Với một nền kinh tế đang có nhiều bước tiến triển vượt bậc như chúng ta hiện nay, càng ngày càng nhiều công ty, cơ sở sản xuất được thành lập, mở rộng và liên kết với nhau. Một trong những việc đảm bảo cho doanh nghiệp của bạn hoạt động một cách có hiệu quả, mang lại lợi ích về kinh tế cho công ty chính là các kế hoạch kinh doanh cụ thể của công ty. Vậy việc làm sao có được một kế hoạch kinh doanh mang lại hiệu quả cao nhất là như thế nào, hãy cùng Kế Hoạch Việt tìm hiểu nhé.
Kế hoạch kinh doanh là tổng quan những ý tưởng và chiến lược ban đầu trong hoạt động kinh doanh của bạn, rộng hơn nữa là tất cả các kế hoạch cụ thể sẽ diễn ra trong một khoảng thời gian nhất định của việc thực hiện ý tưởng kinh doanh . Mục đích của kế hoạch này là để người kinh doanh vẽ ra bức tranh toàn cảnh về con đường mà mình sẽ đi. Từ đó nhìn nhận ngược lại và đánh giá xem kế hoạch đó đã thật sự khả thi chưa. Sau đó, sẽ dựa trên kế hoạch cụ thể để triển khai thực hiện, kêu gọi vốn đầu tư hay thuyết phục đối tác,…
Kế hoạch kinh doanh xác định vị trí hiện tại của công ty, phác thảo đích đến trong tương lai và con đường để đạt được mục đích đó. Kế hoạch sẽ vạch ra chi tiết ai sẽ là người chịu trách nhiệm cho các quyết định trong công ty, mô tả những sản phẩm, dịch vụ công ty sẽ cung cấp. Đưa ra bối cảnh chung về lĩnh vực mà công ty tham gia, mô tả quy mô và hướng phát triển của thị trường tiềm năng, phân loại đối tượng khách hàng mục tiêu, phân tích đối thủ cạnh tranh, phương thức phân phối sản phẩm, xác định chiến lược về giá và khuyến mãi sẽ được áp dụng. Kế hoạch kinh doanh cũng chi tiết hóa các thông tin về các nhà cung cấp nguyên vật liệu công ty sẽ chọn, quy trình sản xuất, các giấy phép theo yêu cầu, vốn tài chính cần có, quyền sở hữu, đặc điểm kỹ thuật của các thiết bị và các thông tin liên quan đến nghiên cứu và phát triển.
Một kế hoạch kinh doanh theo Kế Hoạch Việt sẽ bao gồm các nội dung cơ bản sau:
Tóm tắt ý tưởng kinh doanh. Ý tưởng đó bắt nguồn từ đâu, nó đáp ứng được nhu cầu nào của thị trường. Đối với các kế hoạch để kêu gọi vốn, vay vốn thì nên có thêm một phần giới thiệu sơ lược về doanh nghiệp, về sản phẩm, dịch vụ.
Phân tích môi trường kinh doanh, thực trạng và xu hướng, cũng như tình hình cạnh tranh trên thị trường. Từ đó sẽ đề ra chiến lược kinh doanh, lựa chọn phân khúc khách hàng tiền tiêu, thị trường mục tiêu.
Kế hoạch chiến lược thể hiện các nội dung như mục tiêu dài hạn, ngắn hạn, tầm nhìn, giá trị cốt lõi và sơ lược về hướng đi.
Kế hoạch tổ chức là phương thức, cách thức cụ thể để thực hiện mục tiêu đã đặt ra. Kế hoạch tố chức được sắp xếp theo từng nhóm công việc cụ thể. Do đó có thể bao gồm cả kế hoạch nhân sự, kế hoạch marketing, kế hoạch bán hàng trong đó.
Kế hoạch nhân sự thể hiện sự phân bổ nhân sự để thực hiện kế hoạch kinh doanh.
Kế hoạch marketing làm rõ các vấn đề như mục đích của hoạt động marketing nhằm hướng đến điều gì. Các biện pháp, công cụ nào sẽ được sử dụng và sử dụng chúng như thế nào để thực hiện được mục đích đó
Kế hoạch triển khai thể hiện các công việc, nhiệm vụ cụ thể nhưng được sắp xếp theo trình tự thời gian của quá trình kinh doanh.
Kế hoạch tài chính thể hiện sự phân bổ dòng tiền cho từng hoạt động cụ thể trong từng khoảng thời gian. Tác dụng của bảng dòng tiền:
- Chủ động về tài chính
- Quản lý được đồng tiền của doanh nghiệp
- Tính toán được doanh thu, lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh
- Đánh giá hiệu quả kinh doanh
- …
Quản trị rủi ro, liệt kê những rủi ro có thể xảy ra và chuẩn bị giải pháp dự phòng
Tùy vào mục đích lập kế hoạch mà các nội dung trên sẽ được điều chỉnh, thêm, bớt cho phù hợp.
Kế hoạch kinh doanh không phải là phép thuật để đảm bảo việc thành công. Tuy nhiên, kế hoạch kinh doanh là công cụ giúp cho việc xác định tính khả thi của một công cuộc làm ăn mới, hay triển vọng mở rộng của việc kinh doanh hiện tại, hoặc là xác định việc triển khai một sáng kiến hay sản phẩm mới có mang đến lợi nhuận hay không.
Chúc các bạn thành công.