KẾ HOẠCH KINH DOANH CÁ CẢNH

Với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thì mức sống của người dân ngày càng được nâng cao, dẫn đến làm phát sinh thêm nhiều nhu cầu mới, trong đó có nuôi cá cảnh. Hơn nữa, kinh doanh cá cảnh hiện đang là một trong những ngành “vốn ít lãi nhiều”, mang đến một tiềm năng tài chính hấp dẫn.

Chính vì vậy mà việc kinh doanh này trở thành lĩnh vực được nhiều người lựa chọn để khởi nghiệp. Ngoài ra, nếu bạn là một người có niềm đam mê với cá cảnh thì lựa chọn mở cửa hàng kinh doanh cá cảnh là một quyết định không thể đúng đắn hơn.

Vì với lựa chọn kinh doanh này, bạn không chỉ được thử sức với công việc kinh doanh mới mà còn được sống với sở thích, thú vui của mình. Bên cạnh đó, còn được tiếp xúc, học hỏi thêm nhiều điều hay về cá cảnh từ những người có cùng sở thích.

Mở cửa hàng kinh doanh cá cảnh cần những gì?

Để việc mở cửa hàng kinh doanh cá cảnh được thuận lợi và đi vào hoạt động hiệu quả, thì bạn nên vạch ra một kế hoạch kinh doanh thật rõ ràng. Và ngay sau đây là những công việc bạn cần phải chuẩn bị trước khi bắt đầu kinh doanh cá cảnh.

Trang bị kiến thức về cá cảnh

Trước khi bắt đầu mở một cửa hàng kinh doanh cá cảnh thì bạn nên tự trang bị cho mình những kiến thức về loài động vật này. Biết được đâu là những giống cá phổ biến nhất, đặc điểm nổi bật của từng loại và cách phân biệt chúng với nhau. Hãy thể hiện mình là một người sành sỏi, có nhiều kinh nghiệm trong việc nuôi cá thì mới làm cho khách hàng cảm thấy tin tưởng bạn.

Biết cách chăm sóc cá cảnh

Cá cảnh là một loài động vật rất khó nuôi. Khả năng rất cao là cá sẽ chết nếu bạn không biết cách chăm sóc. Đối với việc kinh doanh cá cảnh thì thách thức lớn nhất làm ảnh hưởng đến sự thành công là vấn đề cá chết. Chính vì vậy bạn cần phải đầu tư thời gian cho việc nghiên cứu những phương pháp chăm sóc cá tốt nhất để đảm bảo chất lượng cá, từ đó giúp duy trì lợi nhuận cho cửa hàng

Muốn cá không bị chết, đồng thời đảm bảo cá có sức khỏe tốt, màu sắc đẹp thì bạn cần phải tuân thủ nghiêm ngặt những nguyên tắc sau đây khi nuôi cá:

Nguồn nước dùng để nuôi cá cảnh

Nếu bạn dùng nước máy để nuôi cá thì phải tiến hành khử Clo bằng cách cho nước vào một chậu lớn và phơi dưới ánh nắng mặt trời khoảng 8-10 giờ, nếu có gió nhẹ thì Clo sẽ càng nhanh bốc hơi. Bên cạnh phương pháp khử Clo truyền thống này thì bạn còn có thể sử dụng các loại dung dịch khử Clo nước mới dùng cho hồ cá. Phương pháp này tuy có hiệu quả nhưng không nên quá lạm dụng.

Trong trường hợp sử dụng nước giếng thì bạn nên kiểm tra độ pH của nước trước vì cá sẽ chết nếu sống trong môi trường nước bị nhiễm phèn hay nhiễm mặn. Bạn có thể dùng máy sủi hay than hoạt tính để xử lý độ pH của nước.

Ngoài ra bạn cũng cần chú ý trong việc vệ sinh, cụ thể là thay nước cho hồ cá cảnh vì cá sẽ chết do bị sốc khi môi trường sống thay đổi đột ngột. Chính vì vậy khi thay nước bạn không nên thay hết toàn bộ mà hãy giữ lại khoảng 30%-40% nước cũ nhé!

kinh-doanh-ca-canh-can-bao-nhieu-von
Kinh doanh cá cảnh cần bao nhiêu vốn

Yếu tố nhiệt độ

Cá cảnh chỉ có thể sống khỏe mạnh trong môi trường có nhiệt độ từ 26-28 độ C. Nếu vượt ngoài mức nhiệt độ trên thì khả năng cá chết là rất cao. Chính vì vậy bạn cần phải kiểm tra nhiệt độ của hồ cá một cách thường xuyên. Nếu thời tiết quá lạnh, bạn cần phải dùng máy sưởi để tăng nhiệt độ bể cá về mức lý tưởng.

Yếu tố ánh sáng

Ánh sáng cũng là một trong những yếu tố quan trọng đối với sức khỏe của cá. Thiếu ánh sáng mặt trời cá sẽ dễ bị bệnh nhưng cũng sẽ chết nếu để quá lâu dưới ánh nắng mặt trời. Vì vậy tốt nhất là bạn nên đặt hồ cá ở nơi mát mẻ, tránh ánh nắng trực tiếp.

Oxy

Hãy đảm bảo một môi trường sống tốt nhất cho cá cảnh bằng cách lắp đặt máy sục khí để cung cấp đầy đủ Oxy cho bể.

Xác định nhu cầu thị trường

Đối với lĩnh vực kinh doanh cá cảnh thì thị hiếu, nhu cầu của khách hàng là luôn thay đổi không ngừng. Chính vì vậy bạn cần phải thường xuyên cập nhật thông tin từ báo đài, từ các hội nhóm yêu cá cảnh,… để biết được đâu là những loại cá hiện đang được mua nhiều nhất.

Một cách tổng quan, hiện nay có hai nhu cầu chính của khách hàng khi mua cá cảnh, đó là theo phong trào và theo phong thủy.

Đối với khách hàng nuôi cá theo phong trào thì bạn nên chọn bán những giống cá đẹp, độc lạ và phổ biến. Ngược lại đối với những người nuôi cá theo phong thủy thì bạn cần chọn bán những loại cá mang lại may mắn, tài lộc. Đồng thời bạn cũng cần phải trang bị cho mình những kiến thức căn bản về phong thủy để tư vấn cho khách hàng khi cần.

Lựa chọn khách hàng mục tiêu phù hợp

Sau khi xác định được nhu cầu, thị hiếu của thị trường thì bạn nên cân nhắc để chọn cho mình một đối tượng khách hàng mục tiêu mà bạn nghĩ rằng mình sẽ có khả năng phục vụ đối tượng này tốt hơn những đối tượng khác. Việc lựa chọn khách hàng mục tiêu rõ ràng giúp công việc kinh doanh của bạn đi đúng hướng.

Chẳng hạn bạn chọn phục vụ đối tượng là giới trẻ, mua cá theo phong trào. Thì loại cá bạn lựa chọn để bán phải là loại đang thịnh hành trên thị trường hiện nay. Đồng thời những loại cá này phải có vẻ ngoài bắt mắt, khỏe khoắn và đặc biệt phải độc đáo vì nhu cầu thể hiện của đối tượng này là khá cao.

Tìm được nguồn hàng chất lượng

Việc tìm được một nguồn cung cấp cá giống chất lượng là rất quan trọng vì nó sẽ ảnh hưởng đến uy tín của cửa hàng bạn sau này. Một khi đã chọn được nguồn cung tốt thì hãy chủ động xây dựng mối quan hệ hợp tác lâu dài với họ để có thể nhận được những lợi ích như chiết khấu cao hay được ưu tiên trong việc lựa chọn con giống chất lượng.

Bạn có thể mua cá tại các nguồn trong nước hoặc có thể từ nước ngoài nếu có điều kiện về tài chính. Cá được nhập từ nước ngoài sẽ dễ thu hút khách hàng hơn vì xu hướng người tiêu dùng hiện nay chuộng hàng nhập là rất cao. Hơn nữa bạn cũng có thể lựa chọn tự nhân giống cá nếu bạn có thời gian, tài chính và kinh nghiệm nuôi trồng cao.

Lựa chọn mặt bằng kinh doanh phù hợp

Nếu bạn có điều kiện về tài chính thì nên lựa chọn mặt bằng để xây dựng cửa hàng trên những con đường lớn có nhiều người qua lại. Ngược lại nếu hạn chế về nguồn vốn thì không nên quá đặt nặng vấn đề mặt tiền vì sẽ gây tốn kém. Mà thay vào đó hãy chọn đặt tại khu vực không có quá nhiều đối thủ cạnh tranh để tránh việc bị ép giá, không bán được hàng.

Bày trí cửa hàng bắt mắt

Việc bày trí cửa hàng cũng là một trong những yếu tố giúp thu hút và giữ chân khách cho cửa hàng của bạn. Hãy trang trí cửa hàng thật bắt mắt, gọn gàng và sạch sẽ để lấy được cảm tình từ khách. Bên cạnh đó, nên sắp xếp cá cảnh một cách có khoa học, ví dụ sắp xếp theo kích cỡ, theo giống loài, theo giá cả,… để tiện lợi cho khách hàng trong việc ra quyết định mua.

Kết hợp bán hàng truyền thống với bán hàng online

Hiện nay, xu hướng mua hàng online đang dần trở nên phổ biến với sự tham gia của rất nhiều đối tượng khách hàng khác nhau. Xu hướng này mang đến nhiều cơ hội bán hàng cho hầu hết các lĩnh vực kinh doanh trong đó có nuôi cá cảnh. Chính vì vậy bạn cần kết hợp bán hàng online với bán hàng truyền thống tại cửa hàng để khai thác tối đa nhu cầu của khách hàng.

Ngoài ra, việc bán hàng online thông qua các trang mạng xã hội như Facebook, Zalo,… và việc cung cấp đầy đủ thông tin về sản phẩm, giá cả, khuyến mãi,… lên Website riêng của công ty sẽ còn gián tiếp giúp quảng bá cửa hàng của bạn. Vì mức độ lan truyền của các thông tin này trên mạng là khá cao.

Mở cửa hàng kinh doanh cá cảnh cần bao nhiêu vốn năm 2020

Khi mở một cửa hàng kinh doanh cá cảnh thì yêu cầu về nguồn vốn đầu là không quá cao, tùy thuộc vào quy mô cửa hàng và giống cá cảnh mà bạn lựa chọn để kinh doanh. Việc tính toán nguồn vốn phải dựa trên các khoản chi phí đầu vào sau:

Chi phí thuê mặt bằng

Trong trường hợp lựa chọn mặt bằng trên những con đường lớn thì nếu không tính tiền cọc, số tiền bạn phải trả hàng tháng sẽ nằm trong khoảng từ 25-40 triệu đồng tùy khu vực.

Còn khi chọn ở những khu vực ít nhộn nhịp hơn thì tiền thuê hàng tháng sẽ từ 10-20 triệu đồng.

Chi phí cá giống

Giá cá giống có biên độ giao động khá lớn, có loại chỉ vài ngàn đồng một con nhưng có loại lại lên đến vài chục triệu. Chi phí này là cao hay thấp là phụ thuộc vào khách hàng mục tiêu bạn chọn là ai.

Chi phí mua phụ kiện, đồ dùng để nuôi cá cảnh

Các phụ kiện, trang thiết bị cần thiết để nuôi cá bao gồm bể cá, hệ thống ánh sáng, hệ thống lọc nước, máy sục khí, nhiệt kế, ống thay nước, thiết bị kiểm tra độ pH của nước, cây sưởi,… Ngoài ra bạn còn cần phải chuẩn bị thức ăn cho cá và các vật dụng trang trí hồ như sỏi nền, cát thạch anh,… Để giảm thiểu khoản chi phí này thì bạn nên chọn mua tất cả cùng một lúc để được giảm giá.

Để lại một bình luận