Home / Phát triển doanh nghiệp / Mẫu kế hoạch kinh doanh / Kế hoạch kinh doanh công ty tư vấn thiết kế nhận diện thương hiệu

Kế hoạch kinh doanh công ty tư vấn thiết kế nhận diện thương hiệu

Bạn đang có ý định thành lập công ty thiết kế nhận diện thương hiệu? Bạn cần lập kế hoạch cho lĩnh vực kinh doanh của mình? Việc định rõ mục tiêu, xác định đối tượng và chiến lược tiếp thị có thể định hình một tương lai phồn thịnh cho doanh nghiệp. Mở đầu cho hành trình sáng tạo và hiệu quả. Kehoachviet.com sẽ chia sẻ cho bạn mẫu kế hoạch kinh doanh công ty tư vấn thiết kế nhận diện thương hiệu.

I. Ý TƯỞNG KINH DOANH

Kinh tế phát triển, các doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp mới thành lập, startup… ngày càng nhiều. Nhu cầu thiết kế nhận diện thương hiệu ngày càng lớn. Nhận diện thương hiệu ngày càng quan trọng trong xu thế toàn cầu hóa. Khi mà các doanh nghiệp trong nước không chỉ đối mặt với sự cạnh tranh của các doanh nghiệp nội địa. Mà còn phải tính toán đến việc cạnh tranh với các doanh nghiệp, các tập đoàn nước ngoài.

"</h1

Doanh nghiệp phải đảm bảo duy trì. Gia tăng doanh số trong điều kiện cạnh tranh gay gắt. Phải tìm mọi cách để thu hút những khách hàng ngày càng khó tính. Có nhiều kiến thức, nhiều thông tin. Thương hiệu chính là một trong những yếu tố tạo ra sự khác biệt giữa các sản phẩm. Là yếu tố giúp người tiêu dùng không bị lẫn lộn. Giúp người tiêu dùng xác định lựa chọn sản phẩm hàng hóa vốn ngày càng đa dạng hiện nay.

Thương hiệu là yếu tố để người tiêu dùng đưa ra quyết định mua hàng. Khi những sản phẩm được coi là giống nhau hầu như không có sự phân biệt nào khác. Hiểu được tầm quan trọng của việc xây dựng thương hiệu, chúng tôi xây dựng ý tưởng kế hoạch kinh doanh công ty tư vấn thiết kế nhận diện thương hiệu hướng đến đối tượng khách hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Các yếu tố chính của bộ nhận diện thương hiệu.

1.   Bộ nhận diện thương hiệu văn phòng  2.    Bộ nhận diện thương hiệu trên sản phẩm
1.1  Biểu tượng (logo)
1.2 Câu khẩu lệnh ( Slogan)
1.3 Danh thiếp ( Card visit)
1.4 Giấy viết thư
1.5 Tiêu đề thư
1.6 Phong bì thư
1.7 Hóa đơn
1.8 Thẻ nhân viên
1.9 Đồng phục nhân viên
2.1  Bao bì sản phẩm
2.2 Tem nhãn dán lên sản phẩm
2.3 Phiếu bảo hành
2.4 Quyển hướng dấn sử dụng sản phẩm
3.    Bộ nhận diện sản phẩm ngoài trời 4.    Bộ nhận diện thương hiệu marketing
3.1  Biển hiệu công ty
3.2 Biển hiện trước văn phòng
3.3 Biển hiện đại lý
3.4 Biển quảng cáo
2.5 Băng rôn
4.1  Brochure
4.2 Catalogue
4.3 Hồ sơ năng lực ( Profile)
4.4 Tờ rơi, tờ gấp
4.5 Website
4.6 Video quảng cáo

II. CHIẾN LƯỢC KINH DOANH

1. Phân tích tình hình

Tình hình kinh tế

Nền kinh tế Việt Nam đang ngày càng hội nhập sâu rộng. Doanh nghiệp Việt Nam đang ngày càng năng động. Nền kinh tế tư nhân ngày càng mở rộng và phát triển.

