Home / Phát triển cá nhân / Hội chứng ếch luộc, bạn đang chết từ từ mà không hề hay biết

Hội chứng ếch luộc, bạn đang chết từ từ mà không hề hay biết

Nếu thứ gì đó không gây chết người ngay khi tiếp xúc, chúng ta thường cho rằng nó không có gì đáng ngại. Chúng ta thiết lập liều lượng “an toàn” cho các chất độc khác nhau dù đó là trong thực phẩm, nước uống, các ô nhiễm môi trường hay trong cả vắc-xin nữa. Sau cùng, nếu lượng chất độc không đủ để phá hủy sức khỏe chúng ta trong vài phút, thì có nghĩa là sẽ không có vấn đề gì, phải vậy không? Nếu bạn đồng ý với quan điểm này, thì bạn sẽ dễ dàng trở thành một nạn nhân nữa của “hội chứng ếch luộc”.

Hội chứng ếch luộc là gì?

Khá đơn giản, nó dựa trên giả thuyết rằng nếu một con ếch được quẳng vào nước sôi, nó sẽ cố nhảy ra ngay lập tức, nhưng nếu bạn cho nó vào nồi nước lạnh và đun nóng lên từ từ, nó sẽ không nhận ra sự nguy hiểm và sẽ bị nấu đến chết.

Một số người cảm thấy rằng điều này không đúng nếu nhìn từ góc độ khoa học. Tuy nhiên, đã có những thí nghiệm chứng minh rằng khái niệm này rất đáng lưu tâm và cho thấy sự phức tạp về việc nó xảy ra như thế nào.

“Goltz đã tăng nhiệt độ nước từ 17.5 °C đến 56 °C trong 10 phút, tương đương 3.8 °C trong 1 phút, trong thí nghiệm của ông con ếch nhanh chóng cố gắng tìm cách để trốn thoát. Trong khi đó Heinzmann đã làm nóng những con ếch từ 21 °C to 37.5 °C trong 90 phút, mỗi phút tăng lên 0.2 °C. Một nguồn dữ liệu khác từ năm 1897 nói “trong một thí nghiệm nhiệt độ được tăng lên 0.002°C mỗi giây, và con ếch đã chết sau 2.5 giờ mà không có phản ứng gì.”

chu-ech-va-noi-nuoc

Năm 1888 William Thompson Sedwikch đã giải thích sự mâu thuẫn giữa các kết quả thí nghiệm thu được là do tốc độ tăng nhiệt khác nhau trong các thử nghiệm này:

“Sự thật là nếu nhiệt độ được tăng lên một cách từ từ, thì một con ếch bình thường sẽ không có phản ứng nào; nhưng nếu nhiệt độ tăng lên nhanh hơn, nhưng vẫn đủ để được gọi là tăng lên một cách từ từ, thì không có gì đảm bảo là con ếch sẽ ngồi yên trong bất kỳ hoàn cảnh nào.”

Cho dù tính khoa học của nó như thế nào, thì câu chuyện này cảnh tỉnh về tình trạng các vấn đề sức khỏe trong xã hội ngày nay. Từ từ, nhưng chắc chắn, chúng ta bị đầu độc từ nhiều phương diện một cách liên tục mỗi ngày. Tuy nhiên, nó rất từ từ nên có ít người hiểu được mức độ nguy hiểm thực sự. Chúng ta trở nên yên tâm với các liều lượng an toàn và tiêu chuẩn giới hạn mà các cơ quan chính phủ hay cơ quan chức năng cung cấp, và tin một cách sai lầm rằng chúng ta đang ở trong các giới hạn và như vậy sức khỏe của mình hoàn toàn không bị ảnh hưởng xấu gì.

Xin chào, chú ếch luộc!

Sự thật là hàng ngày chúng ta phải nạp vào cơ thể nhiều loại hóa chất từ thực phẩm, không khí, nước, các sản phẩm chăm sóc cơ thể, các đồ gia dụng, đồ nội thất, các công cụ, kết hợp với chế độ ăn nghèo nàn dinh dưỡng vì những thực phẩm “chết” do đã qua chế biến công nghiệp. Chúng ta kết thúc bằng một cái chết từ từ cho những tế bào trong cơ thể của mình. Điều này trực tiếp dẫn đến kết quả là sự lão hóa sớm, bệnh tật các loại và các hình thức tổn thương khác trên cơ thể.

Rồi một ngày nào đó, bạn phát hiện mình bị bệnh

Ung thư, viêm khớp, dị ứng, suy nhược tuyến giáp, đau cơ do xơ hóa, IBS (hội chứng ruột kích thích). Và hàng ngàn các thể loại bệnh khác nữa. Chúng như từ trên trời rơi xuống bạn vậy, hoặc dường như vậy. Bạn không hít phải sơn có nhiễm chì, không hút thuốc, không uống quá nhiều rượu bia cùng một lúc. Bạn đã không nhiễm độc tố nào quá ngưỡng an toàn, và đáng lý ra tất cả phải ổn chứ?

Nhưng, xin lỗi bạn, sự dối trá đã tàn phá sức khỏe của rất nhiều người 

Thực tế là cơ thể bạn bị ngấm độc một cách từ từ qua thực phẩm, không khí, nước và các sản phẩm chăm sóc cơ thể, cùng với sự thiếu hụt dinh dưỡng do các thực phẩm nghèo nàn dinh dưỡng, chúng đang dần dần phá hủy cơ thể bạn.  Đó chắc chắn không phải là một gia sản mà bạn muốn để lại. Đừng lờ đi khi nhiệt độ trong nồi nước bị tăng lên, bởi khi đó bạn đang tiến một bước gần hơn đến bệnh tật và một cái chết không được thông báo trước.

chu-ech-va-noi-nuoc-1

Nếu cứ đứng yên một chỗ, không sớm thì muộn bạn sẽ bị đào thải

Cuộc sống con người cũng thế. Chúng ta đã quen với những việc thường ngày đã xảy ra và không hề muốn thay đổi, hay thậm chí sợ sự thay đổi, sợ tiếp nhận cái mới. Nhưng thực tế thì cuộc sống của chúng ta thay đổi hàng ngày và nếu chúng ta không chú ý đến những thay đổi này, ta sẽ trở tay không kịp.

Trong khi đó, nếu phải đối diện với một sự thay đổi rõ rệt, chúng ta thường cuống lên và ngay lập tức tìm cách thoát thân. Nhưng liệu khi đó ta có thể đối diện được với sự thay đổi hay không? Ta có thể chấp nhận sự thay đổi không hay đã quá muộn màng.

Xin hãy nhớ rằng thế giới đang thay đổi từng ngày. Nếu bạn không thay đổi, bạn sẽ tụt hậu. Gieo gì, gặt nấy. Nếu dành thời gian nhậu nhẹt thì bạn biến thành bợm rượu, nếu dành thời gian than vãn thì bạn trở thành kẻ quen thói kêu ca. Nếu dành thời gian làm đẹp bản thân thì bạn sẽ trở nên xinh đẹp hay bảnh trai.

Nếu dành thời gian để sống lành mạnh, bạn sẽ có cuộc sống lành mạnh. Nếu dành thời gian kén chọn, bạn sẽ trở thành một người xấu tính. Nếu dành thời gian học hành, bạn sẽ trở nên thông tuệ. Nếu dành thời gian cho gia đình, bạn sẽ vun vén được tình cảm ấm áp, yêu thương cùng người thân.”

Có thể nói điều đáng sợ nhất trong cuộc sống không phải là những thử thách hay sự thay đổi mà chính là sự đứng yên. Cuộc sống không có chỗ cho những người đứng yên để nhìn ngắm nó, bạn buộc phải hành động, không tiến thì lùi.

no-luc-vuon-len

Hãy luôn chuẩn bị sẵn sàng cho mọi sự thay đổi. Hãy nhìn nhận cẩn thận mọi thứ đang diễn ra xung quanh mình.

Hãy đối diện và chấp nhận những thay đổi đang diễn ra để bản thân thay đổi cho phù hợp.

Hãy tin vào trực giác của bạn bởi những gì bạn phỏng đoán có thể đưa ra những lời cảnh báo trước.

Hãy lường trước mọi hành động sớm có thể, thậm chí nếu điều đó là mạo hiểm, nhưng mạo hiểm một chút còn hơn là bạn không làm gì cả.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *