Home / Phát triển doanh nghiệp / Mẫu kế hoạch kinh doanh / Mẫu kế hoạch kinh doanh tạm nhập tái xuất sản phẩm nông nghiệp

Mẫu kế hoạch kinh doanh tạm nhập tái xuất sản phẩm nông nghiệp

Ngành nông nghiệp từ xưa đến này đều đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của mỗi quốc gia. Đồng thời mang lại nguồn thu nhập quan trọng cho nhiều hộ gia đình. Để nâng cao giá trị gia tăng và khả năng cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp. Kế hoạch kinh doanh tạm nhập tái xuất đang trở thành một chiến lược hiệu quả. Dưới đây là mẫu kế hoạch kinh doanh tạm nhập tái xuất sản phẩm nông nghiệp Kehoachviet.com đã thực hiện.

I. Ý TƯỞNG KINH DOANH

1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ hạt mè

Khái niệm

Hạt mè (tên gọi khác: hạt vừng, tên tiếng anh: sesami) là một cây được thuần hóa ở các vùng nhiệt đới khắp thế giới. Được trồng để lấy hạt ăn do hạt có hàm lượng chất béo và chất đạm cao. Hạt vừng chứa từ 38 đến 50% dầu. Ngoài ra hạt mè còn chứ nhiều vitamin, khoáng chất tự nhiên. Các hợp chất hữu cơ bao gồm canxi, sắt, magiê, phốt pho, mangan, đồng, kẽm, chất xơ, thiamin, vitamin B6, axit folic, protein, và tryptophan.

Công dụng

Hạt mè dù trắng hay đen đều có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe. Mè hạt có thể chữa trị một số chứng rối loạn thần kinh. Trong đó có chứng mất ngủ. Trong hạt mè rất giàu chất phytosterol và omega acid giúp ngăn chặn sự hấp thụ cholesterol từ thức ăn. Làm giảm các cholesterol “xấu” trong máu. Ngoài ra, hạt mè cũng chứa rất nhiều magiê và canxi. Đó là các vi chất dinh dưỡng tác dụng giảm huyết áp. Giảm tần suất và cường độ của những cơn đau đầu, đau nửa đầu. Làm giảm co thắt đường hô hấp đối với bệnh hen suyễn. Điều chỉnh giấc ngủ – đặc biệt là ở phụ nữ mãn kinh, những người thường xuyên bị rối loạn giấc ngủ. Canxi có trong hạt mè rất quan trọng đối với xương và có vai trò không nhỏ trong việc phòng ngừa bệnh loãng xương.

Thống kê sản lượng mè

Do có lượng dầu lớn nên hạt mè thường được dùng để sản xuất dầu. Dầu vừng là một loại dầu ăn tốt, ở xứ lạnh (như Hàn Quốc, Nhật Bản…) dầu vừng có ưu điểm hơn dầu ô liu vì nó khó đông đặc lại.

Vì những lợi ích cho sức khỏe và khả năng chịu hạn tốt nên mè được trồng ngày càng nhiều và nhu cầu tiêu thụ hạt mè cũng không ngừng gia tăng.

Ấn Độ, Trung Quốc, Nigeria là những quốc gia sản xuất hạt mè hàng đầu thế giới.

Tuy Ấn Độ và Trung Quốc đều là những quốc gia sản xuất hạt mè hàng đầu thế giới. Nhưng Trung Quốc lại chủ yếu phục vụ nhu cầu trong nước. Còn Ấn Độ thì lại chủ yếu sản xuất để xuất khẩu.

Ấn Độ hiện là nước xuất khẩu hạt mè hàng đầu thế giới. Tiếp theo là các nước Etiopia, Sudan. Trung Quốc, Liên Minh Châu Âu, Nhật Bản, Thổ Nhĩ Kỳ. Hàn Quốc là quốc gia nhập khẩu hạt mè đứng thứ 5 thế giới với khối lượng nhập khẩu hàng năm ở mức 70 đến 80 nghìn tấn. Hiện nay Hàn Quốc chủ yếu nhập khẩu hạt mè từ Ấn Độ, Trung Quốc, Pakistan.

2. Ý tưởng kinh doanh tạm nhập tái xuất sản phẩm nông nghiệp

Hiện nay Việt Nam đã ký hàng hoạt hiệp định thương mại tự do với các nước như: Việt Nam – Hàn Quốc (VKFTA); ASEAN – Trung Quốc (ACFTA); ASEAN – Ấn Độ (AIFTA); ASEAN – Hàn Quốc (AKFTA)…

STT Xuất nhập Mã HS Thuế suất
Thuế nhập khẩu hạt mè từ Ấn Độ về Việt Nam (AIFTA) 120740 5%
Thuế nhập khẩu hạt mè từ Ấn Độ đến Hàn Quốc (India-Korea CEPA) 120740 630%
Thuế xuất khẩu hạt mè từ Việt Nam đến Hàn Quốc (K-Asean FTA) 120740 504%
Thuế xuất khẩu bột mè từ Việt Nam đến Hàn Quốc (K-Asean FTA) 120890 0%
Thuế xuất khẩu bột mè từ Ấn Độ đến Hàn Quốc (India-Korea CEPA) 120890 3%
Thuế xuất khẩu dầu mè từ Việt Nam đến Hàn Quốc (K-Asean FTA) 151550 504%
Thuế xuất khẩu dầu mè từ Ấn Độ đến Hàn Quốc (India-Korea CEPA) 151550 630%

Thực tế chênh lệch thuế nhập khẩu bột mè của Hàn Quốc từ Việt Nam và Ấn Độ không đáng kể chỉ trong khoảng 3%. Nhập khẩu hạt mè từ Ấn Độ về Việt Nam. Sau đó chế biến thành bột mè xuất khẩu sang Hàn Quốc thì sẽ giảm được thuế nhập khẩu. Do chênh lệch thuế giữa nhập thô và nhập bột là 625%.

Vì thế chúng tôi sẽ xây dựng nhà máy chế biến hạt mè nhập khẩu từ Ấn Độ thành bột mè để xuất khẩu sang Hàn Quốc để tận dụng các ưu đãi và chênh lệch thuế quan.

II. MẪU KẾ HOẠCH KINH DOANH TÁI NHẬM TÁI XUẤT SẢN PHẨM NÔNG NGHIỆP

ke_hoach_tam_nhap_tai_xuat_me_den

Bài viết trên, Kehoachviet.com đã chia sẻ cho bạn mẫu kế hoạch kinh doanh tạm nhập tái xuất sản phẩm nông nghiệp mà chúng tôi đã thực hiện trong những năm gần đây. Hy vọng những mẫu kế hoạch này sẽ hữu ích đối với bạn!

Quý khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được tư vấn:

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN & ĐẦU TƯ KẾ HOẠCH VIỆT

Văn phòng:  23 Đường số 7 Cityland Park Hills, Phường 10, Quận Gò Vấp, TP.HCM
Hotline:        0903.349.539
Email:          contact@khv.vn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *