước tưới 100.000
2 Các hạng mục phụ trợ 3.000.000
Hệ thống cấp điện tổng thể 500.000
Hệ thống công nghệ thông tin, liên lạc 150.000
Hệ thống cấp nước tổng thể khu nhà máy 400.000
Khu xử lý nước thải 1.500.000
Hệ thống thoát nước tổng thể khu nhà máy 450.000
II Thiết bị 2.568.380
1 Thiết bị văn phòng 60.000
2 Dây chuyền chế biến đóng gói, dán nhãn 2.458.380
Hệ thống dây chuyền rửa – khử trùng, đóng gói tự động 1.400.000
Máy hút chân không đóng gói 52.000
Máy ép túi băng tải 10.000
Bàn và ghế sơ chế 170.000
Dụng cụ sơ chế 9.380
Bồn rữa 125.000
Máy khử Ozon 50kg/h 330.000
Dàn phơi và quạt sấy khô 24.000
Quạt công nghiệp 6.000
Xe nâng hàng 16.000
Cân điện tử lớn 500 kg 20.000
Cân điện tử nhỏ 6 kg 20.000
Máy đóng gói màng co 6.000
Máy đóng thùng tự động 12.000
Pallet nhựa 140.000
Sọt nhựa 30.000
Máy lạnh làm mát và bảo quản 88.000
3 Dụng cụ kiểm tra vườn cầm tay các loại 50.000
III Chi phí quản lý dự án  540.510
IV Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng và chi khác 27.053.231
1 Chi phí lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi  100.876
2 Chi phí lập báo cáo nghiên cứu khả thi  176.533
3 Chi phí thiết kế bản vẽ thi công  502.898
4 Chi phí thẩm tra báo cáo nghiên cứu khả thi 34.237
5 Chi phí thẩm tra thiết kế xây dựng 30.011
6 Chi phí thẩm tra dự toán 29.075
7 Chi phí lập hồ sơ mời thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu thi công xây dựng 56.413
8 Chi phí lập hồ sơ mời thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu mua sắm vật tư, TB 7.217
9 Chi phí giám sát thi công xây dựng  417.530
10 Chi phí giám sát lắp đặt thiết bị 18.441
11 Chi phí tư vấn lập báo cáo đánh giá tác động môi trường  180.000
12 Chi phí cùng nhà nước tham gia giải phóng mặt bằng, đền bù – giải tỏa 24.000.000
13 Lãi vay trong giai đoạn XDCB 1.500.000
V Dự phòng phí 2.368.980
Tổng cộng 49.748.510

V. Các thông số phân tích tài chính của dự án.

Phân tích hiệu quả kinh tế của dự án được tính toán chi tiết và thể hiện trong phần mục lục kèm theo. Thông tin kết quả chỉ số tài chính của dự án như sau:

  1. Doanh thu: Khi dự án đi vào hoạt động ổn định thì hàng năm doanh thu đạt khoảng 45 tỷ đồng. Cho thấy doanh thu/đơn vị diện tích là tương đối khả quan phù hợp với dự án nông nghiệp công nghệ cao gắn liền với chế biến phục vụ xuất khẩu. Nhằm nâng cao chuỗi giá trị gia tăng cho sản phẩm.
  2. Khả năng hoàn vốn và thời gian hoàn vốn giản đơnTheo phân tích khả năng hoàn vốn giản đơn của dự án thì chỉ số hoàn vốn của dự án là 4,83 lần. Thời gian hoàn vốn của dự án là 8 năm 1 tháng kể từ ngày khởi động dự án
  3. Khả năng hoàn vốn và thời gian hoàn vốn có chiết khấuPIp = 2,30 lần, Tp = 9 năm 9 tháng tính từ ngày hoạt động
  4. Phân tích theo phương pháp hiện giá thuần (NPV)Theo bảng phụ lục tính toán NPV = 350.800.000 đồng > 0.
  5. Phân tích theo tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR)Theo phân tích được thể hiện trong bảng phân tích của phụ lục tính toán cho thấy IRR = 17,23% > 7,18% như vậy đây là chỉ số lý tưởng, chứng tỏ dự án có khả năng sinh lời.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *