Dự án xây dựng khu trồng mít kết hợp chế biến công nghệ cao
I. GIỚI THIỆU CHỦ ĐẦU TƯ VÀ DỰ ÁN
1.1. Chủ đầu tư
- Chủ đầu tư: CÔNG TY TNHH THỰC PHẨM QUỐC TẾ AN BÌNH.
- Mã số doanh nghiệp: ………………. do ……….. cấp ngày ………
- Đại diện pháp luật: …………………….. – Chức vụ: Giám đốc.
- Địa chỉ trụ sở: ……………………………………..
1.2. Mô tả sơ bộ thông tin dự án
- Tên dự án: Đầu tư xây dựng khu trồng mít kết hợp chế biến công nghệ cao An Bình.
- Địa điểm thực hiện dự án: tỉnh Bình Thuận.
- Hình thức quản lý: Chủ đầu tư trực tiếp đầu tư quản lý và khai thác dự án.
- Tổng mức đầu tư: 12.442.353.000 đồng. Trong đó:
+ Vốn tự có (tự huy động): 3.881.274.000 đồng.
+ Vốn vay tín dụng: 8.561.079.000 đồng.
- Hình thức đầu tư: Xây dựng mới
II. SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ DỰ ÁN
Nông nghiệp là một hoạt động sản xuất với lực lượng lao động chính là người nông dân và ứng dụng Khoa học công nghệ hiện đại được coi là giải pháp tốt nhất để tăng năng xuất lao động và tăng chất lượng sản phẩm. Vì vậy có thể khẳng định phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của một quốc gia là nhân tố quyết định tới thu nhập và đời sống của người nông dân, đồng thời sẽ làm tăng sức cạnh tranh của nông sản nước đó trên thị trường quốc tế.
Mục tiêu dự án:
- Các công nghệ được ứng dụng trong thực hiện dự án chủ yếu tập trung vào công nghệ cao, công nghệ tiên tiến so với mặt bằng công nghệ sản xuất nông nghiệp trong nước. Góp phần phát triển kinh tế của tỉnh nhà.
- Góp phần thúc đẩy nền nông nghiệp tỉnh nhà phát triển theo hướng công nghệ cao, mang tính hang hóa.
- Hình thành mô hình điểm trong sản xuất mít công nghệ cao, là nơi tham quan học hỏi cho những người dân trồng mít trong tỉnh tham quan học hỏi kinh nghiệm, tạo sức lan tỏa trong cộng đồng, góp phần đưa ngành nông nghiệp tỉnh nhà ngày càng phát triển.
III. ĐỊA ĐIỂM VÀ QUY MÔ DỰ ÁN
3.1. Địa điểm thực hiện dự án
Dự án “Đầu tư xây dựng khu trồng mít kết hợp chế biến công nghệ cao An Bình” được thực hiện tại tỉnh Bình Thuận.
Bình Thuận là tỉnh nằm ở cực nam của vùng Duyên hải Miền trung, là cửa ngõ thông thương với các tỉnh của vùng Đông Nam Bộ và Tây nguyên, trung tâm tỉnh (TP. Phan Thiết) cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 200 km. Từ vị trí địa lý nêu trên tạo những lợi thế trong tiếp nhận, sản xuất, tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao (NNUDCNC).
Do điều kiện về đất đai, nguồn nước, con người nên Bình Thuận có nhiều sản phẩm nông nghiệp đặc thù, chất lượng cao, tập trung như: thanh long, tôm giống, thuỷ đặc sản, là điều kiện rất thuận lợi để phát triển vùng sản xuất NNUDCNC.
3.2. Quy mô sản xuất của dự án
3.2.1. Đánh giá nhu cầu thị trường
- Thị trường trong nước: cơ hội về thị trường trong nước đối với các loại quả sản xuất tại vùng Nam bộ được xác định là có nhiều triển vọng. Song, để chiếm được lòng tin của người tiêu dùng theo hướng “người Việt Nam dùng hàng Việt Nam” thì cần phải tập trung nâng cao chất lượng, giảm chi phí và đáp ứng tốt nhất thị hiếu tiêu dùng.
- Thị trường xuất khẩu các loại quả sản xuất chế biến tại vùng Nam bộ: xuất khẩu trái cây tươi trên thế giới có xu hướng tăng, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt: 15,3 – 16,0 tỷ USD, tốc độ tăng bình quân 5,4%/năm. Cho thấy thị trường đầu ra của sản phẩm là tương đối thuận lợi. Đây là yếu tố vô cùng quan trọng góp phần vào sự thành công của dự án.
3.2.2. Quy mô đầu tư của dự án
- Khu trồng mít theo tiêu chuẩn VietGAP: 48 ha.
- Còn lại là nhà máy chế biến và các công trình phụ trợ, đáp ứng nhu cầu chế biến hàng năm khoảng 4.600 tấn mít sấy thành phẩm cung cấp cho thị trường.
IV.PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ
V. TỔNG VỐN ĐẦU TƯ – NGUỒN VỐN THỰC HIỆN VÀ HIỆU QUẢ CỦA DỰ ÁN
1.Tổng mức đầu tư của dự án
Bảng tổng mức đầu tư của dự án:
-
Nguồn vốn thực hiện dự án
-
Phương án vay:
+ Số tiền : 8.561.079.000 đồng.
+ Thời hạn : 10 năm (120 tháng).
+ Ân hạn : 1 năm.
+ Lãi suất, phí : khách hàng đề nghị được hưởng lãi suất 10%/năm.
+ Tài sản bảo đảm tín dụng: thế chấp toàn bộ tài sản hình thành từ vốn vay.
-
Kế hoạch hoàn trả vốn vay:
Kết thúc năm đầu tiên phải tiến hành trả nợ gốc thời gian trả nợ trong vòng 10 năm của dự án, trung bình mỗi năm trả 1,3 tỷ đồng. Theo phân tích khả năng trả nợ của phụ lục tính toán cho thấy, khả năng trả được nợ là rất cao. Trung bình dự án có khoảng 303% trả được nợ.
-
Hiệu quả tài chính của dự án
Dự kiến nguồn doanh thu của dự án, chủ yếu thu từ mít (mít sấy):
Theo bảng phụ lục tính toán NPV = 22.973.157.000 đồng. Như vậy chỉ trong vòng 20 năm của thời kỳ phân tích dự án, thu nhập đạt được sau khi trừ giá trị đầu tư qui về hiện giá thuần là: 22.973.157.000 đồng > 0 chứng tỏ dự án có hiệu quả cao.
Theo bảng phụ lục tính toán NPV = 22.973.157.000 đồng. Như vậy chỉ trong vòng 20 năm của thời kỳ phân tích dự án, thu nhập đạt được sau khi trừ giá trị đầu tư qui về hiện giá thuần là: 22.973.157.000 đồng > 0 chứng tỏ dự án có hiệu quả cao.
VI. KẾT LUẬN
Với kết quả phân tích như trên, cho thấy hiệu quả của dự án mang lại, đồng thời giải quyết việc làm cho người dân trong vùng. Cụ thể như sau:
+ Các chỉ tiêu tài chính của dự án như: NPV >0; IRR > tỷ suất chiết khấu,… cho thấy dự án có hiệu quả về mặt kinh tế.
+ Hàng năm đóng góp vào ngân sách địa phương trung bình khoảng 1– 2 tỷ đồng, thông qua nguồn thuế thu nhập từ hoạt động của dự án.
+ Hàng năm giải quyết việc làm cho khoảng từ 60 – 80 lao động của địa phương.
Góp phần “Phát huy tiềm năng, thế mạnh của địa phương; đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế theo cơ cấu: nông – lâm – thuỷ sản, thương mại, dịch vụ và công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, xây dựng tạo bước chuyển biến mạnh mẽ và phát triển kinh tế – xã hội. Thực hiện có hiệu quả Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững giai đoạn đến năm 2020.
Với tính khả thi của dự án, rất mong các cơ quan, ban ngành xem xét và hỗ trợ chúng tôi để chúng tôi có thể triển khai các bước theo đúng tiến độ và quy định. Để dự án sớm đi vào hoạt động.