Trên thị trường quốc tế

Các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu mạnh các mặt hàng nông sản, thực phẩm chế biến, giày dép, quần áo, thủ công mỹ nghệ, thủy hải sản… Với chất lượng ngày càng được nâng cao không hề thua kém các sản phẩm của các nước xuất khẩu lớn khác. Tuy nhiên thực tế là 90% hàng Việt Nam vẫn còn phải vào thị trường thế giới. Thông qua trung gian dưới dạng thô hoặc gia công cho các thương hiệu nổi tiếng của nước ngoài do không thiết lập được thương hiệu độc quyền. Do đó, doanh nghiệp bị gánh chịu nhiều thua thiệt lớn. Người tiêu dùng nước ngoài vẫn còn chưa có nhiều khái niệm về hàng hóa mang thương hiệu Việt Nam.

Tại thị trường nội địa

Sản phẩm của các doanh nghiệp Việt đang đứng trước thách thức cạnh tranh. Để tồn tại ngay trên chính thị trường trong nước. Xu thế toàn cầu hóa với việc cam kết cắt giảm thuế quan cho các hàng hóa nhập khẩu. Đã tạo cho người tiêu dùng cơ hội lựa chọn các sản phẩm có chất lượng với mức giá cạnh tranh. Đa dạng sự lựa chọn của khách hàng.

Theo số liệu thống kê của bộ kế hoạch đầu tư năm 2016 có 110,000 doanh nghiệp mới được thành lập tăng gần 50% so với năm 2015 (nguồn VITV) => Thương hiệu sẽ có vai trò quan trọng trong việc xác định chỗ đứng của công ty. Sản phẩm công ty trong môi trường người tiêu dùng có quá nhiều sự lựa chọn.

Mặt khác số doanh nghiệp phá sản cũng tăng từ 9,400 doanh nghiệp (2015) lên đến 12,478 doanh nghiệp (2016)  => Sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường. Nếu không có một thương hiệu đủ mạnh. Không có sự khác biệt các công ty sẽ dễ dàng bị đào thải.

Nhu cầu của thị trường

Doanh nghiệp nhỏ cần các đơn vị tư vấn nhận diện thương hiệu có chất lượng cao nhưng giá thành rẻ. Vì vậy để xây dựng thương hiệu cần phải có một chiến lược lâu dài. Một chương trình marketing, xúc tiến giới thiệu sản phẩm phù hợp. Do đó việc thuê đội ngũ chuyên nghiệp để thiết kế. Xây dựng thương hiệu đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ là cần thiết. Trong bối cảnh họ không đủ nhân lực, vật lực hoặc tính chuyên biệt để xác định và xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp.

2. Đối thủ cạnh tranh

Thiết kế nhận diện thương hiệu là nhu cầu thiết yếu của doanh nghiệp. Cùng với sự gia tăng số lượng các doanh nghiệp thì nhu cầu và qui mô thị trường cũng ngày gia tăng. Các đối thủ cạnh tranh cũng xuất hiện ngày càng nhiều. Nghiên cứu kỹ đối thủ. Tìm hiểu phương thức cạnh tranh của đối thủ để học tập. Hoạch định chiến lược cạnh tranh phù hợp là vô cùng cần thiết. Các đối thủ cạnh tranh lớn trong ngành gồm: Sao Kim, M Box, Le Brand, Arena, Goldidea….

Saokim

Là đơn vị tư vấn lớn trên thị trường. Có nhiều điều cần phải học tập như: phương thức và qui trình tổ chức dịch vụ, quản trị chất lượng, phương thức tổ chức dịch vụ chuỗi. Nhược điểm là phí dịch vụ khá cao so với thị trường.

  • Về tổ chức dịch vụ: Saokim đã xây dựng được hệ thống qui trình. Phương thức tổ chức dịch vụ hoàn chỉnh khép kín. Đảm bảo việc cung cấp dịch vụ chất lượng cao.
  • Về quản lý dịch vụ chuỗi: Saokim đã xây dựng được hệ thống dịch vụ nhận diện thương hiệu hoàn chỉnh gồm: nhận diện cốt lõi, nhận diện doanh nghiệp, hệ thống tài liệu marketing, nhận diện sản phẩm, nhận diện thương hiệu bán lẻ, nhận diện thương hiệu số. Từ đó gia tăng doanh thu đạt được trên từng khách hàng.
  • Về mặt chiến lược tập trung chủ yếu vào thiết kế và chiến lược thương hiệu.

Marketing Box

Đơn vị thiết kế từ năm 2008, cung cấp các dịch vụ thiết kế và in ấn.

  • Điểm mạnh: bề dày lịch sử.
  • Điểm yếu: yếu về marketing và PR, hình ảnh nhận diện thiếu chuyên nghiệp. Thuyết phục không phù hợp với 1 đơn vị tư vấn thiết kế.

Gold idea

Không có hệ giá trị lõi. Nhận diện thương hiệu thiếu chuyên nghiệp.

Nhận xét: Hiện nay trên thị trường đối thủ tuy nhiều nhưng các đơn vị thiết kế thực sự chuyên nghiệp. Qui mô lại không nhiều. Đây là cơ hội để công ty thâm nhập thị trường và phát triển nếu có chiến lược kinh doanh hợp lý.

III. PHÂN TÍCH SWOT

Bên trong Điểm mạnh Điểm yếu
– Công ty được xây dựng trên nền tảng chuyên về thiết kế và xây dựng thương hiệu

– Công ty mới. Sáng tạo mới. Nhiệt huyết trẻ.

-Xác định đối tượng khách hàng mục tiêu ngay từ đầu: doanh nghiệp vừa và nhỏ.

– Ở giai đoạn đầu công ty sẽ tập trung vào chính sách giá để thu hút khách hàng.

– Vốn: Công ty nhỏ mới thành lập với vốn ít.

– Nguồn nhân lực không nhiều

– Hiện chưa có danh tiếng trên thị trường. Vì công ty được thành lập mới hoàn toàn.

Bên ngoài Cơ hội Thách thức
– VN gia nhập vào TPP. Xu thế toàn cầu hóa

– Ý thức về việc cần thiết phải xây dựng. Sở hữu thương hiệu riêng khi kinh doanh đối với các công ty ngày càng cao.

– Việc xây dựng thương hiệu của các doanh nghiệp trong nước hiện nay còn mang tính tự phát, manh mún rời rạc.

– Các công ty vừa và nhỏ hiện chưa đủ tiềm lực để tạo ra một phòng chuyên về xây dựng, thiết kế thương hiệu.

– Số lượng khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa là rất nhiều: → Data bán hàng lớn: Theo số liệu của tổng cục thống kê năm 2011 có 93,356 doanh nghiệp nhỏ. 6,853 doanh nghiệp vừa trong tổng số 324,691 doanh nghiệp hoạt động. Doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm 30% trong tổng số lượng các doanh nghiệp.

– Đối thủ: Hiện có nhiều công ty đã và đang quan tâm đến dịch vụ tư vấn xây dựng thương hiệu. Các công ty về truyền thông, công nghệ, in ấn, quảng cáo,… Đều kiêm luôn việc tư vấn xây dựng thương hiệu.

– Theo trang vàng Việt Nam (yellowpages) liệt kê hiện có 72 công ty chuyên về tư vấn thương hiệu. 128 công ty trong nhóm truyền thông và rất nhiều công ty trong lĩnh vực in ấn, quảng cáo

IV. PHÂN TÍCH TÂM LÝ NGƯỜI MUA

1. Phân tích tâm lý

  • Trên góc nhìn kinh tế: người mua luôn tìm cách đạt được sự thoả mãn cao nhất cả về lý tính, cảm tính lẫn các giá trị vô hình khác. Mà sản phẩm dịch vụ mang lại ở mức giá phí họ cho rằng là phù hợp với mình. Nói cách khác người mua luôn quan tâm sẽ nhận được hàng hóa dịch vụ tốt nhất ở mức giá thấp nhất hoặc ít nhất là chất lượng của hàng hóa dịch vụ tương xứng với mức giá họ chi trả.
  • Trước khi quyết định sử dụng hàng hóa dịch vụ. Người mua thường sẽ có xu hướng tìm kiếm các thông tin về người cung cấp dịch vụ có uy tín. Các công ty cung cấp dịch vụ được truyền thông nhiều hoặc các nhà cung cấp dịch vụ phổ biến trong ngành được đa số mọi người biết đến. Sau khi tìm kiếm thông tin họ có thể so sánh giá cả, các gói dịch vụ của các công ty với nhau để đưa ra quyết định.

2. Phân khúc khách hàng

Phân khúc khách hàng có thể phân thành 3 dạng. Dựa vào phân khúc này công ty sẽ đề ra những chiến lược bán hàng phù hợp:

  • Khách hàng đã có hoặc chưa cần đến dịch vụ nhận diện thương hiệu. Mà chỉ cần nhận diện thông qua thiết kế logo và namecard: Công ty sẽ đẩy mạnh việc giới thiệu gói thiết kế logo. Những ứng dụng văn phòng khác kèm theo.
  • Khách hàng là những doanh nghiệp nhỏ vẫn chưa có vốn lớn. Chỉ cần sơ khai về nhận diện thương hiệu: Công ty sẽ tư vấn và cung cấp cho khách hàng các gói từ vừa cho đến đặc biệt
  • Khách hàng đã có nhận diện thương hiệu nhưng chưa hiệu quả. Hoặc đã hoạt động trên thị trường một thời gian. Nhưng không thể phát triển hoặc mở rộng được thị phần: Việc tư vấn thương hiệu gói đặc biệt sẽ hữu ích cho khách hàng trong trường hợp này.

V. CHIẾN LƯỢC KINH DOANH

Chiến lược kinh doanh hướng tới là tập trung tối đa nguồn lực đạt được doanh thu đề ra. Nhanh chóng hoàn thiện chất lượng dịch vụ và khả năng quản lý dự án.

Để gia tăng hiệu quả kinh doanh. Cắt giảm chi phí. Công ty cần tập trung tối đa nguồn lực vào hoạt động kinh doanh và quản trị chất lượng. Quan trọng nhất là cần đầu tư một đội ngũ quản lý dự án và đội ngũ triển khai giỏi, có thể cung cấp nhiều ý tưởng cho cùng 1 dự án.

1. Dịch vụ chính

Các dịch vụ chính mà công ty cung cấp bao gồm:

  • Nhận diện thương hiệu: thiết kế nhận diện thương hiệu, tư vấn truyền thông thương hiệu.
  • Thiết kế đồ họa: logo, slogan, brandname,…
  • Quảng cáo banner: Brochure, catalog, poster, banner,….
  • Chụp ảnh.

2. Kế hoạch kinh doanh

Kế hoạch kinh doanh tập trung vào ba giai đoạn phát triển chính của công ty:

  • Giai đoạn 1 (hoàn thiện): Giai đoạn này dự kiến kéo dài 1 năm (trong thực tế có thể ngắn hơn hoặc dài hơn tùy vào tình hình thực tế thị trường và năng lực quản trị). Giai đoạn này mọi thứ đều mới. Công ty yếu kém về mọi mặt. Nhiệm vụ chính đặt ra là duy trì sự tồn tại và hoàn thiện công ty về mọi mặt. Công việc chính giai đoạn này bao gồm: tổ chức và hoàn thiện dịch vụ, bán hàng, hoàn thiện hệ thống quản lý doanh nghiệp qui mô nhỏ.
  • Giai đoạn 2 (tăng tốc): Giai đoạn này dự kiến kéo dài 1 năm (trong thực tế có thể ngắn hơn hoặc dài hơn tùy vào tình hình thực tế thị trường và khả năng bán hàng). Sau khi hoàn thiện dịch vụ và trải qua những khó khăn ban đầu. Nhiệm vụ giai đoạn 2 của công ty là tái định hướng. Tập trung cải thiện hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Trong đó quan trọng nhất là cải thiện chỉ tiêu tài chính đặc biệt là doanh thu. Giai đoạn này chủ yếu tập trung vào hoạt động bán hàng. Nhằm gia tăng doanh thu để tái đầu tư phát triển.
  • Giai đoạn 3 (phát triển): Nếu việc phát triển kinh doanh giai đoạn 2 thuận lợi. Thì công ty sẽ có đủ nguồn lực để phát triển và bước vào giai đoạn 3. Giai đoạn này công ty đã vượt qua các khó khăn ban đầu. Nhiệm vụ đặt ra là tối ưu hóa hoạt động kinh doanh. Hướng đến gia tăng lợi nhuận. Công ty cần tập trung theo hướng phát triển và định hướng ngành.

3. Phân tích kế hoạch kinh doanh

Trong ngắn hạn công ty cần cố gắng bán hàng. Kiếm nhiều đơn hàng nhất có thể kể cả nhỏ. Lấy công làm lời. Giai đoạn này chi phí quản lý còn thấp nên công ty vẫn có thể cân đối được lợi nhuận. Từ những khách hàng đầu tiên công ty sẽ hoàn thiện được dịch vụ. Kỹ năng bán hàng, kỹ năng thực hiện dự án, kỹ năng quản lý doanh nghiệp. Xây dựng hồ sơ năng lực và nhận diện chuyên nghiệp, hoàn thiện định hướng chiến lược… từ đó từ từ mở rộng phát triển.

