Khởi nghiệp có cần làm marketing? Khởi nghiệp nếu làm marketing quá tốn kém lấy nguồn lực nào để thực hiện…? Đó là những câu hỏi của người làm khởi nghiệp về marketing được chia sẻ trong chương trình HTV9 – Dự Báo Kinh Tế với chủ đề Khởi nghiệp và câu chuyện xây dựng thương hiệu.
1. Việc xây dựng thương hiệu ở các doanh nghiệp khởi nghiệp có tầm quan trọng như thế nào?
Trả lời:
Trong doanh nghiệp có 3 chức năng quan trọng là thiết kế sản phẩm/dịch vụ đến vận hành sản xuất và cuối cùng là tiếp thị bán hàng và phục vụ khách hàng.
Marketing là vấn đề cốt tử vì nó phụ thuộc bên ngoài còn hai nhiệm vụ trước đó là hướng bên trong. Marketing – brand – sales là 3 thành tố gắn với nhau chặt chẽ.
Marketing trả lời 3 câu hỏi lớn tại sao (why), bằng cách nào (how) và giải quyết cụ thể vấn đề gì (what).
Why: trả lời câu hỏi tại sao khách hàng khách hàng lại chọn thương hiệu để mua.
How: trả lời câu hỏi làm thế nào để sản phẩm/dịch vụ đem lại giá trị cho khách hàng.
What: và cuối cùng là cụ thể giải quyết vấn đề của khách hàng bằng cái gì, bằng sản phẩm/dịch vụ gì.
Đối với startup, công ty nhỏ & vừa thì việc làm marketing vô cùng quan trọng, vì theo phương pháp Lean startup (khởi nghiệp tinh gọn) thì chúng ta cần phải thiết kế sản phẩm rồi kiểm thử, sau đó điều chỉnh lại thiết kế sản phẩm, chế tạo sản phẩm và bán sản phẩm làm song song với nhau. Hơn nữa marketing, sales là nhiệm vụ rất quan trọng vì nguồn vốn từ khách hàng tức bán được hàng là nguồn vốn bền vững nhất để giúp cho doanh nghiệp tăng trưởng.
2. Việc xây dựng thương hiệu với các startup có thể sẽ gặp những khó khăn gì?
Trả lời:
Giai đoạn đầu khởi nghiệp gặp nhiều khó khăn: thị trường chưa tin tưởng sản phẩm, công ty còn non trẻ. Vì vậy, ngay từ đầu cần định hướng rõ ràng chiến lược kinh doanh. Hơn nữa, công ty khởi nghiệp cần tận dụng thương hiệu cá nhân của những người sáng lập để chuyển sang thương hiệu của công ty, từ đó thương hiệu của công ty sẽ được nhiều người đón nhận hơn.
Ngay từ đầu cần nghiên cứu thị trường, nghiên cứu khách hàng mục tiêu kỹ lưỡng để tạo ra sản phẩm/dịch vụ phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Ví dụ tại (XYZ) định vị rõ về khách hàng mục tiêu là các hộ kinh doanh cá thể, doanh nghiệp nhỏ & vừa ở 3 lĩnh vực là bán lẻ bán sỉ, là cafe, quán ăn, nhà hàng, là quán karaoke, bida và thêm nữa (XYZ) còn tạo ra phần mềm miễn phí vĩnh viễn dành tặng các cơ sở kinh doanh nhỏ.
Và hơn hết, việc làm marketing không phải là làm một lần, làm chỉ ngày một ngày hai mà cần tính liên tục và bền bỉ. Cho dù giai đoạn đầu công ty startup, doanh nghiệp nhỏ & vừa gặp muôn vàn khó khăn như nguồn vốn, nhân lực, thời gian… nhưng tuyệt đối không được đổ lỗi cho hoàn cảnh, bởi điều đơn giản là trong kinh doanh nếu bạn không tiến lên đồng nghĩa với việc bạn rơi về phía sau và thất bại mà thôi.
Theo ông Cao Trung Hiếu