HƯỚNG DẪN LẬP KÊ HOẠCH QUẢN LÝ RỦI RO

Gặp phải rủi ro trong hoạt động sản xuất kinh doanh là điều khó tránh khỏi. Do đó, xây dựng kế hoạch quản lý rủi ro là một trong những quy trình quan trọng cần triển khai trong doanh nghiệp nhằm đảm bảo doanh nghiệp có thể kiểm soát tối đa những phát sinh không đánh có làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của tổ chức.

Quản lý rủi ro là gì?

Quản lý rủi ro là một hoạt động xây dựng quy trình có hệ thống bài bản, mang tính khoa học nhằm tìm ra, phòng ngừa và tìm ra giải pháp nhằm giảm thiểu tối đa những rủi ro có khả năng phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh, gây ra những bất lợi, hạn chế cho doanh nghiệp. Việc triển khai các kế hoạch quản lý rủi ro không chỉ giúp cho các hoạt động kinh doanh, mục tiêu phát triển của doanh nghiệp được đi đúng hướng mà còn là cách để chính doanh nghiệp chủ động nắm bắt những cơ hội mới, nâng cao lợi thế cạnh tranh của mình trên thị trường.

Hướng dẫn xây dựng kế hoạch quy trình quản lý rủi ro cho doanh nghiệp

Rủi ro trong hoạt động kinh doanh là yếu tố tiềm ẩn, khó phát hiện và nắm bắt, do đó mà lên kế hoạch quản lý rủi ro cho doanh nghiệp luôn được đánh giá là một công việc không hề dễ dàng. Và để doanh nghiệp có thể thực hiện nhiệm vụ quản trị rủi ro tốt nhất, bạn cần phải triển khai một quy trình bài bản, chi tiết, bao gồm các bước như sau:

Xác định phạm vi rủi ro

Xác định phạm vi rủi ro là bước đầu tiên cần thực hiện trong bản kế hoạch. Đây là bước khá quan trọng, nó giúp cho doanh nghiệp khoanh vùng được phạm vi ảnh hưởng, dễ dàng tập trung nguồn lực của mình và có những phương án giải quyết kịp thời, phù hợp và đảm bảo hiệu quả.

Để thực hiện xác định phạm vi rủi ro một cách chính xác nhất, doanh nghiệp cần áp dụng tối đa những phương pháp khoa học, có như vật thì những bước tiếp theo trong quy trình quản lý rủi ro mới có ý nghĩa và có thể triển khai được. Những công việc doanh nghiệp cần làm để xác định phạm vi rủi ro đó là:

– Xác định phạm vi quản lý rủi ro

– Mục tiêu của quản lý rủi ro

– Lộ trình xử lý rủi ro

– Các phương pháp giải quyết rủi ro

>> Quy trình quản lý nhân sự tối ưu cho doanh nghiệp SMEs

>> Huấn luyện đội nhóm mô hình nào thì phù hợp?

Nhận dạng chính xác các rủi ro

Rủi ro là tất cả những sự việc, vấn đề, đối tượng có ảnh hưởng bất lợi đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó khi tiến hành nhận dạng các rủi ro có thể gặp phải, doanh nghiệp phải xem xét kỹ lưỡng những yếu tố chính làm cản trở việc triển khai các mục tiêu mà doanh nghiệp đưa ra. Tất cả những rủi ro phát sinh có thể bắt nguồn từ nguyên nhân là môi trường bên ngoài như: pháp luật, khí hậu, vấn đề chính trị hay từ tác động của xã hội. Ngoài ra, những nguyên nhân chủ quan có thể tạo ra rủi ro cho doanh nghiệp đó là tổ chức bộ máy quản lý, đội ngũ nguồn nhân lực,…

Nhằm giúp cho kế hoạch quản lý rủi ro được thực hiện hiệu quả thì nhiệm vụ của người làm kế hoạch đó là phải nhận dạng nhiều nhất, chính xác nhất tất cả các loại rủi ro có khả năng xảy ra.

Đánh giá mức độ ảnh hưởng của rủi ro

Bước thứ ba đó là đánh giá mức độ ảnh hưởng của rủi ro sau khi nhận diện từng loại rủi ro trong hoạt động doanh nghiệp. Để đo lường chính xác mức độ ảnh hưởng của rủi ro, doanh nghiệp cần thực hiện bám sát 2 tiêu chí sau:

– Xác suất xảy ra rủi ro

– Hậu quả nếu phát sinh rủi ro.

Nhà quản lý có thể dựa vào những số liệu thực tế hoặc sự kiện trong quá khứ hoạt động của doanh nghiệp để có nguồn thông tin chính xác nhất phục vụ cho việc đánh giá rủi ro.

Giải pháp xử lý rủi ro

Đối với giải pháp xử lý rủi ro, doanh nghiệp có thể áp dụng 4 giải pháp phổ biến, đó là: tránh, giảm thiểu, kiềm chế và chuyển giao rủi ro. Tùy vào từng loại rủi ro có tính chất, đặc điểm ra sao thì nhà quản lý có thể cân nhắc lựa chọn giải pháp phù hợp nhất để xử lý. Tuy nhiên trong quá trình giải quyết rủi ro, doanh nghiệp cũng có thể gặp những ưu điểm, hạn chế nhất định.

Lập và triển khai kế hoạch quản lý rủi ro

Hệ thống lại tất cả những bước phía trên bạn đã có đủ cơ sở để xây dựng và triển khai một kế hoạch quản lý rủi ro hoàn chỉnh, với mỗi rủi ro được xác định cần phải có một phương án xử lý thích hợp. Trong kế hoạch cần quy định rõ ai là người chịu trách nhiệm quản lý các rủi ro, chủ yếu đây là vai trò của các nhà quản lý. Để kế hoạch đảm bảo hiệu quả thì cần có đầy đủ giải pháp kiểm soát và người chịu trách nhiệm cho những giải pháp, hoạt động triển khai giải pháp đó.

Kiểm soát và đánh giá kế hoạch quản lý rủi ro

Trong quá trình trong và sau khi thực hiện kế hoạch quản lý rủi ro, người chịu trách nhiệm chính nên thường xuyên kiểm soát tình hình, báo cáo tiến độ, hiệu quả đạt được để có sự nắm bắt khi có vấn đề phát sinh và đưa ra điều chỉnh kịp thời nếu cần thiết. Kiểm soát và đánh giá cũng chính là cơ sở quan trọng giúp doanh nghiệp đề ra những kế hoạch quản lý rủi ro tiếp theo một cách hoàn thiện hơn.

Để lại một bình luận