Thời gian đầu công ty nên tập trung nguồn lực vào các công ty nhỏ. Các công ty mới thành lập, các công ty startup… Từ các nguồn chính như: marketing online, tham gia các hội thảo, tham gia các câu lạc bộ startup, website, liên kết với các đối tác trong ngành, danh bạ doanh nghiệp…

Khách hàng ngày càng có xu hướng sử dụng google để tìm kiếm. Đặc biệt xu hướng chủ doanh nghiệp thế hệ 8X, 9X ngày càng gia tăng. Vì thế xây dựng website chuẩn seo, thiết kế chuyên nghiệp, chiếm thứ hạng tìm kiếm google là yếu tố sống còn trong dài hạn của công ty.

VI. BSC & KPI

Phân tích đưa ra dựa trên kế hoạch tài chính:

BSC KPI Chỉ tiêu Giải pháp
Tài chính
  • Tăng doanh thu.
  • Tiết kiệm chi phí
ROS (tỷ suất sinh lời trên tổng doanh thu)
  • Min x%
  • Nhận nhiều dự án.
  • Cắt giảm những chi phí không cần thiết
Khách hàng
  • Doanh thu
  • Giá cả cạnh tranh
Doanh thu
  • xx triệu VNĐ (3 tháng đầu) → x dự án mỗi tháng.
  • Min xx triệu/dự án
  • Min xx triệu VNĐ (9 tháng kế tiếp)
  • Min xx triệu/ dự án (Hoặc tìm kiếm những dự án lớn hơn sẽ giảm số lượng dự án cần hoàn thành)
  • Chấp nhận làm những dự án nhỏ với giá cả thấp.
  • Quảng cáo, tiếp thị để khách hàng biết tới công ty.
  • Giai đoạn đầu cần khai thác các mối quan hệ để giới thiệu  khách hàng.
Nhân sự
  • Giám đốc + Nhân viên kinh doanh
  • Nhân viên dự án
Năng suất
  • Min: ký kết được x khách hàng mỗi tháng.
  • Hoàn thành các dự án đem về. Trung bình nhân viên dự án x tuần phải Hoàn thành xong x dự án
  • Nỗ lực của nhân viên
  • Tuyển các nhân viên có kinh nghiệm
  • Đầu tư công nghệ mới

Mục tiêu riêng

Cho một nhân viên dự án

Trung bình x tuần phải hoàn thành xong x dự án lớn (dự án nhận diện thương hiệu gói đặc biệt). Đồng thời trong quá trình hoàn thành dự án lớn vẫn phải hoàn thành xen kẽ các gói thiết kế logo đơn giản.

Cho phòng kinh doanh

Bình quân 6 tháng đầu năm doanh thu đạt được là xx triệu đồng. Bình quân 6 tháng tiếp theo doanh thu sẽ tăng lên là xx triệu đồng.

->>> Nếu hoàn thành KPI đặt ra. Ngoài lương cứng NVKD sẽ được hưởng thêm phần hoa hồng kinh doanh vượt mức. Cứ mỗi hợp đồng vượt kế hoạch sẽ được thưởng mức hoa hồng là  x% giá của hợp đồng ký kết được. Hoặc x% lợi nhuận cuối cùng mà công ty đạt được.

VII. MẪU KẾ HOẠCH KINH DOANH CÔNG TY TƯ VẤN NHẬN DIỆN THƯƠNG HIỆU

ke_hoach_kinh_doanh_cong_ty_marketing_thiet_ke_nhan_dien_thuong_hieu

Bài viết trên, Kehoachviet.com đã chia sẻ cho bạn mẫu kế hoạch kinh doanh công ty tư vấn thiết kế nhận diện thương hiệu mà chúng tôi đã thực hiện trong những năm gần đây. Hy vọng những mẫu kế hoạch này sẽ hữu ích đối với bạn!

Quý khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được tư vấn:

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN & ĐẦU TƯ KẾ HOẠCH VIỆT

Văn phòng:  23 Đường số 7 Cityland Park Hills, Phường 10, Quận Gò Vấp, TP.HCM
Hotline:        0903.349.539
Email:          contact@khv.vn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *